A. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CỦA VIỆC GIAO TIẾP:

- Muốn hình thành ở con người tâm thế thực hiện hành động nào đó thì họ phải có nhu cầu về hành động đó và phải ở trong tình trạng tương ứng. Muốn vậy việc trước tiên là phải gây ấn tượng tốt đẹp với đối tượng ngay từ phút tiếp xúc đầu tiên tỏ rõ thiện chí của mình.

- Ấn tượng ban đầu

Khi lần đầu, đồng thời con người vừa nhận xét và đánh giá vừa có thiện cảm hay ác cảm ngay từ phúc đầu tiên với đối tượng giao tiếp.Sự đánh giá ấy bắt nguồn từ các yếu tố như sau:

*Cảm tính: do hình thức bên ngoài, hình dáng, cử chỉ, điệu bộ, trang phục, giọng nói.

*Lý tính: do phẩm chất cá nhân như tính khí, tính cách, năng lực, kiến thức, cách ứng xử.

*Xúc cảm: do biểu hiện tình cảm theo mức hấp dẫn thẩm mỹ bên ngoài và phẩm chất của cá nhân đối tác trong giao tiếp.

-Tiến trình này được phân tích một cách chi tiết như sau giữa hai cá nhân A và B

 A B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trong giao tiếp phải chú ý tri giác đầy đủ, rõ ràng chính xác các thông tin, các biểu hiện của đối tượng (lời nói, cử chỉ, nét mặt, hành vi phản ứng trong lúc giao tiếp).

- Phải tạo nên sự thống nhất về các phương tiện, công cụ giao tiếp kể cả việc nghiên cứu từ từ trước để hiểu các vấn đề có liên quan và cả về bối cảnh văn hoá xã hội có liên quan và các nhu cầu văn hoá xã hội đặt ra cho việc giao tiếp.

- Phải tạo ra tâm thế và cách hiểu, nguyện vọng chân thành trong việc tìm hiểu người khác từ đó có thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn.

- Yếu tố tình cảm luôn luôn chi phối và ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, vì thế cần có thái độ khoan dung, hoà hợp để tạo ra quan hệ tốt và trên cơ sở đó tạo ra sự tin cậy, thông cảm và sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giao tiếp.

- Tâm thế là một trang thái tâm lý hoàn thiện, là tâm trạng của cá nhân trong một hành động nhất định mà muốn hình thành được nó để thực hiện hành động này hay hành động khác, “thì người đó phải có nhu cầu về hành động đó và phải ở trong một tình huống tương ứng”.

B. NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA SỰ GIAO TIẾP:

  1. Những nguyên tắc giao tiếp:

Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là hệ thống những quan điểm nhận thức, chủ đạo, định hướng hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của người giao tiếp. Tuỳ thuộc vào quan điểm nhận thức mà mỗi người có nhũng nguyên tắc giao tiếp riêng, song chúng ta cũng có thể chỉ ra  một số nguyên tắc chung của giao tiếp.

  1. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp xã hội
  1. Hiểu rõ đối tượng giao tiếp:

- Muốn giao tiếp thành công, chủ thể giao tiếp cần phải xác định được mình giao tiếp với đối tượng nào, trong hoàn cảnh ra sao, đối tượng ấy có điểm gì nổi bậc, hoàn cảnh ấy có gì khác lạ.

- Mỗi cá nhân đều có khung quy chiếu với những đặc điểm riêng biệt về mặt sinh học, xã hội, tâm lí, hợp tình, hợp cảnh, điều này làm cho sự tương tác tích cực cũng như tránh tạo ra sự chủ quan trong tương tác hay giao tiếp, tránh những hiểu lầm và những rủi ro không đáng có.

b. Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp:

- Về hình thức: chủ thể cần chú ý đến cách ăn mặc, trang phục,...sao cho phù hợp với đối tượng, khung cảnh tự nhiên, khung cảnh xã hội của cuộc gặp gỡ.

- Về nội dung: thái độ chân thành, cử chỉ lịch thiệp, sự quan tâm... Là những yếu tố tạo nên những ấn tượng khó phai với người đối thoại.

c. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp:

- Được tôn trọng nhân cách là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Ai cũng mang trong mình những giá tri riêng và mong được người khác thừa nhận giá trị đó. Trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau không ai trong chúng ta muốn bị coi thường hoặc bị xúc phạm. Văn hoá càng cao người ta càng khó quên sự xúc phạm này và càng để ý nhiều hơn.

- Điều đáng lưu ý của nguyên tắc này là chủ thể giao tiếp không nên áp đặt mọi ý kiến chủ quan của mình lên đối tượng giao tiếp và bắt buộc họ phải tuân theo mình một cách cứng nhắc.

- Sự tôn trọng phải được thể hiện ở trong giai đoạn chuẩn bị giao tiếp và cần phải được duy trì trong suốt quá trình giao tiếp.

d. Quan tâm đến đối tượng giao tiếp:

- Quan tâm đến người khác là sự thể hiện tình cảm tự nhiên giữa người với người. Quan tâm thể hiện ở thái độ chân thành, biết lắng nghe và chia sẽ.

- Thể hiện sự quan tâm đến người khác cũng cần biết giới hạn, quan tâm đúng dối tượng và thể hiện đúng lúc, đúng cách, nếu không dễ trở nên thái hoá, gây khó chịu cho người khác và làm mất thời giam của mình.

e. Bày tỏ thiện chí trong giao tiếp:

-Thiện chí thể hiện cái nhìn tích cực về nhau, ý tốt về người khác trong quá trình giao tiếp. Thiện chí trong quá trình giao tiếp là những cái nhìn mang tính tốt đẹp, những thái độ mang tính tích cực về nhau hướng đến sự lạc quan, sự thoải mái và đầy thiện ý.

f. Đồng cảm trong giao tiếp:

Đồng cảm thể hiện ở ba mức độ: trong cảm xúc, trong vai trò, trong cách truyền đạt.

- Đồng cảm trong cảm xúc: là khả năng con người hiểu và cảm nhận được những cung bật cảm xúc của người khác. Thông qua nét mặt, ánh mắt nhìn, cử chỉ, hành động của người khác mình đoán biết được họ đang vui hay buồn, từ đó cùng chia sẻ cảm xúc với họ “ vui với người đang vui, buồn với người đang buồn”.

- Đồng cảm trong vai trò: là khả năng con người biết đặt mình vào vị trí xã hội cùa người khác, hiểu những khó khăn và thuận lợi trong những vai trò và vị trí xã hội mà họ đang gánh vác, từ đó dễ cảm thông với họ hơn.

- Đồng cảm trong cách truyền đạt: là khả năng con người truyền tải được sự đồng cảm của bản thân đến đối tác trong cuộc sống, biết đồng cảm với người khác là quan trọng, nhưng cách chủ thể bộc lộ sự đồng cảm như thế nào con quan trọng hơn. Chỉ khi chủ thể biết cách truyền đạt lại đúng những thông điệp và cảm xúc thì người khác mới hiểu và cảm nhận được rằng họ đang được cảm thông và chia sẻ.

g. Giữ chữ tín trong giao tiếp:

Để uy tính vững bền, chủ thể cần thận trong từng lời nói và hành động, tuy nhiên cũng không nên quá cầu kỳ, kỹ tính khiến người khác cảm thấy khó chiụ gò bó.

4. Những nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm.

  1. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm.
  2. Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp.
  3. Có thiện ý trong giao tiếp.
  4. Đồng cảm trong giao tiếp.

5. Các quy tắc giao tiếp

-         Ân cần: trong giao tiếp tránh tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt hoặc có vẻ mặt khó đăm đăm, bực tức. Luôn thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tượng giao tiếp.

-         Ngay ngắn: trang phục hợp cách, không tuỳ tiện, luộm thuộm; tác phong không tỏ ra trẻ nải, dặc dẹo.

-         Chuyên chú: không làm việc riêng trong khi giao tiếp, nhất là chị em phụ nữ thường hay cắt móng tay, móng chân, kẻ long mày, tô son, đánh phấn.

-         Đĩnh đạc: không trả lời thủng thẳng, hỏi câu nào trả lời câu ấy, cách nói thiếu chủ ngữ, cộc lốc, nhát gừng.

-         Đồng cảm: cần thể hiện cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ, mắt luôn hướng về người đối thoại bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm.

-         Ôn hoà: tránh vung tay tuỳ tiện, đặc biệt là ch ngón tay về người khác theo “ nhịp điệu” của lời nói “đanh thép” của mình. Cần có thái độ ôn hoà.

-         Rõ ràng: không nói quá to, quá nhỏ, nói lạc đề.

-         Nhiệt tình: đừng tỏ ra khó khăn, ích kỹ

-         Nhất quán: phải khắc phục sự phát ngôn bất nhất, thay đổi tuỳ tiện, chối phăng những điều đã nói hoặc hứa nhưng không làm. Đó là loại người ai cũng muốn tránh xa.

-         Khiêm nhường: tránh tranh luận khi không cần thiết, hoặc thích bộc lộ sự hiểu biết, sự khôn ngoan của mình hơn người, thích dồn người khác vào thế bí

*Các phong cách giao tiếp:

-         Tính ổn định

-         Tính chuẩn mực

-         Tính linh hoạt:

+ Phong cách dân chủ

+ Phong cách độc đoán

+ Phong cách tự do

C. SỰ PHẢN HỒI THÔNG TIN

  1. Giao tiếp được xem như một quá trình trình trao đổi thông tin giữa người với người, là một hoạt động có tính truyền thông, có sự trao đi nhận lại các thông tin.

Trong giao tiếp luôn luôn diễn ra tác động hai chiều: người gửi thông tin và người nhận thông tin.

  1. Thông qua quá trình tác động và phản hồi thông tin trong giao tiếp, hoạt động của cả hai phía luôn diễn ra năng động, tích cực và mang sắc thái riêng.
  2. Cơ chế tự vệ:

+ Sự đè nén.

+ Hiện tượng né tránh sự thật.

D SỰ LẮNG NGHE

  1. Trong quá trình giao tiếp, chúng ta vừa phải tác động lại, vừa phải quan sát lắng nghe đối phương.
  2. Những trở ngại trong việc lắng nghe người khác.
  3. Để có thể lắng nghe tốt.

E. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TRUYỀN TIN TRONG GIAO TIẾP

  1. Trong giao tiếp, hiệu quả của nó luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài, kể cả những yếu tố thuộc vai trò, địa vị xã hội và tập quán, khuôn mẫu trong phạm vi giao tiếp.
  2. Những điều cần lưu ý nhầm khắc phục các trở ngại từ ngoại cảnh trong giao tiếp:

-         Những kỹ năng giao tiếp trong các trường hợp này phụ thuộc vào tập quán, lề lối và truyền thống văn hoá của xã hội. Nghĩa là phải chọn cách giao tiếp thế nào đó cho phù hợp, đồng thời được đối tượng và xã hội chấp nhận.

-         Môi trường xung quanh nhiều người quen thuộc hiểu rõ đối tượng, vì thế anh ta cố kiềm lại để giữ sĩ diện: duy trì uy tín vốn có, giữ kín là để được coi là nhân vật quan trọng trước con mắt mọi người.

 

1

 

nguon VI OLET