ÔN TẬP HÌNH HỌC LỚP 6
A.LÝ THUYẾT
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CHỨNG MINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH HÌNH CHƯƠNG 1

1. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Do đó
Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta cần chứng ninh có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
2. Muốn chứng minh hai hay nhiều đường thẳng trùng nhau ta cần chứng minh chúng thẳng hàng.
3. Ba (hay nhiều) đường thẳng cùng đi qua một điểm gọi là ba (hay nhiều) đường thẳng đồng quy
Do đó để chứng minh nhiều đường thẳng đồng quy ta có thể xác định giao điểm của hai đường thẳng nào đó rồi chứng minh các đường thẳng còn lại đều đi qua điểm này.
4. a) Hai tia đối nhau là hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng. Do đó để chứng minh hai tia đối nhau ta phải chứng minh hai tia này phải thõa mãn hai điều kiện là chúng chung gốc và tạo thành một đường thẳng.
b) Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và có thêm ít nhất một điểm chung nữa khác điểm gốc
Chú ý: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì:
+ hai tia MA và MB đối nhau;
+ hai tia AM, AB trùng nhau; hai tia BM và BA trùng nhau
Về mặt hình ảnh để nhận dạng hai tia trùng nhau là chúng phải chung gốc và tia này nằm chồng lên tia kia.
c) Nếu hai tia OA và OB đối nhau thì gốc O nằm giữa hai điểm A và B
và ngược lại nếu điểm O nằm giữa hai điểm A và B thì hai tia OA và OB đối nhau.
5. a) Nếu điểm M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB và ngược lại,
Nếu AM + MB = AB thì Nếu điểm M nằm giữa A và B.
b) Nếu AM + MB  AB thì điểm M không nằm giữa A và B.
6. a) Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị dài)
b) Trên tia Ox, OM = a, ON = b,
Nếu a < b thì điểm M nẳm giữa hai điểm O và N

7. a) Trung điểm của đoạn thẳng là điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng và cách đều hai đầu đoạn thẳng đó
b) Nếu điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì AM = MB = 
c) Mỗi đoạn thẳng chỉ có duy nhất một trung điểm.
d) Để chứng minh M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta cần chứng minh:

II. CÁC CÂU HỎI TÁI HIỆN KIẾN THỨC CHƯƠNG II
Bài 1
1. Góc là hình như thế nào? Kí hiệu? Hình vẽ minh họa.
2. Thế nào là góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt?
3. Thế nào là hai góc phụ nhau; bù nhau; kề nhau, kề bù?
4. Khi nào thì
𝑥𝑂𝑦
𝑦𝑂𝑧
𝑥𝑂𝑧 ? Vẽ hình minh họa.
5. Thế nào là tia phân giác của một góc? Cách vẽ tia phân giác của một góc?
6. Tam giác ABC là hình như thế nào? (O; R) là hình như thế nào?
7. Nêu các cách chứng tỏ 1 tia nằm giữa hai tia? (đưa ra ví dụ minh họa)
Bài 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
1. Hình tạo bởi hai tia cắt nhau là một góc
2. Góc tù là một góc nhỏ hơn góc bẹt
3. Nếu tia Om là tia phân giác của
𝑥𝑂𝑦 thì
𝑥𝑂𝑚
𝑚𝑂𝑦

4. Nếu
𝑎𝑂𝑏
𝑏𝑂𝑐
thì Ob là tia phân giác của
𝑎𝑂𝑐

5. Góc vuông là góc có số đo bằng 900
6. Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.
7. Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA
8. Mọi điểm nằm trên đường tròn đều cách tâm một khoảng bằng bán kính.
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG
I. BÀI TẬP CHƯƠNG I:
Bài 1:Cho đường thẳng xy. Lấy điểm O  xy; điểm Axy và điểm B trên tia Ay (điểm B khác điểm A)
kể tên các tia đối nhau, các tia trùng nhau;
Kể tên hai tia không có điểm chung;
Gọi M là điểm di động trên xy. Xác định vị trí điểm M để cho tia Ot đi qua điểm M không cắt hai tia Ax, By.
Bài 2: Vẽ hai đường thẳng mn và xy cắt
nguon VI OLET