PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS

ĐỀ KSCL HSG NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Nắng vào quả cam nắng ngọt
Trong suốt mùa đông vườn em
Nắng lặn vào trong mùi thơm
Cả trăm ngàn bông hoa cúc.
(“Mùa đông nắng ở đâu”- Xuân Quỳnh)
Câu 2:Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp. (W.Gớt)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 3:Khi bàn về tác phẩm truyện, nhà văn Chingiz Aimatov đã nêu ý tưởng:“Tác phẩm nghệ thuật chân chính không chấm dứt ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện.”
Em hiểu như thế nào về ý tưởng đó. Bằng hiểu biết của mình về tác phẩm“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy làm sáng tỏ ý tưởng trên.




















ĐÁP ÁN CHẤM
Câu 1: 2 điểm
Chỉ ra các biện pháp tu từ: điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – 0,5 điểm
Điệp từ “nắng”, nhân hóa “nắng vào, nắng lặn”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nắng ngọt”- 0,5 điểm
Tác dụng: Các biện pháp tu từ đã góp phần miêu tả bức tranh thiên nhiên ngày đông tràn ngập ánh nắng, màu sắc hương thơm. Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.(1 điểm)

Câu 2:3 điểm
Gợi ý:
- Yêu cầu chung: Viết đúng hình thức bài văn nghị luận xã hội
+ Học sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm của riêng mình để làm bài.
- Yêu cầu về kiến thức cơ bản
1. MB: Dẫn vấn đề, nêu vấn đề cần nghị luận (0,25)
Giải thích ý kiến (0,5)
* Khái niệm: “Trí tuệ”
- Là khả năng nhận thức của lí trí, thấu nhận, dung nạp những tri thức của nhân loại, giúp con người đạt đến trình độ hiểu biết nhất định.
+ “Tính cách”
Là tổng thể những đặc điểm ngôn ngữ ổn định trong cách xử sự của một người, biểu hiện thái độ của người đó trong hoàn cảnh điển hình.
+ “Trưởng thành”
Là sự phát triển, lớn lên, vươn tới sự hoàn thiện.
+ “Tĩnh lặng”
Là sự thể hiện thái độ suy tư, trầm lắng trong không gian yên tĩnh.
+ “Bão táp”
Chỉ những khó khăn, thử thách, biến động trong cuộc đời.
→ Nhận định chung: Câu nói của Gớt đã khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ và tính cách. Hai quá trình này trái ngược với nhau: Để có trí tuệ con người phải suy tư trong tĩnh lặng nhưng để trưởng thành trong tính cách con người phải trải qua những biến động đầy thử thách.
Bàn luận về ý kiến
* Gợi ý:
2.1. Vì sao trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng (0,75)
- Trí tuệ có được nhờ quá trình tích lũy trí thức của nhân loại chuyển hóa thành tri thức của bản thân, phục vụ đời sống.
- Quá trình tiếp thu tri thức của trí tuệ diễn ra dần dần thông qua nghiền ngẫm, suy xét, tích lũy từng chút nhưng cũng sẽ không bao giờ đủ. Như vậy, sự nhồi nhét kiến thức nóng vội trong một sớm một chiều là phản khoa học và không phát huy được tác dụng.
- Một người có trí tuệ trưởng thành là người luôn biết bổ sung kiến thức cho mình để theo kịp sự phát triển của thời đại. Trong khi đó nhiều người thuộc thế hệ trẻ hôm nay lại ham chơi, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, lười học, ỷ lại vào bạn bè,... trí tuệ, nông cạn, trống rỗng.
(Mỗi luận điểm học sinh sẽ lấy dẫn chứng minh họa).
2.2. Tính cách con người hình thành trong bão táp (0,75)
- Mỗi người có một tính cách riêng, hình thành trong những hoàn cảnh sống khác nhau.
+ Trong thực tế, cuộc đời mỗi con người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử thách, đó là môi trường tốt nhất để rèn luyện nhân cách con người.
- Tuy nhiên những trải nghiệm, những biến động trong đời sống có thể là lực đẩy để tính cách trưởng thành, dạn dày
nguon VI OLET