HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI ÔN TẬP SINH HỌC 11 HỌC KÌ II (Năm học 2016-2017)

 

Câu 1: Khái niệm sinh trưởng ở thực vật? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?

- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật:

Đặc điểm phân biệt

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng tăng chiều dài của thân và rễ

Sinh trưởng tăng đường kính thân và rễ

Cơ chế do hoạt động của mô phân sinh

Mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ, mô phân sinh lóng.

Mô phân sinh bên

Nhóm thực vật

Một lá mầm và hai lá mầm lúc còn non

Hai lá mầm

 

Câu 2: Nêu các khái niệm ở động vật: sinh trưởng, phát triển, biến thái? Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái? Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

- Các khái niệm:

+ Sinh trưởng ở động vật: là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

+ Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

+ Biến thái: là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

- Phân biệt phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái:

Tiêu chí

Phát triển qua biến thái

Phát triển không qua biến thái

Nhóm động vật

Lưỡng cư, côn trùng như châu chấu, cào cào, gián

Đa số động vật không xương sống và có xương sống

Các giai đoạn

Giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi

Giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh

Đặc điểm cơ bản

- Con non, ấu trùng có hình dạng, cấu tạo, sinh lí gần giống hoặc rất khác con trưởng thành.

- Con non phát triển phải qua giai đoạn lột xác.

- Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý rất giống con trưởng thành.

- Con non phát triển không qua giai đoạn lột xác.

- Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn  và phát triển qua biến thái không hoàn toàn:

Tiêu chí

Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

Nhóm động vật

Sâu bướm, ruồi, muỗi, lưỡng cư,...

Cào cào, châu chấu, gián, ...

Giai đoạn phôi

Diễn ra trong trứng đã thụ tinh

Diễn ra trong trứng đã thụ tinh

Giai đoạn hậu phôi

- Từ khi trứng nở đến khi trưởng thành.

- Ấu trùng có hình thái, cấu tạo, sinh lý rất khác con trưởng thành.

- Có giai đoạn nhộng

- Từ khi trứng nở đến khi trưởng thành.

- Ấu trùng có hình thái, cấu tạo, sinh lý gần giống con trưởng thành.

- Không có giai đoạn nhộng

Câu 3: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?


Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzim tiêu hóa xenlulozo nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả rất thấp. Vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó hầu hết các loài bướm chỉ ăn mật hoa nên không phá hoại cây trồng.

Câu 4: Trình bày các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống? Kể tên các hoocmon chủ yếu gây biến thái ở côn trùng?

- Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống:

Hoocmon

GH

Tiroxin

Ostrogen và progesteron

Testosteron

Nơi sản xuất

Tuyến yên

Tuyến giáp

Buồng trứng

Tinh hoàn

Tác dụng

- Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp protein

- Kích thích phát triển xương.

→ Giúp cơ thể lớn lên

- Kích thích chuyển hóa ở tế bào kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.

- Gây biến thái ở lưỡng cư.

- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì của nữ (tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp)

- Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì của nam: 

+ Tăng phát triển xương, kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp

+ Tăng tổng hợp protein, phát triển mạnh cơ bắp

Biểu hiện khi thừa

Bệnh người khổng lồ hoặc bệnh to đầu các chi

- Bệnh Bazođô ở người lớn

Dậy thì sớm

Dậy thì sớm

Biểu hiện khi thiếu

Bệnh lùn bẩm sinh (người tí hon)

- Trẻ chậm lớn, đần độn, bướu cổ.

- Lưỡng cư không biến thái

Không dậy thì, nam hóa

Không dậy thì, nữ hóa

- Hoocmon chủ yếu gây biến thái ở côn trùng: Ecđixơn và Juvênin

Hoocmon

Ecdixon

Juvenin

Nguồn gốc

Tuyến trước ngực

Thể allata

Tác dụng

- Gây lột xác ở sâu bướm

- Kích thích: sâu → nhộng → bướm.

- Gây lột xác ở sâu bướm.

- Ức chế: sâu → nhộng → bướm.

Biểu hiện khi thừa

Sâu biến thái sớm

Sâu không hóa nhộng và bướm được

Biểu hiện khi thiếu

Sâu không lột xác được

 

Câu 5: Tại sao gà trống sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì có mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và không có động tác đạp mái?

Hoocmon testosteron do tinh hoàn tiết ra, kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục sơ cấp và thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản,...) ở động vật. Vì vậy, sau khi cắt bỏ tinh hoàn gây thiếu hoocmon testosteron nên gà trống con phát triển không bình thường.

Câu 6: Sinh sản là gì? Sinh sản vô tính ở thực vật là gì? Phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng?

- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

- Phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng:

Tiêu chí so sánh

Sinh sản bằng bào tử

Sinh sản sinh dưỡng

Nguồn gốc của cây con

Phát triển từ bào tử

Phát triển từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ (thân, lá, rễ)

Số lượng cá thể con được tạo ra

Số lượng cá thể nhiều

Số lượng cá thể ít hơn

Biểu hiện

Bào tử thể → Túi bào tử → bào tử → cá thể mới

Cơ quan sinh dưỡng → nảy chồi → cá thể mới


 

(Có sự xen kẽ hai thế hệ là giao tử thể và bào tử thể)

(Không có sự xen kẽ hai thế hệ)

Cơ chế sinh sản

Nguyên phân và giảm phân

Nguyên phân

Phát tán

Phát tán rộng nhờ gió, nước và động vật

Không phát tán rộng

Loài đại diện

Thực vật bậc thấp: Rêu, dương xỉ,...

Thực vật bậc cao: khoai tây, cỏ tranh, rau ngót, sắn, ...

Câu 7: Sinh sản hữu tính ở thực vật là gì? Những đặc trưng của sinh sản hữu tính ở thực vật? Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính?

- Sinh sản hữu tính ở thực vật là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Đặc trưng của sinh sản hữu tính:

+ Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực và giao tử cái, luôn có sự trao đổi chéo, tái tổ hợp của hai bộ gen.

+ Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.

- Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.

+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho CLTN và tiến hóa.

Câu 8: Thụ tinh kép là gì? Nêu ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín?

- Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai nhân tham gia thụ tinh: nhân thứ nhất hợp nhất với trứng tạo thành hợp tử, nhân thứ hai hợp nhất với nhân lưỡng bội tạo tế bào tam bội (3n).

- Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép: hình thành cấu tạo dự trữ chất dinh dưỡng (nội nhũ) để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây con có khả năng tự dưỡng, đảm bảo cho thế hệ sau có khả năng thích nghi cao với biến đổi của môi trường sống, giúp duy trì nòi giống.

 

MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO:

1. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?

A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả hai tinh tử)

B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển

C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.

D. Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới

2. Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:

A. Lóng  B. Thân rễ  C. Đỉnh sinh trưởng  D. Rễ phụ

3. Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để:

A. Dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép

B. Cành ghép không bị rơi

C. Nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài

D. Cả A, B, C

4. Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo:

A. Chiều cao của thân    B. Đường kính gốc

C. Theo số lượng lá trên thân  D. Cả A, B, C

5. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

A. Diệp lục b  B. Carotenoit  C. Phitocrom  D. Diệp lục a, b và phitocrom

6. Ở thực vật 2 lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của:

A. Mô phân sinh đỉnh   B. Mô phân sinh bên

C. Mô phân sinh lóng   D. Mô phân sinh cành.

7. Kết quả của sinh trưởng sơ cấp là:

A. Làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của các MPS đỉnh

B. Tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.

C. Tạo lóng do hoạt động của MPS lóng.

D. Tạo biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.


8. Kết quả sinh trưởng thứ cấp của thân tạo:

A. Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.

B. Gỗ thứ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.

C. Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.

D. Tầng sinh mạch, vỏ gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.

9. Ở thực vật, giberelin có tác dụng:

A. Tăng số lần nguyên phân, kích thích tăng trưởng chiều cao của cây.

B. Kích thích nảy mầm của hạt

C. Kích thích phân chia tế bào và kích thích sinh trưởng chồi bên

D. Kích thích ra rễ phụ

10. Ở thực vật, hoocmon có vai trò thúc quả chóng chín là:

A. Axit abxixic  B. Xitokinin  C. Etilen  D. Auxin

11. Có thể xác định tuổi của cây thân gỗ dựa vào:

A. Vòng năm  B. Tầng sinh mạch  C. Tầng sinh vỏ  D. Các tia gỗ.

12. Thực vật 2 lá mầm có các:

A. MPS đỉnh và lóng  B. MPS đỉnh và bên  C. MPS đỉnh thân và rễ  D. MPS lóng và bên

13. Thực vật 1 lá mầm có các:

A. MPS đỉnh và lóng  B. MPS đỉnh và bên  C. MPS đỉnh thân và rễ  D. MPS lóng và bên

14. Xuân hóa là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào:

A. Nhiệt độ  B. Độ dài ngày  C. Tuổi cây  D. Quang chu kì.

15. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:

A. Độ dài ngày và đêm  B. Tuổi của cây  C. Độ dài ngày D. Độ dài đêm

16. Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm là:

A. Phải qua 2 lần lột xác    B. Con non gần giống con trưởng thành

C. Qua 3 lần lột xác    D. Con non giống con trưởng thành

17. Ở động vật, phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm:

A. Con non gần giống con trưởng thành  B. Phải trải qua nhiều lần lột xác

C. Con non khác con trưởng thành   D. Không qua lột xác

18. Phát triển không qua biến thái có đặc điểm:

A. Không phải qua lột xác   B. Ấu trùng giống con trưởng thành

C. Con non khác con trưởng thành  D. Phải qua 1 lần lột xác.

19. Hạt được hình thành từ:

A. Bầu nhụy  B. Bầu nhị  C. Noãn đã được thụ tinh  D. Hạt phấn

20. Cơ sở sinh lý của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là tính:

A. Toàn năng  B. Phân hóa  C. Chuyên hóa  D. Cảm ứng.

21. Quả được hình thành từ:

A. Bầu nhụy  B. Noãn đã được thụ tinh  C. Bầu nhị  D. Noãn không được thụ tinh

22. Hình thức trinh sản có ở:

A. Ong  B. Chân khớp  C. Giun đất  D. Sâu bọ

23. Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái:

A. Bọ ngựa, cào cào   B. Cánh cam, bọ rùa

C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ  D. Bọ xít, ong, châu chấu, trâu

24. Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn?

A. Bọ ngựa, cào cào   B. Cánh cam, bọ rùa

C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ  D. Bọ xít, ong, châu chấu, trâu

25. Những sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A. Bọ ngựa, cào cào   B. Cánh cam, bọ rùa

C. Cá chép, khỉ, chó, thỏ  D. Bọ xít, ong, châu chấu, trâu

26. Hiện tượng không thuộc biến thái là:

A. Rắn lột bỏ da

B. Châu chấu trưởng thành có kích thước lớn hơn châu chấu còn non

C. Nòng nọc có đuôi còn ếch thì không

D. Bọ ngựa trưởng thành khác bọ ngựa còn non ở một số chi tiết.

nguon VI OLET