PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 01 trang


Câu 1. (6,0 điểm)
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nêu những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, quy mô.
Câu 3. (4,0 điểm)
Phân tích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX.
Câu 4. (6,0 điểm)
Điều kiện lịch sử mới của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Làm rõ những thắng lợi tiêu biểu của phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc thế giới trong các năm: 1945, 1959, 1960.
-------------HẾT------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh......................................................................SBD:.................phòng thi.............

PHÒNG GD&ĐT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2017-2018
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
(Gồm 04 trang)


Câu
Nội dung
Điểm

1
Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896). Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
6,0


1. Những nét chính các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
- Từ 1885 đến 1888: là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, do Cao Thắng trực tiếp phụ trách, nghĩa quân xây dựng căn cứ, huấn luyện, sản xuất vũ khí.
1,0


- Từ 1888 đến 1896: là giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
+ Diễn ra nhiều trận đánh lớn như trận ở đồn Trường Lưu (5 - 1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8 - 1892), trận ở núi Vụ Quang (10 - 1894)…
0,5


+ Sau 1894, quân Pháp tấn công ác liệt, Phan Đình Phùng hy sinh tháng 12 - 1895, cuộc khởi nghĩa kết thúc thất bại vào đầu năm 1896.
0,5


2. Giải thích:
- Thời gian diễn ra dài nhất (từ năm 1885 đến 1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
0,5


- Địa bàn khởi nghĩa rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
1,0


- Lãnh đạo khởi nghĩa: Cụ Phan Đình Phùng, điển hình cho giới văn thân sĩ phu yêu nước cuối thế kỉ XIX, cụ vốn là một vị quan lớn trong triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có Cao Thắng, một tướng giỏi xuất thân từ nông dân.
0,5


- Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân chia thành 15 quân thứ, ở trong nhân dân…tự chế tạo được vũ khí, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, căn cứ khởi nghĩa ….
1,0


- Có nhiều cách đánh giặc độc đáo: tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn Pháp, phục kích địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
1,0

2



















Phân tích hoàn cảnh lịch sử của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nêu những nét mới của phong trào đó về các mặt: lãnh đạo, lực lượng tham gia, mục tiêu đấu tranh, quy mô.
4,0


1. Hoàn cảnh lịch sử :
- Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, tác động đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
0,5


- Những luồng tư tưởng mới từ bên ngoài ảnh hưởng đến con đường cứu nước Việt Nam, như cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc năm 1898…
0,5


- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp (1897 - 1914) tác động đến kinh tế - xã hội Việt Nam, làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới như công nhân, tư sản
nguon VI OLET