UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút.
(Đề thi gồm :5 câu, 01 trang)

Câu 1 (2 điểm)
1. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ là tính trạng trội hoàn toàn, hoa trắng là tính trạng lặn. Muốn xác định kiểu gen của cây đậu Hà Lan hoa đỏ là thuần chủng hay không thuần chủng ta làm thế nào?
2. Ở một loài thực vật, phép lai P: AaBbdd x aaBbDd thu được F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
a. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình ở F1.
b. Tính tỉ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn ít nhất về 2 tính trạng trong số 3 tính trạng trên.
Câu 2 (2 điểm)
1. Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
2. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.
3. Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm)
1. Nêu nguyên tắc cấu tạo của ADN? Đặc điểm nào của ADN giúp nó thực hiện được các chức năng di truyền?
2. Một gen có tích % giữa G với 1 loại nuclêôtit khác nhóm bổ sung bằng 5,25%. Trên mARN được tổng hợp từ gen này có Am = 40%, Xm = 18%. Hãy xác định:
a. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mARN.
Câu 4 (2 điểm)
1. Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Có 4 tế bào mầm (2n) nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau để tạo ra các tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào đều phát triển thành các tinh bào bậc 1 và giảm phân bình thường để tạo ra các tế bào con. Các tế bào con đều phát triển thành tinh trùng, trong các tinh trùng mang NST giới tính X có tổng số 1024 NST đơn.
a. Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào mầm ban đầu.
b. Nếu 6,25% số tinh trùng mang NST Y và 3,125% số tinh trùng mang NST X tham gia thụ tinh với các trứng thì sẽ tạo được bao nhiêu con đực, con cái?
2. Một tế bào sinh tinh của động vật mang kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử? Là những loại giao tử nào?
Câu 5 (2 điểm)
Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và không xảy ra hiện tượng đột biến.
1. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F1.
2. Khi cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào?
3. Cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2?
---------------HẾT---------------
Họ và tên thí sinh:................................................................. số báo danh................................
Giám thị 1:.............................................................. giám thị 2..................................................

UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 120 phút.
( Hướng dẫn chấm gồm có 5 trang)

Câu 1 (2 điểm)
1. * Dùng phép lai phân tích: Lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng:
- Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cây hoa đỏ đem lai là thuần chủng.
Sơ đồ minh họa: P: AA (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng)
F1: Aa (100% Hoa đỏ)
- Nếu kết quả phép lai phân tính thì cây hoa đỏ đem lai là không thuần chủng.
Sơ đồ minh họa: P: Aa (Hoa đỏ) x aa (Hoa trắng)
F1: 1Aa (1 Hoa đỏ) : 1aa (1 Hoa trắng)
* Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn
+ Nếu F1 đồng tính thì kiểu gen của tính trạng hoa đỏ là thuần chủng.
+ Nếu F1 phân tính theo tỉ lệ 3 : 1 thì kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là không thuần chủng.
P : AA x AA -> F1 : 100% AA (100% hoa
nguon VI OLET