PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 8
Năm học: 2012-2013
Môn: Lịch sử 8
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi này gồm 01 trang




I. Lịch sử thế giới (3,5 điểm
Câu 1. (1 điểm)
Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại nổ ra đầu tiên ở Mĩ?
Câu 2. (2,5 điểm).
Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Điểm giống và khác nhau trong nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai?
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (6,5 điểm).
Câu 3. (2,5 điểm).
Pháp có âm mưu gì khi mở cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858? Chúng đã thất bại như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh”?
Câu 4. (2,5 điểm).
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách đó. Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách?
Câu 5. (1,5 điểm).
Những hoạt động yêu nước của Phan Bội Châu trong phong trào Đông du (1905-1909)?

----------------HẾT-----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh...................................................................SBD:..................
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
KÌ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6, 7, 8
NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: Lịch sử.
(HDC này gồm 03 trang)


 Câu 1: ( 1 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng hoảng thừa .Nước Mĩ là nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất trong thời kì này nên khủng hoảng nổ ra đầu tiên
0.5

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng
hoảng cơ cấu của chủ nghĩa tư bản . Nước Mĩ là nước tư bản chủ nghĩa đi đầu trong quá trình công nghiệp hóa nên khủng hoảng cũng bắt đầu từ đây
0.25

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là một cuộc khủng
hoảng của hệ thống chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Nước Mĩ là nước có sự liên kết toàn cầu cao nhất nên khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ
0.25

Câu 2: ( 2.5 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm

* Nguyên nhân (1 điểm):
- Do sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các nước đế quốc làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi. Mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tiếp tục nảy sinh sau chiến tranh thế giới một, dẫn đến chiến tranh bùng nổ giữa các nước đế quốc nhằm phân chia lại thế giới.


0,25




- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) làm cho những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
0,5



- Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau: khối Anh-Pháp-Mĩ và khối phát xít Đức-Italia-Nhật. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Lxô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
0,5



- Chính sách thoả hiệp, nhượng bộ của các nước Anh-Pháp-Mĩ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. đã tạo điều kiện để phát xít Đức, Italia, Nhật châm ngòi cho chiến tranh thế giới 2 bùng nổ.
0,25

* Tính chất (0,5 điểm):
- Trước khi Liên Xô tham chiến: Là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa...

0,25


- Sau khi Liên Xô tham chiến: Là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ Tổ quốc, chống phát xít.
0,25

* Điểm giống và khác nhau...(1 điểm):
- Giống: Cả 2 cuộc chiến tranh đều nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề phân chia thị trường và thuộc địa.

0,25


- Khác: Chiến tranh thế giới 2 còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô - Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.
0,25



nguon VI OLET