PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LÝ NHÂN

 

 

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG  MÔN NGỮ VĂN 9 ÔN THI VÀO THPT

NĂM HỌC 2016-2017

(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề)

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 3:

(1) Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. (2) Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. (3) Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Nhân vật “nó” được nhắc tới trong đoạn trích là ai, được miêu tả trong hoàn cảnh nào?

2. Xác định lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích. Việc sử dụng lời dẫn trực tiếp ấy có ý nghĩa như thế nào?

3. Tác giả đã sử dụng phép tu từ gì trong câu văn số (2)? Bằng một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu, hãy phân tích tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng hai trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em với bức thông điệp sau: Đừng biến mình thành tù nhân nhà tù Facebook!

Câu 3. (5,0 điểm)

Tình yêu cuộc sống và ước nguyện cống hiến của Thanh Hải qua bài thơMùa xuân nho nhỏ.

 

----- Hết-----


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LÝ NHÂN

 

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG  MÔN NGỮ VĂN 9 ÔN THI VÀO THPT

NĂM HỌC 2016-2017

 

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.  (0,25đ)

Nhân vật “nó” được nhắc tới trong đoạn trích là bé Thu, miêu tả khi bé Thu từ nhà ngoại về nhận ba, cũng là giây phút chia tay để ba trở lại chiến trường. (0,25đ)

2. Lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích là “ba”. Việc sử dụng này vừa có tác dụng nhấn mạnh - đó là tiếng gọi mà bao năm bé Thu đã mong chờ được gọi, đồng thời cũng để cho lời thuật kể trở nên sinh động, chân thực.  (0,5đ)

3. Câu văn số (2) tác giả sử dụng phép tu từ điệp ngữ và liệt kê (0,5đ)

Học sinh viết một đoạn văn (có kết cấu hoàn chỉnh) khoảng 5 đến 7 câu, phân tích tác dụng của việc sử dụng phép tu từ:  (1,)

- Giúp đoạn văn sinh động, khắc họa chân thực và có sức truyền cảm (0,5đ)

- Góp phần thể hiện tâm trạng bé Thu trong giây phút nhận ba và cất tiếng gọi ba: yêu thương, cuống quýt, ân hận, níu giữ, bù đắp,... (0,5đ)

- Góp phần khẳng định tình cha con sâu nặng... (0,5đ)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm)

1. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị xã hội.

2. Hình thức: Bài viết có kết cấu hoàn chỉnh (Mở, Thân, Kết), diễn đạt mạch lạc, khúc triết; giữa các phần, các đoạn cần có sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt...

3. Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

3.1. Mở bài: Giới thiệu về thực trạng nhiều bạn học sinh nghiện facebook và bức thông điệp: “Đừng biến mình thành tù nhân nhà tù facebook”. (0,25đ)

3.1. Thân bài

a. Phân tích mặt lợi-hại của facebook (0,5đ)

- Vai trò của facebook

+ Kết nối bạn bè;

+ Chia sẻ thông tin;

+ Giãi bày tâm sự;

+ Giải trí;...

- Facebook có nhiều lợi ích trong cuộc sống con người, vậy tại sao lại không được biến mình thành “tù nhân nhà tù facebook”? Bởi trong thực tế không ít học sinh đã lạm dụng facebook gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc:

+ Lãng phí thời gian, lơ là việc học tập, ảnh hưởng đến sức khỏe....

+ Xa rời cuộc sống thường ngày, sống trong thế giới ảo, quên dần nhiều thói quen tốt, hững hờ các mối quan hệ thiết yếu với thầy cô, cha mẹ, bạn bè…

+ Có nguy cơ bị ảnh hưởng những thói hư, tật xấu gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần, làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa, nhất là cách sử dụng ngôn ngữ...

b. Nguyên nhân của việc sử dụng facebook, lạm dụng facebook của một số học sinh hiện nay... (0,5đ)

 

c. Làm thế nào để không biến mình thành “tù nhân nhà tù facebook”? (0,5đ)

- Nhận thức đúng đắn, đầy đủ về facebook.

- Khai thác có hiệu quả những lợi ích của facebook.

- Sử dụng, dành thời gian hợp lí cho facebook.

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoài xã hội, lựa chọn những hình thức giải trí lành mạnh khác

3.1. Kết bài (0,25đ)

Khẳng định lại ý nghĩa của bức thông điệp: Đây là bức thông điệp giàu giá trị, là lời nhắc nhở, lời cảnh tỉnh nhng ai đã, đang và sẽ nghiện facebook đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

 

Câu 2: (5,0 đim)

1. Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề thuộc nội dung tác phẩm thơ. Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi câu. 

2. Hình thức: Bài viết có kết cấu hoàn chỉnh (Mở, Thân, Kết), diễn đạt mạch lạc, khúc triết; giữa các phần, các đoạn có sự liên kết, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt... (0,25đ) 

3. Nội dung: Cần đảm bảo các ý sau:

3.1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ, nêu và bày tỏ thái độ đối với vấn đề nghị luận. (0,25đ) 

3.2. Thân bài

3.2.1. Bài thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha của Thanh Hải: (1,5đ) 

- Thanh Hải phác họa ra bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, khoáng đạt, giàu sức sống, hài hòa giữa màu sắc, âm thanh khi đang nằm trên giường bệnh. (0,5đ) 

- Tác giả đón nhận vẻ đẹp bức tranh mùa xuân bằng trạng thái say sưa, ngây ngất, bắng những giác quan thính nhạy và tâm hồn người nghệ sĩ. (0,5đ) 

- Tác giả cảm nhận đất nước vào xuân với khí thế tưng bừng, rộn rã; bày tỏ niềm tự hào, tin tưởng vào sức sống trường tồn, vĩnh cửu và  tương lai tươi sáng của dân tộc. (0,5đ) 

3.2.2. Bài thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, tha thiết của Thanh Hải đối với quê hương, đất nước. (2,) 

- Thanh Hải chọn những hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm, giàu ý nghĩa để nói lên ước nguyện dâng hiến của mình: con chim, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ, sử dụng điệp ngữ ta làm, dù là để thể hiện ước mong được cống hiến chân thành, tha thiết, cháy bỏng . (0,5đ) 

- Tâm niệm về sự cống hiến: (1,5đ) 

+ Cống hiến vô tư, tự nguyện, không đòi hỏi đáp đền như con chim sinh ra để dâng cho đời tiếng hót, như bông hoa sinh ra để làm đẹp cho đời.  (0,25đ) 

+ Chủ động hòa mình vào cuộc sống muôn người, cống hiến những gì tinh túy nhất cho cuộc đời. (0,25đ) 

+ Cống hiến cho đời cả một mùa xuân nho nhỏ - nguyện dâng hiến cả cuộc đời với tất cả sức sống tươi trẻ cuả mình cho quê hương, đất nước, cống hiến thường xuyên, liên tục, bất chấp thời gian, nghịch cảnh, tuổi đời. (0,25đ) 

=> Lẽ sống cao đẹp của nhà thơ trọn đời đi theo cách mạng, cống hiến không ngừng nghỉ cho đất nước, cho cuộc đời. Đó là nhân sinh quan đáng trân trọng. (0,25đ) 

+ Sau khi nói hêt tâm nguyện, Thanh Hải cảm thấy lòng mình thanh thản, ông đã dùng những làn điệu dân ca xứ Huế để tạm biệt cuộc đời, thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu quê hương tha thiết. (0,5đ) 

Đánh giá chung: (0,5đ) 

-  Nghệ thuật thể hiện: (0,25đ) 

+ Thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng gần gũi với dân ca;

+ Giọng điệu phù hợp với tâm trạng, cảm xúc: khi vui vẻ, say sưa, khi trầm lắng, thiết tha, khi lại sôi nổi, nhiệt tình.

+ Hình ảnh thơ đẹp, giản di, gợi cảm, nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo...

- Khẳng định lại vẻ đẹp nội dung, tư tưởng bài thơ qua nhận định; liên hệ về  trách nhiệm, về lý tưởng của cá nhân từ vấn đề nghị luận. (0,25đ) 

3.3. Kết bài: (0,5) 

- Khái quát lại vẫn đề nghị luận.

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học cho bản thân

Biểu điểm:

+ Điểm 3,5-> 5: Bài viết rõ ràng, ngôn ngữ và cách diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, trình bày được những yêu cầu trên.

+ Điểm 2-> dưới 3,5: Bài viết rõ ràng, trình bày được tương đối những yêu cầu trên, có cảm xúc, châm trước một số lỗi diễn đạt.

+ Điểm 1-> dưới 2: Bài làm đảm bảo ý cơ bản nhưng còn nhiều lỗi diễn đạt.

+ Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn.

 

*Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ định ra mức điểm tối đa của mỗi phần, học sinh có thể có cách cảm nhận riêng, có cách viết khác, khi chấm giáo viên tôn trọng sáng tạo của các em. Song về cơ bản phải đảm bảo ý.

-----H-----

 

1

 

nguon VI OLET