CHƯƠNG I : ESTE – LIPIT

Câu 1: Một este được tạo thành từ axit cacboxylic hai chức và ancol đơn chức có công thức tổng quát là:

A. RCOOR’       B. (RCOO)2R’         C. R(COO)2R’    D. R(COOR’)2

Câu 2: Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm nhiệt độ sôi của các chất sau:

(1) C4H9OH;  (2)C3H7OH; (3)  CH3COOC2H5 ; (4)CH3COOCH3

A. (3)>(4)>(2)>(1)      B. (4)>(3)>(2)>(1)       C. (1)>(2)>(3)>(4)        D. (3)>(4)>(1)>(2)

Câu 3: Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H6O2. Cả X và Y đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y là:

A. HCOOC2H5 và C2H5COOH       B. CH3COOCH3 và HOCH2CH2CHO  

C. CH3COOCH3 và C2H5COOOH         D. CH3COOCH3 và HCOOC2H5

Câu 4: Metyl acrylat không phản ứng được với chất  hoặc dung dịch nào sau đây?

A. Br2 trong CCl4      B. dung dịch HCl   C. dung dịch NaOH    D. Na kim loại

Câu 5: Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđehít? ( không tính đồng phân lập thể).

A. 1    B. 2    C. 3   D. 4

Câu 6: Xà phòng được tạo ra bằng cách đun nóng chất béo với:

A. NaOH   B. H+, H2O   C. H2 (Ni, t0 )  D. H2SO4 đậm đặc

Câu 7: Chọn este khi bị thủy phân  cho hai chất hữu cơ đều mang nhóm –CHO.

A. C3H6O2   B. C4H6O2             C. C3H6O2 và C4H6O2          D. C4H6O2 và C4H8O2

Câu 8: Chất nào sau đây có tên gọi là vinyl axetat?

A. CH2=CH-COOH3  B. CH3COO-CH=CH2 C. CH3COOC2H5 D. CH2=C(CH3)-COOCH3

Câu 9. Chọn câu sai:

A. Este có nhiệt độ sôi thấp vì giữa các phân tử este không có liên kết hiđro.

B.  Khi thay H ở nhóm cacboxylic bằng một gốc hiđrocacbon thì được este.

C. Dẫn xuất của axit cacboxylic là este.

D. Các este thường là những chất lỏng, nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ.

Câu 10. Số đồng phân có cấu tạo đơn chức ứng với CTPT C3H6O2 là:

A. 1    B. 2    C.3    D. 4

Câu 11. Có bao nhiêu chất có CTPT là C2H4O2 có thể cho phản ứng tráng bạc.

A. 1   B. 2    C.3     D. 4

Câu 12. Sản  phẩm của phản ứng thủy phân metyl  axetat có 3,2 gam ancol metylic. Biết rằng hiệu suất củ phản ứng nạy là 80%. Khối lượng của metyl axetat đem thủy phân là bao nhiêu ?

A. 11 gam   B. 9,25 gam   C. 7,4 gam  D. 5,92 gam

Câu 13:  Đun nóng 10,56 gam một este có CTPT la C4H8O2 trong 150 ml dung dịch NaOH 1M. cô cạn dung dich sau phản ứng, thu được 9,36 gam chất rắn khan . công thức cấu tạo của este là:

A. C2H5COOCH3  B. CH3COOC2H5  C. CH2=CH-COOCH3 D. HCOOC3H7.

Câu 14:  Thủy phân một este lớn đơn chức bằng NaOH. Sau phản ứng, thu được một muối và một ancol. Tỷ lệ phần trăm khối lượng của Na trong muối là 24,46%. este đem thủy phân là :

A.C2H5COOC2H5 B. C2H5COOCH=CH2 C. CH2=CHCOOC2H5           D. CH2=CH-CH2COOCH3.

Câu 15:  Thủy phân một este X thu được muối Y và ancol Z . Biết tỉ khối hơi của Z so với He là 15. Chất Y không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Sản phẩm của phản ứng oxi hóa Z bằng CuO (đun nóng) cho phản ứng tráng bạc. Chất nào sau đay thỏa điều kiện của X ?.

A.HCOOC2H5  B. CH3COOCH2CH2CH3 C. CH3COOCH(CH3)2 D. HCOOCH2CH2CH3.

Câu 16: Để thủy phân hoàn toàn 4,64 gam một este đơn chức A thì cần 40 ml NaOH 1m. Sau phản úng, thu được muối B và ancol C. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol C thì thu được 22,4 lít CO2 (đktc).CTCT đúng của A là:

A. HCOOC5H11          B. C3H7COOC2H5  C. C2H5COOC3H7  D. C2H5COOC2H5.

Câu 17: Hai este X và Y  là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. Để  xà phòng hóa 33,3 gam hỗn hợp A chứa X và Y cần dùng 450 ml NaOH 1M. Sau phản ứng , thu được m gam muối và hỗn hợp B gồm hai ancol. Biết rằng = 36,67, giá trị của m là:

A. 28,6 gam    B. 14,3 gam   C. 34,8 gam   D. 57,2 gam

Câu 18: Cho 26,4 gam hỗn hợp X gồm C3H7COOH và este có CTPT la C4H8O2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch naoh thì thu dược 20,6 gam muối. Công thức cấu tạo của este là:             

A. HCOOC2H5  B.C2H5COOCH3   C. CH3COOC2H5  D. HCOOC3H7.

Câu 19 : Cho 45 gam axit axetit tác dụng với 60 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc . Hiệu suất của phản ứng là 80% . Khối lượng etyl axetat tạo thành là :

A. 52,8 gam   B. 66 gam    C.70,4 gam   D. 88 gam

Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 2,2 gam một este A no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH  thì thu được 2,4 gam muối. Tên gọi của A là:

A. metyl propionat  B. etyl axetat   C. propyl fomiat  D. isopropyl fomiat

   

Trang  1


                                                 

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 18,5 gam một este B thì thu được 33 gam CO2 13,5 gam H2O. Tên gọi  của A là :

A. vinyl axetat   B. etyl axetat   C. etyi propionat  D. etyl fomiat

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp chứa  ba este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình chứa một lượng dư nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm 6,2 gam. Khối  lượng dung dịch trong bình sau phản ứng thay đổi  như thế nào ?.

A. Tăng 6,2 gam  B. Giảm 6,2 gam  C. Tăng 1,8 gam       D. Giảm 3,8 gam

Câu 23: Chọn thuốc thử có thể phân biệt được ba chất lỏng sau: axit axetic, phenol, etyl acrylat.

A. Qùy tím   B. CaCO3   C. Dung dịch NaOH   D. Dung dịch Br2

Câu 24:  Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este no, đơn chức, mạch hở, cần dùng 3,24  lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 48,4 gam khí CO2 . Gía trị của m là:

A. 68,2 gam    B. 25 gam   C. 19,8 gam   D. 43 gam

Câu 25: Nếu đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit RCOOH  và R’COOH thì thu được tối đa  bao nhiêu triglixerit ?

A. 2    B. 3    C. 6    D. 9

Câu 26:  Để trung hòa 5,6 gam một chất béo không tinh khiết có lẫn axit cacboxylic tự do cần dùng 6 ml dung dịch KOH 0,1 M . Chỉ số axit của chất béo này là:

A. 5    B. 6    C. 7    D. 8

Câu 27: Để thủy phân hoàn toàn 18,36 gam một este đơn Chức A cần dùng 120 ml dung dịch NaOH 1,5 M.  Biết rằng sản phẩm của phản ứng không có khả năng cho phản ứng tráng bạc và trong sản phẩm có ancol bậc II . Muối tạo thành  sau phản ứng có công thức là:

A . C2H5COONa  B. HCOONa   C. CH3COONa      D. C3H7COONa.

Câu 28: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là

  A. CH3OCO-CH2-COOC2H5.    B. C2H5OCO-COOCH3.

  C. CH3OCO-COOC3H7.     D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.

Câu 29: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

  A. 4.   B. 2.   C. 5.   D. 3.

Câu 30: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thuỷ phân trong môi trường axit thu được

axetanđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là

 A. CH2=CH-COO-CH3.  B. HCOO-C(CH3)=CH2.  C. HCOO-CH=CH-CH3.   D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 31: Thủy phân este có công thức phân tử C4H8O2 (với xúc tác axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy chất X là

 A. rượu metylic.  B. etyl axetat.  C. axit fomic.   D. rượu etylic.

Câu 32: Cho sơ đồ phản ứng:

  (1) X + O2    axit cacboxylic Y1. (2) X + H2    ancol Y2.

  (3) Y1 + Y2 Y3 + H2O. Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là

 A. anđehit acrylic. B. anđehit propionic. C. anđehit metacrylic. D. andehit axetic.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là

 A. 2. B. 5. C. 6.    D.4.

Câu 34: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4.    B. 6.    C. 5.    D. 3.

Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

 C3H4O2 + NaOH → X + Y;    X + H2SO4 loãng → Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là:

 A. HCHO, CH3CHO.  B. HCHO, HCOOH.   C. CH3CHO, HCOOH.   D. HCOONa, CH3CHO.

Câu 36: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là

 A. metyl fomiat.  B. etyl axetat.  C. n-propyl axetat.  D. metyl axetat.

Câu 37 : Thuỷ phân hoàn toàn 0,2 mol một este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là

 A. HCOOH và C2H5COOH.  B. HCOOH và CH3COOH.

 C. C2H5COOH và C3H7COOH.  D. CH3COOH và C2H5COOH.

Câu 38: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là

 A. 8,56 gam.  B. 3,28 gam.  C. 10,4 gam.  D. 8,2 gam.

   

Trang  1


                                                 

Câu 39: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là

 A. 4. B. 5. C. 6.    D. 2.

Câu 40: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là:

A. CH3COOC(CH3)=CH2.  B. HCOOC(CH3)=CHCH3.

C. HCOOCH2CH=CHCH3.  D. HCOOCH=CHCH2CH3.

Câu 41: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

A. 0,72.  B. 0,48. C. 0,96.   D. 0,24.            

Câu 42: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 17,80 gam.   B. 18,24 gam.   C. 16,68 gam.   D. 18,38 gam.

 

     CHƯƠNG II :    CACBOHYDRAT

 

Câu 1 : Cacbohidrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là :

A.CnH2nOn        B.(C6H10O5)n       C. (C12H22O11)n    D. Cn(H2O)m

Câu 2. Chất nào sau đây còn được gọi là đường nho?

A. Glucozơ   B. Fructozơ   C. Saccarozơ   D. Mantozơ

Câu 3. Glucozơ có trong máu người với một tỉ lệ không đổi là:

      A. 0,01%   B. 0,1%  C. 1%   D. 10%

Câu 4. Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm dần độ ngọt của các chất:

A. Glucozơ, fructozơ, Saccarozơ                B. Saccarozơ, Glucozơ, fructozơ

C. Saccarozơ, fructozơ, Glucozơ                D. Fructozơ, Saccarozơ, Glucozơ

Câu 5. Glucozơ thể hiện tính oxy hóa khi phản ứng với chất nào sau đây?

A. [Ag(NH3)2OH]         B. Cu(OH)2/NaOH, t0            C. H2 (Ni, t0)    D. Cu(OH)2

Câu: 5 : Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucôzơ tồn tại ở dạng mạch vòng ?

A. Glucôzơ + (CH3CO)2O      B. Glucôzơ + H2 (Ni, to)

C. Glucôzơ + Cu(OH)2/NaOH, t0     D. Glucôzơ + CH3OH/ HCl

Câu 6: Có bốn lọ dựng mất nhãn dựng riêng biệt bốn chất sau : butanal, butan –ol, glucôzơ, glixerol. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được bốn chất trên ?

A. [ Ag(NH3)](OH)2        B. Na kim loại       C.  Br2/ CCl4        D.Cu(OH)2/ NaOH

Câu 7: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?

A. Saccarozơ và Mantozơ B. Fructozơ và Glucozơ    C. Saccarozơ và Glucôzơ     D. Fructozơ và Mantozơ

Câu 8. Hợp chất nào sau đây có phản ứng màu với iot?

A. Glucozơ   B. Saccarozơ   C. Xenlulozơ   D. Tinh bột

Câu 9. Glucozơ thể hiện tính chất nào sau đây?

(1) Poliancol   (2) Anđehít   (3) Axít   (4) Xeton

A. (1), (4)      B. (2), (3)   C. (1), (2)    D. (1), (2), (3)

Câu 10. Cho 216 gam glucozơ phản ứng vừa đủ với kali thì thể tích khí hiđro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là:

A. 5,6 lít   B. 11,2 lít   C. 56 lít  D. 67,2 lít

Câu 11. Các nhóm thuộc nhóm monosaccarit là:

A. Glucozơ, Saccarozơ B. Glucozơ, Fructozơ     C. Saccarozơ, Mantozơ      D. Xenlulozơ, tinh bột

Câu 13. Công thức cấu tạo dạng mạch hở của Glucozơ là:

A. CH2OH[CHOH]4CH2OH         B. CH2OH[CHOH]3COCH2OH

C. CH2OH[CHOH]4COOH         D. CH2OH[CHOH]4CHO

Câu 14. Các chất đều cho phản ứng tráng bạc là:

A. Glucozơ, Mantozơ, Fructozơ                   B. Glucozơ, Mantozơ, Saccarozơ

C. Glucozơ, Fructozơ, Xenlulozơ                  D. Fructozơ, Mantozơ, Saccarozơ

Câu 15. Để phân biệt glucozơ và etanal ta dùng cách nào sau đây?

A. Cho phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

B. Đem thực hiện phản ứng tráng bạc

C. Đun nóng với Cu(OH)2 trong NaOH

D. Cho tác dụng với vôi sữa.

Câu 16. Để phân biệt Glucozơ và Glixerol ta dùng cách nào sau đây?

A. Cho phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng

B. Đem thực hiện phản ứng tráng bạc

   

Trang  1


                                                 

C. Cho tác dụng với natri kim loại

D. Đem đun nóng với hiđro có niken làm xúc tác.

Câu 17. Glucôzơ bị oxy hóa khi phản ứng với chất nào sau đây?

(1) H2 (Ni, t0)       (2) [Ag(NH3)2]OH     (3) Cu(OH)2         (4) CH3OH/HCl     (5) Cu(OH)2/NaOH, t0

A. (1)    B. (2), (5)   C. (1), (4)           D. (2), (3), (5)

Câu 18. Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ, ta dùng phản ứng nào Sau đây?

A. Phản ứng tráng bạc       B. Phản ứng màu với iot

C. Phản ứng thủy phân      D. Phản ứng với HNO3

Câu 19: Hợp chất nào sau đây có nhiều trong vỏ bào, mùn cưa ?

A. Xenlulzơ   B. Saccarozơ    C. Mantozơ   D. Fructozơ

Câu 20 : Cho 112,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 5% . Khối lượng ancol etylicbthu được là:

A. 21,85 kg  B. 43,7 kg   C. 48,3 kg   D. 65,55kg

Câu 21: Cho lên men m gam glucozơ để tạo ra ancol etylic. Dẫn toàn bộ lượng khí  cacbonic sinh ra sau phản ứng qua một lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì thu được 30 gam kết tủa. Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt  80%. Giá trị của m là :

A. 43,2 gam  B. 33,75 gam   C. 27 gam   D. 21,6 gam.

Câu 22: Khối lượng Xenlulozơ cần dùng dể điều chế 69 gam ancol etylic là bao nhiêu ?. Biết rằng hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 75%.

A. 91,12 gam  B. 121,5 gam  C. 162 gam  D. 243 gam

Câu 23: Thủy phân 60,75 gam một loại mùn cưa có 80% Xenlulozơ, lấy toàn bộ lượng glucozơ thu được sau phản ứng cho lên men rược. Khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu nếu hiệu suất của cả quá trình là 60% ?.

A. 16,56 gam  B. 27,6 gam   C. 162 gam  D. 13,8 gam

Câu 24: Cho 27 gam Glucozơ phản ứng hoàn toàn với một lượng dư phức bạc amoniac . Khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi như thế nào.

A. Tăng 27 gam B. Giảm 5,4 gam             C. Tăng 10,8 gam  D. Giảm 10,8 gam.

Câu 25 :  Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là

A.0,090 mol.  B. 0,095 mol.  C. 0,12 mol.  D. 0,06 mol.

Câu 26:  Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là

A. 405.   B. 324.   C. 486.   D.297.

Câu 27 :  Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 90%.   B. 10%.   C. 80%.   D. 20%.

Câu 28 :  Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít rượu (ancol) etylic 46º là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)

A. 5,4 kg.   B. 5,0 kg.   C. 6,0 kg.   D. 4,5 kg.

Câu 29:  Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là

A. 2,97 tấn.  B. 3,67 tấn.  C. 2,20 tấn.  D. 1,10 tấn.

Câu 30:  Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là

A. 42 kg.   B. 10 kg.   C. 30 kg.   D. 21 kg.

Câu 31: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20 %)

A. 55 lít.   B. 81 lít.   C. 49 lít.   D. 70 lít.

Câu 32: Trong số các nguyên liệu tự nhiên sau dùng để điều chế các hợp chất hữu cơ, nguồn nguyên liệu nào là có thể tái tạo được để sử dụng lâu dài?

A. Dầu mỏ  B. Khí thiên nhiên C. Đá vôi, than đá D. Xenlulozơ

Câu 33:  Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là

 A. 2,25 gam.   B. 1,80 gam.   C. 1,82 gam.   D. 1,44 gam.

Câu 34: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol (rượu) etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 550.   B. 810.    C. 650.    D. 750.

   

Trang  1

nguon VI OLET