CHƯƠNG VI. LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
CHỦ ĐỀ 1: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN NGOÀI

1: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, thì kết luận nào sau đây là sai?
A. Chùm ánh sáng là chùm hạt phôtôn, mỗi hạt phôtôn đều mang một năng lượng xác định
B. Các phôtôn đều giống nhau và chỉ tồn tại khi chuyển động
C. Tốc độ của các phôtôn phụ thuộc vào môi trường chúng chuyển động
D. Các nguyên tử, phân tử bức xạ sóng điện từ chính là bức xạ ra các phôtôn
2: Giới hạn quang điện của kim loại kiềm nằm trong vùng:
A. hồng ngoại
B. ánh sáng nhìn thấy
C. tử ngoại
D. không thuộc 3 vùng trên
3: Chiếu một chùm tia hồng ngoại vào một lá nhôm tích điện âm thì:
A. Lá nhôm trở nên trung hoà về điện
B. Lá nhôm mất dần điện tích âm
C. Điện tích của lá nhôm không đổi
D. Lá nhôm mất dần điện tích dương
4: Công thoát của êlectron đối với một kim loại là 2,3 eV. Hãy cho biết nếu chiếu lên bề mặt kim loại này lần lượt hai bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,45 µm và λ2 = 0,50 µm. Hãy cho biết bức xạ nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện đối với kim loại này?
A. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ2 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện
B. Cả hai bức xạ trên đều không thể gây ra hiện tượng quang điện
C. Cả hai bức xạ trên đều có thể gây ra hiện tượng quang điện
D. Chỉ có bức xạ có bước sóng λ1 là có khả năng gây ra hiện tượng quang điện
5: Khi chiếu ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm tích điện âm trên một điện nghiệm, thì hai lá điện nghiệm sẽ:
A. xoè ra nhiều hơn trước
B. cụp xuống.
C. không cụp xuống
D. cụp xuống rồi lại xoè ra
6: Chọn đáp án đúng? Theo thuyết phôtôn về ánh sáng thì:
A. năng lượng của mọi phôtôn đều bằng nhau.
B. năng lượng của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng với λ là bước sóng ánh sáng.
C. năng lượng của phôtôn trong chân không giảm khi nó đi xa dần nguồn sáng.
D. tốc độ của hạt phôtôn trong chân không giảm dần khi nó đi xa dần nguồn sáng.
7: Một kim loại có công thoát của êlectron là 4,55 eV. Chiếu tới kim loại đó bức xạ điện từ I có tần số 1,05.1015 Hz; bức xạ điện từ II có bước sóng 0,25 µm. Chọn đáp án đúng?
A. Cả hai bức xạ đều gây hiệu ứng quang điện ngoài.
B. Bức xạ II không gây ra hiệu ứng quang điện ngoài, bức xạ I có gây ra hiệu ứng quang điện ngoài.
C. Bức xạ I không gây hiệu ứng quang điện ngoài, bức xạ II có gây ra hiệu ứng quang điện ngoài
D. Cả hai bức xạ đều không gây hiệu ứng quang điện ngoài
8: Chiếu lần lượt hai chùm bức xạ có bước sóng λ1,λ2 (λ1< λ2) vào quả cầu cô lập trung hòa về điện thì nó có điện thế cực đại tương ứng V1, V2. Chiếu đồng thời hai chùm bức xạ trên vào quả cầu này thì điện thế cực đại của nó là:
A. V = V1+V2 B. V = V1-V2
C. V = V1 D. V = V2
9: Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectron ra khỏi kim loại này. Giả sử mỗi phôtôn trong chùm sáng chiếu tới kim loại làm bật ra một êlectron. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì:
A. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng ba lần.
B. động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện tăng chín lần
C. công thoát của êlectron giảm ba lần
D. số lượng êlectron thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần
10: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, điều nào sau đây sai:
A. Cường độ chùm sáng tỉ lệ với số phôtôn có trong chùm
B. Năng lượng các phôtôn giảm dần theo quãng đường truyền đi.
C. Nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay bức xạ ánh sáng tức là hấp thụ hay bức xạ phôtôn.
D. Chùm tia sáng xem như chùm hạt, mỗi hạt gọi là phôtôn.
11: Theo quan điểm của thuyết lượng tử ánh sáng phát biểu nào sau đây là
nguon VI OLET