SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ                                 KIỂM TRA 1 TIẾT KỲ I LỚP 12

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ                                     NĂM HỌC 2018-2019                     

            Đề gồm 4 trang                                                Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

 

Họ và tên:................................................................ Lớp:.................................... Mã đề: 182

 

Chọn đáp án đúng.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1. Pháp luật được xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bởi tổ chức nào dưới đây?

A. Chính phủ. B. Quốc hội

C. Nhà nước. D. Đảng cầm quyền.  

Câu 2. Nhận định nào dưới đây nói lên mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức?

A. Pháp luật là đạo đức tối đa, đạo đức là pháp luật tối thiểu.

B. Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu.

C. Pháp luật mang tính cưỡng chế, đạo đức mang tính tự giác.

D. Pháp luật và đạo đức tồn tại song song, đều có vai trò quan trọng.

Câu 3. Ủy ban nhân dân quận B ban hành quyết định cưỡng chế buộc công ty A phải tháo dỡ công trình xây dựng sai so với thiết kế đã được phê duyệt trong giấy phép xây dựng. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để

A. Nhà nước quản lí xã hội.

B. công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

D. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 4. Sau khi Ủy ban nhân dân huyện A ra quyết định trái pháp luật về việc thu hồi 300 mét vuông đất của bà T để giao cho công ty Đ. Bà T đã nộp đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân huyện A đòi Ủy ban nhân dân huyện A phải hủy bỏ quyết định thu hồi đất trái pháp luật nêu trên. Bà T đã dựa vào pháp luật để

A. ngăn chặn hành vi trái pháp luật.                 B. thực hiện quyền tố cáo của mình.

C. thúc đẩy vai trò quản lí của Nhà nước.       D. bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 5. Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) cho đến nay, nước ta có mấy bản hiến pháp, đó là những bản hiến pháp (HP) nào?

A. 5 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992, HP 2013).

B. 4 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1992).

C. 4 (HP 1946, HP 1959, HP 1980, HP 1992).

D. 5 (HP 1945, HP 1959, HP 1980, HP 1991, HP 2013).

Câu 6. “Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện”. Khẳng định này muốn đề cập đến:

  1.                                                                                                                                                     Bản chất xã hội của pháp luật.                   B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
  1.                                                                                                                                                      Bản chất chính trị của pháp luật.            D. Bản chất kinh tế của pháp luật.

Câu 7. Nộị dung nào không phải là đặc trưng của pháp luật?

  1.                                                                                                                                                     Tính quyền lực, bắt buộc chung.         B. Tính quy phạm phổ biến.

 

Trường THPTNguyễn Huệ - Kiểm tra 1 tiết – Môn GDCD 12 – đề: 182 trang. 1/4

 


C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.  D. Tính giáo dục.

Câu 8. Khoản 1 Điều 16 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

          A.Tính quyền lực, bắt buộc chung.                  B. Tính quy phạm phổ biến.

          C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.   D. Tính nhân văn, cao cả.

Câu 9. Pháp luật luôn mang bản chất của

          A. Giai cấp cầm quyền.                       B. Giai cấp tiến bộ

          C. Mọi giai cấp, tầng lớp.                           D. Dân tộc.

Câu 10. Ông S cán bộ thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải ở tỉnh H, khi điều khiển ô tô cá nhân (ngoài giờ hành chính) đã tông vào bà N đang điều khiển xe đạp điện đi cùng chiều khiến bà N tử vong tại chỗ. Ngay sau khi gây tai nạn, ông S đã đến cơ quan công an tự thú. Trong trường hợp này, ông S sẽ bị xử lí như thế nào dưới đây?

A. Theo đúng quy định của pháp luật.

B. Không bị xử phạt.

C. Xử phạt ở mức thấp nhất.

D. Xử lí ở mức nặng nhất theo quy định của pháp luật để làm gương.

Câu 11. Trách nhiệm bảo đảm cho pháp luật được mọi người thi hành và tuân thủ trong thực tế thuộc về

A. tất cả mọi người. B. Nhà nước.

C. cơ quan hành pháp. D. chính phủ.

Câu 12. Bộ luật Tố tụng hình sự của nước ta do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào dưới đây xây dựng, ban hành, sửa đổi?

A. Chính phủ. B. Ủy ban thường vụ Quốc hội.

C. Quốc hội. D. Chủ tịch nước.

Câu 13. Đặc trưng nào dưới đây của pháp luật khiến cho quy phạm pháp luật khác với quy phạm đạo đức?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính nhân văn, cao cả.

Câu 14. Điều 19 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” đã thể hiện nội dung nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.  

B. Tính nhân văn, nhân đạo.  

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 15. Ông B cho ông H thuê nhà để ở và kinh doanh. Sau khi kết thúc hợp đồng, ông B đã nhiều lần đòi nhà nhưng ông H không trả. Ông B cần chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mời công an đến giải quyết.

B. Kêu người đến đuổi ông H ra khỏi nhà của mình.

C. Thương lượng với ông H để gia hạn hợp đồng thuê nhà.

D. Làm đơn khởi kiện ông H lên Tòa án nhân dân huyện để đòi lại nhà.

Câu 16. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng điều gì dưới đây của Nhà nước?

A. Quyền lực. B. Ý chí.

C. Vũ lực. D. Quy định.

Câu 17. Văn bản nào dưới đây có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta?

A. Nghị quyết. B. Hiến pháp.

 

Trường THPTNguyễn Huệ - Kiểm tra 1 tiết – Môn GDCD 12 – đề: 182 trang. 1/4

 


C. Quyết định. D. Pháp lệnh.

Câu 18. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là quá trình

A. thi hành pháp luật. B. triển khai pháp luật.

C. thực hiện pháp luật.                           D. sử dụng pháp luật.

Câu 19. Chủ thể nào dưới đây không có quyền áp dụng pháp luật?

A. Tòa án nhân dân huyện T. B. Ủy ban nhân dân xã X.

C. Chi cục trưởng chi cục thuế Y.          D. Giám đốc công ty vệ sĩ Z.

Câu 20. Chi cục thi hành án dân sự quận 1 (thành phố C) tiến hành cưỡng chế thi hành án buộc bà Lê Thị H giao trả nguyên hiện trạng diện tích đang sử dụng tại tầng trệt nhà số 3 đường X, phường Y, quận Z cho ông Võ Văn T theo kết luận Bản án số 123/2015/DSPT ngày 5 tháng 6 năm 2015 của Tòa án nhân dân thành phố C về giải quyết việc “tranh chấp hợp đồng thuê nhà và đòi tài sản” giữa ông Võ Văn T và bà Lê Thị H. Trong trường hợp này, Chi cục thi hành án dân sự quận 1 (thành phố C) đã

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.  

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 21. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi

A. vi phạm kỉ luật. B. phạm quy.

C. vi phạm pháp luật. D. phạm tội.

Câu 22. Ông A cán bộ của Ủy ban nhân dân phường Y uống rượu trong giờ hành chính. Trong trường hợp này, ông A đã vi phạm

A. hành chính. B. theo quy định.  

C. dân sự. D. kỉ luật. 

Câu 23. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm

A. hình sự. B. hành chính.

C. kỉ luật. D. dân sự.

Câu 24. Nguyễn Văn Y (35 tuổi) sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của một số cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ với số tiền lên đến 1,1 tỷ đồng. Trường hợp này, Nguyễn Văn Y đã vi phạm

A. hành chính. B. hình sự.

C. kỉ luật. D. dân sự.

Câu 25. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất?

A. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước tòa án.                                

B. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật.

C. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về quyền lợi chính đáng.                                 

D. Mọi công dân đều có quyền bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 26. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quy tắc quản lý nhà nước.

B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

D. các quy tắc kỉ luật lao động

Câu 27. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là

A. Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 28. Hành vi vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản nào dưới đây?

 

Trường THPTNguyễn Huệ - Kiểm tra 1 tiết – Môn GDCD 12 – đề: 182 trang. 1/4

 


A. Sai trái, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Trái luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

C. Trái luật, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện.

D. Trái đạo đức, có lỗi, do người có năng lực chịu trách nhiệm thực hiện.

Câu 29. Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi vượt đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải

A. thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình.

B. chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm pháp luật của mình.

C. chịu thiệt hại do vi phạm pháp luật.

D. khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 30. Người bị coi là tội phạm nếu

         A. vi phạm hành chính.                    B. vi phạm hình sự.

         C. vi phạm kỷ luật.                           D. vi phạm dân sự.

 

 

 

----------- HẾT ----------

 

Trường THPTNguyễn Huệ - Kiểm tra 1 tiết – Môn GDCD 12 – đề: 182 trang. 1/4

 

nguon VI OLET