PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS THANH LÃNG
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG_LẦN 1
NĂM HỌC 2017-2018

ĐỀ CHÍNH THỨC


MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề


Câu 1: (2 điểm)
Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".
(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2: (3 điểm)
Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp...
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ - Bùi Xuân Lộc - NXB Trẻ, 2005)
Bài học về cuộc sống em rút ra từ câu chuyện trên.
Câu 3:( 5 điểm )
Trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương ( Nguyễn Dữ ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.
Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương.


--------------------- Hết ----------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.





PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS THANH LÃNG
HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG_LẦN 1
NĂM HỌC 2017-2018


MÔN: NGỮ VĂN 9


Câu 1 (2,0 điểm)
* Chỉ ra các biện pháp tu từ: nhân hoá "soi tóc", so sánh "là một buổi trưa hè"
* Phân tích giá trị:
Các biện pháp tu từ được sử dụng phù hợp đã thổi hồn vào tạo vật khiến cho sự vật được miêu tả hiện lên rất sinh động.
Hình ảnh "hàng tre" yểu điệu như một thiếu nữ; cảnh vật vô tri mang hình ảnh đời sống của con người và trở nên thân thương.
Gợi lên vẻ đẹp của tâm hồn tác giả: Nhà thơ hoà mình cùng với nắng, với dòng sông quê hương, qua đó thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình. 
Câu 2: ( 3 điểm )
I. Yêu cầu:
* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí rút ra từ một câu chuyện ngắn. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và đặt câu.
* Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở nắm vững cách làm bài, hiểu ý nghĩa của câu chuyện, học sinh phải rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm qua hình ảnh ngọc trai và hạt cát. Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: 
2. Phân tích, bàn luận vấn đề:
a/ Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện:
Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất thường... có thể xảy đến với con người bất kì lúc nào. 
Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát... biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh => tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời... 
=> Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực. Phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm, học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin... 
b/ Suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện 
Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc với mỗi người trong cuộc đời: 
Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng
nguon VI OLET