UBND huyện Kinh Môn
Phòng Giáo dục và Đào tạo
đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Năm học: 2014-2015
(Thời gian làm bài: 120 phút)
Đề thi gồm 01 trang

Câu 1: (2,0 điểm)
Phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã phát triển theo những xu hướng nào? Đại diện tiêu biểu của những xu hướng ấy là ai? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa các xu hướng cứu nước đó.
Câu 2: (2,0 điểm)
Hãy nêu những cơ sở để hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sự hợp tác về kinh tế, chính trị và quân sự giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa diễn ra như thế nào?
Câu 3: (3,0 điểm)
Tại sao nói: “Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam áThời cơ và thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN. Trước những tham vọng và hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay, các nước ASEAN cần phải làm gì?
Câu 4: (3,0 điểm)
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được sự phát triển “thần kì" như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển đó? Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm gì từ Nhật Bản để vận dụng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay?



Họ và tên thí sinh………………………………………Số báo danh
Chữ kí giám thị 1Chữ kí giám thị 2


Hướng dẫn chấm thi môn lịch sử 9
Năm học 2014-2015
H/S cần trình bày được những vấn đề cơ bản sau:
Câu
Phần nội dung
Điểm

1
2.0 đ
- Phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển theo hai xu hướng: Bạo động vũ trang và xu hướng cải cách văn hoá xã hội (bất bạo động)
0.25


- Đại diện tiểu biểu:
+ Phan Bội Châu tiêu biểu cho xu hướng bạo động vũ trang.
+ Phan Châu Trinh đại diện cho xu hướng bất bạo động (cải cách văn hoá xã hội)
0.25


* Điểm giống nhau:
- Đều nhằm mục đích cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức thống trị của phong kiến và đế quốc, xây dựng nước Việt Nam độc lập hùng cường…
0.25


- Hai xu hướng này đều theo tư tưởng mới "dân chủ tư sản", vì đều chịu ảnh hưởng của Nhật Bản, Trung Quốc và tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu…
0.25


* Khác nhau:
- Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu: Lập Hội Duy Tân, chủ trương tập hợp lực lượng, bạo động vũ trang đánh Pháp, lập ra một nước Việt Nam độc lập. Cầu viện Nhật Bản, vận động thanh niên yêu nước tham gia vào phong trào Đông du...
0.5


- Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh: Chủ trương bất bạo động, dựa vào Pháp để đánh phong kiến. Đòi Pháp cải cách chế độ cai trị. Thực hiện cuộc vận động duy tân, mở trường dạy học, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá hủ tục phong kiến, cổ động mở mang công thương nghiệp...
0.5

2
2.0 đ
* Cở sở hình thành
0.5


- Liên Xô, các nước Đông Âu, Trung Quốc…đều có chung mục tiêu xây dựng CNXH
0.25


- Cùng chung hệ tư tưởng của CN Mác-Lê nin và đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản
0.25


* Biểu hiện hợp tác
1.5


- Về kinh tế:
+ Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập.
+ Sự tham gia của: Liên Xô, các nước Đông Âu, Mông Cổ, Cu Ba, Việt Nam nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN...
0.25

0,5


- Về chính trị, quân sự:
+ Năm 1955, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va...
+ Đây là một liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị, nhằm bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH; duy trì hoà bình an ninh của châu Âu và thế giới...

0.
nguon VI OLET