TRƯỜNG THCS BẮC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn Thượng
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Năm học: 2021-2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Phân phối chương trình
PHÂN MÔN VẬT LÍ: (43 tiết) Học kì I:1 tiết/tuần = 18 tiết.
Học kì II: 9 tuần đầu 1 tiết/tuần + 8 tuần sau 2 tiết/tuần = 25 tiết.
HỌC KÌ I
STT
Bài học
(1)
Số tiết
(2)
Yêu cầu cần đạt
(4)

Chương I. MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

1
5: Đo chiều dài
2
(1;2)
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng.
- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
2. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường.
- Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.

2
Bài 6: Đo khối lượng
2
(3;4)
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và phòng thực hành.
- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.
- Đo được khối lượng bằng cân
2. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Năng lực giao tiếp và hợp tác
* Năng lực khoa học tự nhiên
- Ước lượng khối lượng trước khi đo; Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại cân thông thường.
- Đo được khối lượng của một vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.

3
Bài 7: Đo thời gian
2
(5;6)
1. Kiến thức:
- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo và ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về đo thời gian, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
* Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian
- Thực hiện được đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực khi tiến hành thí nghiệm

4
Bài 8: Đo nhiệt độ
2
(7;8)
1. Kiến thức:
- Phát biểu được nhiệt độ là số đo độ “nóng”, “lạnh” của vật.
- Nêu đơn vị đo nhiệt độ (0C, 0F) và dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
- Kể tên được các loại nhiệt kế và công dụng của mỗi loại.
- Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ cơ thể.
2. Năng lực:
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ cơ thể,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Năng lực khoa học tự nhiên
-
nguon VI OLET