PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: HÓA HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 02 trang)
Ngày thi 03 tháng 03 năm 2015

Câu 1 (2,0 điểm):
1. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho 7 chất đó lần lượt tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 7 chất khí khác nhau. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
2. Cho hỗn hợp bột gồm: BaCl2, NaCl, MgCl2. Trình bày phương pháp để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp đó sao cho khối lượng mỗi chất không thay đổi. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
3. Cho benzen vào ống nghiệm đựng nước cất, lắc kĩ rồi để yên. Sau đó cho tiếp dung dịch brom loãng vào ống nghiệm đó, lắc kĩ rồi để yên. Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
Câu 2 (2,0 điểm):
1. Cho hỗn hợp X gồm Ca và CaC2 vào nước dư được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp khí Y qua bình chứa Ni nung nóng được hỗn hợp khí Z gồm 4 chất. Cho hỗn hợp khí Z qua bình đựng dung dịch Br2 dư, rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí thoát ra khỏi bình. Viết các phương trình hoá học xảy ra trong các thí nghiệm trên.
2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết 3 hỗn hợp riêng biệt gồm các chất sau ở dạng bột: (Fe và FeO) ; (Fe và Fe2O3) ; (FeO và Fe2O3). Viết các phương trình hóa học xảy ra.
3. Có khí thiên nhiên, các chất vô cơ và các điều kiện cần thiết. Hãy viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) điều chế: C2H6, Br2CH -CHBr2, (CH2-CHCl)n
Câu 3 (2,0 điểm):
1. Cho từ từ dung dịch A chứa x mol HCl vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau khi cho hết A vào B được dung dịch C. Hỏi trong dung dịch C có những chất tan nào? Bao nhiêu mol (tính theo x, y)? Nếu x = 2y thì pH của C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để khí thoát ra hết?
2. X, Y, Z là ba chất hữu cơ. Biết rằng:
- Trong công thức phân tử: X chứa C , H; Y chứa C, H, O; Z chứa C, H, N.
- Trong công thức cấu tạo: X,Y, Z chỉ có các liên kết đơn; số liên kết có trong X,Y, Z lần lượt là 9 ; 8 ; 9 .
Xác định công thức cấu tạo của X,Y, Z.
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Cho 26,91 gam kim loại M vào 700 ml dung dịch AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được V lít H2 (đktc) và 17,94 gam kết tủa. Xác định kim loại M và tính V.
2. Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit: Al2O3, CuO và K2O. Tiến hành các thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Nếu cho hỗn hợp A vào nước dư, khuấy kĩ thấy còn 15 gam chất rắn không tan.
Thí nghiệm 2: Nếu cho thêm vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 50% lượng Al2O3 trong A ban đầu rồi lại hoà tan vào nước dư. Sau thí nghiệm còn lại 21 gam chất rắn không tan.
Thí nghiệm 3: Nếu cho vào hỗn hợp A một lượng Al2O3 bằng 75% lượng Al2O3 trong A, rồi lại hoà tan vào nước dư, thấy còn lại 25 gam chất rắn không tan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. Một hỗn hợp Y gồm C2H6, C2H2, và CH2=CH-CH3. Đốt cháy hết 12,4 gam Y thì thu được 14,4 gam nước, mặt khác nếu cho 11,2 lít Y (ở đktc) đi qua nước Br2 thì làm mất màu tối đa 800 ml dung dịch Br2 10% (D = 1,25 g/ml). Xác định phần trăm về thể tích các chất trong Y.
2. Đốt cháy hoàn toàn 0,324 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa 380 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05 M thấy kết tủa bị tan một phần đồng thời khối lượng bình tăng 1,14 gam. Mặt khác, nếu dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào 220 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì thu
nguon VI OLET