PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN


ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2016 - 2017
Môn: Hóa học.
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)


Câu I. (1,75 điểm).
1. Chỉ được dùng thêm H2O và CO2 hãy phân biệt 5 chất bột màu trắng đựng trong các lọ riêng rẽ: NaCl; Na2CO3; Na2SO4; BaCO3; BaSO4.
2. Chất khí A được tạo bởi nguyên tố R và hidro có công thức RH4, trong đó R chiếm 87,5% khối lượng. Đốt cháy A trong oxi dư thu được chất rắn B. Cho B tác dụng lần lượt với: axit HF; NaOH (đặc, nóng) và Na2CO3 (đặc, nóng). Hãy xác định A, B và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu II. (2,0 điểm).
1. Nung nóng hỗn hợp gồm: CuO, Fe2O3, CaO và C dư ở nhiệt độ cao (trong chân không) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn X và khí Y. Cho hỗn hợp chất rắn X vào nước dư thu được chất rắn Z, dung dịch G và khí H. Hòa tan Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
2. Chất A có công thức (CH)n. Biết 1 mol A có thể phản với ứng tối đa với 4 mol H2 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch. Xác định công thức cấu tạo của A. Biết A là hợp chất có trong chương trình THCS
Câu III. (1,0 điểm).
Có một hỗn hợp gồm Cu, Cu(OH)2 và CuCO3 (trong đó số mol của 2 hợp chất bằng nhau) được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan trong 100ml dung dịch H2SO4 loãng, nồng độ 20% (d = 1,14g/ml) được lấy dư, khi đó thấy thoát ra 0,896 lít khí CO2 (đktc). Nung nóng phần thứ 2 trong không khí, sau khi phản ứng xong, để nguội đem sản phẩm thu được thực hiện thí nghiệm như phần 1. Cả 2 dung dịch thu được sau thí nghiệm đem làm lạnh đến nhiệt độ t1oC. Khi đó từ dung dịch thứ 2 tách ra 9,75 gam CuSO4.5H2O.
a) Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra từ thí nghiệm ở phần thứ 1.
b) Tính số gam Cu có trong hỗn hợp ban đầu. Cho biết t1oC, độ tan của CuSO4 là 12,9 gam trong 100 gam nước.
Câu IV. (1,25 điểm).
Hỗn hợp khí A gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Dẫn m gam hỗn hợp A đi qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn B cần dùng vừa đủ V lít O2, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng dung dịch giảm 21,45 gam so với dung dịch ban đầu. Nếu dẫn B vào dung dịch Br2 dư thì thấy có 24g Br2tham gia phản ứng.
Mặt khác: 11,2 lít A làm mất màu tối đa 800ml dung dịch Br2 0,5M. Biết tất cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc.
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính m, V?
2. Tính tỉ khối của B so với khí metan
Câu V.(1,0 điểm).
Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol este no đơn chức bằng 28 gam dung dịch MOH 20% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm, thu được 27 gam chất lỏng X và 9,8 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y thu được V lít CO2 (đktc), H2O và 7,42 gam một muối duy nhất. Tìm công thức của este và tính giá trị V.
Câu VI. (2,0 điểm).
Cho 5,15 gam hỗn hợp bột A gồm Zn và Cu vào 140 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng xong, được 15,76 gam hỗn hợp hai kim loại và dung dịch B. Chia dung dịch B thành hai phần bằng nhau. Thêm một lượng dư dd KOH vào phần thứ nhất, được kết tủa. Lọc lấy kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, được m gam chất rắn.
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.
2. Cho bột Zn tới dư vào phần thứ hai của dung dịch B, thu được dung dịch D. Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch D, được 2,97 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu VII
nguon VI OLET