Ngày soạn : / / 2021
Ngày giảng : / / 2021
Giảng lớp :
Chương 3 : PHƯƠNG TRÌNH – HỆ PHƯƠNG TRÌNH (10 TIẾT)

A. KẾ HOẠCH CHUNG.
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học

Tiết

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT1: Đại cương về phương trình


Tiết

KT2: Phương trình bậc 1 và bậc 2

Tiết

KT3: Phương trình quy về phương trình bậc 1 và bậc 2

Tiết

KT3: Phương trình quy về phương trình bậc 1 và bậc 2

Tiết

KT4: Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Tiết

KT5: Phương trình, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, ba ẩn

Tiết

KT6: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

Tiết

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1


HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 2

Tiết
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG


HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC.
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm về phương trình, nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương tình hệ quả.
- Hiểu cách giải và biện luận phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn
- Hiểu cách giải các phương trình quy về bậc nhất, bậc hai (phương trình chứa ẩn ở mẫu, phương trình bậc cao, phương trình chứa dấu trị tuyệt đối, phương trình chứa căn…)
- Hiểu cách giải một số hệ phương trình hai ẩn và ba ẩn.
2. Về kỹ năng:
- Xác định được điều kiện (TXĐ) của phương trình.
- Biết biến đổi tương đương phương trình.
- Giải và biện luận thành thạo phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn; hệ phương trình bậc nhất hai ẩn.
3. Thái độ:
- Phân tích vấn đề chi tiết, hệ thống rành mạch.
- Tư duy các vấn đề logic, hệ thống.
4. Các năng lực chính hướng tới sự hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
+/ Soạn KHBH
+/ Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu...
Chuẩn bị của HS:
+/ Đọc trước bài
+/ Làm BTVN
+/ Làm việc nhóm ở nhà, trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước, làm thành file trình chiếu.
+/ Kê bàn để ngồi học theo nhóm
+/ Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng …
III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành:

Nội dung
Nhận thức
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Đại cương về phương trình
- Trình bày được khái niệm phương trình 1 ẩn, phương trình nhiều ẩn, phương trình chứa tham số.
- Hiểu và nhận biết được hai phương trình tương đương, ptrình hệ quả.
- Tìm được điều kiện xác định của phương trình.
- Biến đổi tương đương phtrình.
- Giải được một số phương trình đơn giản.
- Tìm được điều kiện của tham số để phương trình có nghiệm thỏa mãn điều kiện cho trước.

- Phát hiện đúng, sai trong các bước biến đổi phương trình tương đương.
- Bài toán tìm điều kiện xác định của phương trình với phương trình có các điều kiện phức tạp.

Phương trình bậc 1 và bậc 2
-Biết cách giải phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn.
- Xác định được một số có là nghiệm của phương trình bậc nhất, bậc hai hay không.

- Giải và biện luận phương trình bậc nhất, bậc hai một ẩn.
- Sử dụng định lý Vi-ét, định lý Vi-ét đảo để tìm nghiệm của phương tình bậc hai, tìm hai số khi biết tổng và tích.
- Vận dụng định lý Vi-ét vào việc nhẩm nghiệm, tìm điều kiện tham số thỏa mãn điều kiện cho trước.
- Biện luận được số nghiệm của phương trình bằng cách sử dụng đồ thị.
- Giải và biện luận một số phương trình đại số đặt ẩn phụ đưa về phương trình bậc nhất, bậc hai.
- Xét GTLN, GTNN của biểu thức liên hệ giữa các nghiệm của pt bậc hai.
nguon VI OLET