PHÒNG GD&ĐT QUẢNG TRẠCH     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 TRƯỜNG THCS QUẢNG THANH                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

  

   Số:   /KH – NT                                                 Quảng Thanh, ngày…. tháng 10 năm 2016

 

 

KẾ HOẠCH

THI GIAO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG

Năm học 2016-2017

 

    Căn cứ: - Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục …. .;

                  - Công văn số 107/HD-THCS ngày 12/9/2014 của Phòng GD&ĐT Q.Trạch Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2014-2015;

     Trường THCS Quảng Thanh xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2016-2017 như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

   1. Mục đích

    - Nhằm tạo điều kiện để giáo viên thể hiện năng lực, học tập trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông. Qua đó, tuyển chọn, công nhận  giáo viên trung học cơ sở đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.

    - Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tự học và sáng tạo. Qua hội thi, sẽ phát hiện, tuyên dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của  đơn vị và toàn ngành;

  - Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục ở cấp trung học cơ sở trong tình hình mới.

    - Tuyển chọn những cá nhân XS tham gia Hội thi GVDG cấp huyện năm học 2016- 2017.      

  2. Yêu cầu:

   - Hội thi được tổ chức theo các môn học được quy định trong Chương trình GD phổ thông;

   - Việc tổ chức Hội thi phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, có tác dụng giáo dục, khuyến khích động viên giáo viên học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu giáo dục.

 

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐK DỰ THI

  1. Nội dung thi.

    a) Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm hoặc kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

    b) Một bài kiểm tra năng lực hiểu biết về kiến thức chuyên môn hoặc nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm: Bài kiểm tra viết (thời gian làm bài 60 phút) về nhận thức nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017 và đổi mới phương pháp dạy học.

    c) Thực hành dạy 2 tiết trong chương trình giảng dạy tại thời điểm từ 10-23/10/2016, trong đó có 1 tiết do GV tự chọn và 1 tiết do BTC xác định bằng hình thức bốc thăm.

  2. Hình thức thi.

    a) Giáo viên nộp cho BTC Hội thi văn bản báo cáo SKKN hoặc kết quả NCKHSPƯD;

    b) Bài thi kiểm tra năng lực: Dự thi làm bài tự luận về ĐMPPDH, thời gian làm bài 60 phút, do HĐT qui định.

    c) Thực hành giảng dạy được tổ chức tại lớp học. Tiết học tham gia thi giảng là tiết học lần đầu tiên được giảng cho học sinh tại lớp học đó. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết giảng trong thời gian ít nhất là 1 tuần trước thời điểm thi giảng.

  3. Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy Giỏi.

   a) Đối tượng:

      Tham dự Hội thi cấp trường là GV đang trực tiếp giảng dạy(kể cả HĐ).

   b) Điều kiện:

    - Giáo viên tham gia Hội thi phải có báo cáo sáng kiến KN hoặc sản phẩm NCKHSPƯD đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục HS.

    - Giáo viên dự thi phải có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 2 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được HS và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận. Được đánh giá, xếp loại Khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

  4. Thành lập Ban tổ chức.

   * Nguyễn Văn Bình  - Hiệu trưởng - Trưởng ban: Điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi, ra quyết định thành lập Ban ra Đề thi lí thuyết, Ban Thư ký, Ban Giám khảo và các tiểu ban. 

   * Đ/c Trương Quang Tạnh – Phó hiệu trưởng – Phó ban, điều hành Hội thi theo kế hoạch.

   * Thành viên: Đ/c Phạm Thị Thanh Thúy – TTKHTN

                          Đ/c Nguyễn Thị Ngọc Lan – TTKHXH .

                          Đ/c Đậu Thị Hoa – Kế toán.

   - Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Tổ chức Hội thi.

    + Tổ chức và điều hành toàn bộ các hoạt động của Hội thi theo quy định của Điều lệ này.

    + Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức Hội thi và thông báo đến các GV tham gia thi;

    + Chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị phục vụ, cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo cho Hội thi;

    + Soạn thảo chương trình hoạt động và lịch thi;

    + Tổng kết, đánh giá và công bố kết quả Hội thi;

    + Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho Hội thi, thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý theo quy định và các nhiệm vụ khác liên quan.

5. Ban Thư ký Hội thi

   - Trưởng Ban Thư ký: Trương Quang Tạnh- kiêm thư kí tổng hợp.

   - Thành viên: Thư ký tiểu ban giám khảo các môn KHXH: Tưởng Thị Ngọc Hoàn.

                          Thư ký tiểu ban giám khảo các môn KHTN: Cao Văn Thắng.

   - Nhiệm vụ và quyền hạn:

  + Ban Thư ký là bộ phận thường trực, giữ mối liên hệ với các th/viên trong BTC, BGK;

   + Giúp Trưởng Ban Tổ chức Hội thi chuẩn bị các nội dung để tiến hành các cuộc họp Ban Tổ chức, các văn bản chỉ đạo và triển khai Hội thi;

   + Giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực để tham gia Ban Giám khảo và trình Trưởng Ban Tổ chức quyết định thành lập Ban Giám khảo;

   + Tổng hợp kết quả chấm thi, báo cáo Trưởng Ban Tổ chức Hội thi;

   + Giải quyết các yêu cầu chuyên môn;              Tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi;

   + Viết báo cáo tổng kết Hội thi.

      Ban Thư ký phải tuân thủ các quy định về bảo mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

6. Ban ra đề thi lí thuyết Hội thi.

  - Nguyễn Văn Bình: Ra đề, đáp án, biểu điểm bài thi nhận thức về ĐMPPDH.

  * Đế thi được bảo mật đến khi GV nộp bài thi cho HĐT.

 7. Thành lập BGK thi GVDG cấp trường.

   Nguyễn Văn Bình  - Hiệu trưởng - Trưởng ban - Trưởng tiểu ban GK các môn KHXH

  Trương Quang Tạnh - Phó hiệu trưởng - Phó ban - Trưởng tiểu ban GK các môn KHTN

  * Tiểu ban GK KHTN:  Phạm Thị Thanh Thúy - TTKHTN - Phó tiểu ban.

                                       Cao Văn Thắng - Thành viên.

                                        Trần Xuân Hóa - Thành viên.

  * Tiểu ban GK KHXH: Nguyễn Thị Ngọc Lan - Thành viên.

                                        Tưởng Thị Ngọc Hoàn – Thành viên.

                                        Lê Thị Phương Loan – Thành viên.

   Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám khảo Hội thi

   - Đọc đánh giá sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, coi thi, chấm bài thi kiểm tra năng lực theo lịch của Ban tổ chức;

   - Dự giờ, trao đổi, nhận xét, đánh giá bài giảng của giáo viên;

   + Đối với chấm bài thi thực hành tự chọn, BTC giao cho các phó tiểu ban điều hành(lịch thi, chấm điểm bài thi theo kế hoạch thời gian qui định).

   + Bài thi thực hành bắt buộc, trưởng tiểu ban điều hành.

   Quyền hạn và nhiệm vụ của Trưởng Ban Giám khảo

   - Chịu trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra đôn đốc toàn bộ các hoạt động chấm thi;

   - Liên hệ thường xuyên với Trưởng BTC Hội thi để giải quyết các vấn đề phát sinh;

   - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

   Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng tiểu ban

   - Điều khiển các hoạt động của tiểu ban theo quy định;

   - Liên hệ với Trưởng Ban Giám khảo để giải quyết các vấn đề liên quan;

   - Theo dõi hoạt động của tiểu ban để phản ánh kịp thời và đề xuất với Trưởng BGK những kiến nghị và những điều chỉnh cần thiết về chuyên môn trong quá trình Hội thi;

   - Tổ chức cho các thành viên trong tiểu ban trao đổi, nhận xét đánh giá SKKN, kết quả NCKHSPƯD, bài thi kiểm tra năng lực, giờ dạy với giáo viên tham dự Hội thi.

8. Tổ chức thi và đánh giá các nội dung thi

   - Thời gian thi:

     + Thời gian Nộp SKKN: 7h00 ngày 10/10/2016, chấm SKKN buổi chiều cùng ngày.

     + Làm bài thi lí thuyết: Từ 14h00 – 15h00 ngày 17/10/2016;

     + Bài thi thực hành: Bài thực hành tự chọn: Từ ngày 10- 15/10/2016(có TKB kèm);

                                      Bài thi thực hành bắt buộc: Từ 17-20/20/2016(có TKB kèm).

   - Đánh giá các nội dung thi.

    + Sáng kiến KN hoặc báo cáo nghiên cứu KHSPƯD được đánh giá theo thang điểm 10 do trưởng ban tổ chức Hội thi quy định, được 2 giám khảo chấm độc lập;

    + Bài thi kiểm tra năng lực được đánh giá theo theo thang điểm 10, được 2 giám khảo chấm độc lập.

    + Bài thi thực hành được đánh giá và cho điểm theo mẫu Phiếu đánh giá tiết dạy GV TrH của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, tháng 9/2016.. hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy GV TrH của Sở GD&ĐT, vận dụng các chuyên đề dạy học được tập huấn hè 2013 đến 2016).

     Mỗi bài thi giảng có từ 2 GK trở lên chấm điểm độc lập.

     Sau khi giáo viên hoàn thành các bài thi giảng, Tiểu ban Giám khảo gặp gỡ với giáo viên dự thi nhận xét đánh giá những ưu điểm, nhược điểm chính của giờ dạy theo yêu cầu cơ bản của phiếu đánh giá tiết dạy. Đồng thời đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm, nghe ý kiến phản hồi từ phía giáo viên tham gia Hội thi.

     Điểm kết luận của mỗi nội dung thi là trung bình cộng điểm của các giám khảo. Trong trường hợp không đạt được sự thống nhất giữa các giám khảo thì Trưởng ban Giám khảo báo cáo Trưởng ban Tổ chức Hội thi xem xét quyết định.

9. Đánh giá kết quả của giáo viên dự thi

    Giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy Giỏi cấp trường phải đạt các yêu cầu sau:

   + Sáng kiến KN hoặc báo cáo nghiên cứu KHSPƯD đạt 6,0 điểm trở lên;

   + Bài thi kiểm tra năng lực đạt từ 7.5 điểm trở lên;

   + Các bài thi giảng đạt loại khá trở lên nhưng có điểm tối thiểu 16,5đ; trong đó phải có ít nhất 1 bài thi giảng đạt loại Giỏi; điểm bình quân 2 tiết dạy phải đạt 17,0 trở lên.

10. Xếp Giải GVDG.

   - Những giáo viên đạt GVDG cấp trường có 2 tiết dạy GK xếp Giỏi được đưa vào danh sách dự xếp giải GVDG.

     Đạt giải: + Nhất: Điểm bài thực hành từ 19,25 điểm trở lên.

                    + Nhì: Điểm bài thực hành từ  18,50 -19,0 điểm.

                    + Ba: Điểm bài thực hành từ 17,50-18,25 điểm.

   - Cơ cấu số lượng giải không quá 50% số GV tham gia thi GVDG.

11. Giải thưởng:  Giải nhất: 50.000đ; Nhì 40.000đ; Ba 30.000đ. 

 12. Tổng kết và công bố kết quả Hội thi

   - Kết quả Hội thi được công bố tại Hội nghị sơ kết Hội thi GVDG của nhà trường đầu tháng 11/2016.

   - Thư kí HĐ có nhiệm vụ chuẩn bị Giấy chứng nhận GVDG cấp trường  và trao thưởng cho GV đạt giải trong Hội thi (Danh sách giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi trong Hội thi. Danh sách khen thưởng cá nhân và Tổ CM đạt giải của Hội thi).

13. Sử dụng kết quả Hội thi

   - Kết quả Hội thi là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua của TT và cá nhân.

   - Danh hiệu giáo viên dạy Giỏi là căn cứ để xem xét, thực hiện các chế độ chính sách đối với giáo viên(chọn GV dự thi GVDG cấp huyện).

 14. Kinh phí phục vụ hội thi GVDG

   - Chi cho các nội dung:

     + Nước uống, văn phòng phẩm, họp của BTC, BGK, BTK;

     + Kinh phí ra đề thi;

     + Kinh phí thưởng.

   - Kế toán trường lập dự trù trích kinh phí chi thường xuyên phục vụ kịp thời HĐT.

 

  Nơi nhận:                                                                                 HIỆU TRƯỞNG

    - Phó hiệu trưởng (để chỉ đạo)

    - Các tổ GK (để thực hiện)

    - Văn phòng (Lưu)

                                                                                                        Nguyễn Văn Bình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET