UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 -2016
MÔN: HÓA HỌC
( Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề )


Câu 1 ( 2,0 điểm).
1. Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với kim loại tạo ra chất rắn C. Hoà tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng axit mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo kết tủa với bari clorua và bạc nitrat. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình thu được khí F và chất lỏng G. Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
2. a. Tinh chế khí NH3 có lẫn khí N2, H2.
b. Tinh chế NaCl có lẫn Na2HPO4, Na2SO4
 

Câu 2 ( 2,0 điểm).
1. Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, O2, H2, NO, N2, SO2, NH3, CH4 giải thích. Mỗi khí điều chế được, hãy chọn một cặp chất A và B thích hợp và viết phản ứng điều chế chất khí đó?


 2. Phân tử M có công thức YX2, cấu tạo từ nguyên tử của hai nguyên tố X, Y. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong phân tử M bằng 96 hạt. Hạt nhân nguyên tử X, Y đều có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Trong bảng tuần hoàn hóa học, hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì nhỏ liên tiếp. Xác định công thức phân tử M.
Câu 3 ( 2,0 điểm).
1. Cho 316,0 gam dung dịch một muối hiđrocacbonat (A) 6,25% vào dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam muối sunfat trung hoà. Mặt khác cũng cho lượng dung dịch muối hiđrocacbonat (A) như trên vào dung dịch HNO3 vừa đủ, rồi cô cạn từ từ dung dịch sau phản ứng thì thu được 47,0 gam muối B. Xác định A, B.
2. Hợp chất M được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học. Nung 24,5 gam M thu được chất rắn B và 6,72 lít đơn chất khí A (đktc). Cho toàn bộ khí A tác dụng hết với 13,5 gam Al thu được 23,1 gam hỗn hợp chất rắn D. Cho toàn bộ chất rắn B vào dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa; nung kết tủa thu được 21,6 gam Ag. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức của hợp chất M.
Câu 4 ( 2,0 điểm). Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg, cho 1,29 gam A vào 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,47 gam chất rắn B và dung dịch C, lọc lấy dung dịch C rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thu được 11,65 gam kết tủa.
1. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 và khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp A.
2. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, lấy kết tủa D đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tìm giá trị của m.
Câu 5a (2,0 điểm). (Dành cho học sinh THCS Yên Lạc) Hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào 320 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M thu được dung dịch Y và m gam chất rắn. Nếu hòa tan hết 31,36 gam hỗn hợp trên trong 147 gam dung dịch HNO3 60% (dùng dư) thu được dung dịch Z (không chứa NH4NO3). Cho 700 ml dung dịch KOH 2M vào dung dịch Z. Lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc sau đó nung tới khối lượng không đổi thu được 114,36 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. Tính m và nồng độ mol các chất trong dung dịch Y, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
2. Tính nồng độ % của các chất có trong dung dịch Z.
Câu 5b (2,0 điểm). Dành cho học sinh các trường khác THCS Yên Lạc. Biết A là chất rắn khan. Cho m gam A vào dung dịch HCl 10% khuấy đều được dung dịch B, (ở đây không thấy tạo kết tủa hoặc chất bay hơi). Trong dung dịch
nguon VI OLET