TIẾT 155 :                         KIỂM TRA VỀ TRUYỆN

 

  1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

    - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

   - HS được rèn luyện thêm về kĩ năng tìm hiểu tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn nghị luận.

B. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

   Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận.

   Cách tổ chức kiểm tra

- Cho HS làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan trong 15 phút rồi thu bài.

- HS tiếp tục làm bài tự luận trong 30 phút.

 

                           MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VỀ TRUYỆN

Tên chủ đề

( nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TN

TL

TN

TL

Cấp độ thấp

Cấp độ

cao

Chủ đề 1: Văn học

Truyện hiện đại

 

Nhớ năm sáng tác, tác giả, đề tài,  các chi tiết nội dung của các VB truyện .                   

 

 

Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của các VB truyện.

 

Hiểu tình huống của văn bản truyện.

 

 

 

Số câu

Số điểm

%

5( C1,2,4,5,8)

1,25

 

2

0,5

1

2

 

 

8

3,75

37,5%

Chủ đề 2: Tiếng Việt

- Thành phần cảm thán

- Phép thế

- Câu đặc biệt

Nhận ra thành phần cảm thán, phép thế, câu đặc biệt trong các câu văn.

 

 

 

 

 

 

Số câu

Số điểm

%

3

0,75

 

 

 

 

 

3

0,75

7,5%

Chủ đề 3: Tập làm văn

- Ngôi kể

- Nhân vật

- Tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện ( nhân vật văn học).

Nhận ra ngôi kể, nhân vật trong đoạn trích.

 

 

 

 

 

Tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện .

 

Số câu

Số điểm

%

2

0,5

 

 

 

 

1

5

3

5/5

55%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

10

2,5

25%

 

2

0,5

5%

1

2

20%

 

1

5

50%

14

10

100%

 

 

 


  Tiết 155: ĐỀ KIỂM TRA VỀ TRUYỆN

Họ và tên: ………………………………..   

Lớp: 9…….     

        ĐIỂM

         Lời phê của giáo viên

I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Chọn câu trả lời đúng và ghi vào bài làm trắc nghiệm:

  1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuê sáng tác vào năm nào?

 A.1970   B. 1971  C. 1975  D. 1976

 2. Truyện Chiếc lược ngà là sáng tác của ai?

 A. Nguyễn Thành Long B. Kim Lân

 C. Nguyễn Minh Châu D. Nguyễn Quang Sáng 

3. Trong các truyện đã học sau đây, truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất? 

 A. Làng   B. Lặng lẽ Sa Pa

 C. Bến quê                D. Chiếc lược ngà

4. Truyện nào sau đây viết về đề tài người nông dân? 

 A. Làng   B. Bến quê

 C. Chiếc lược ngà  D. Lặng lẽ Sa Pa

 5. Chi tiết nào sau đây không có trong truyện Lặng lẽ Sa Pa?

 A. Một vườn hoa trên đỉnh Yên Sơn.

 B. Cô gái thích những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận.

 C. Cô gái bỏ quên chiếc khăn mùi xoa.

 D. Anh thanh niên đưa cho bác lái xe gói tam thất.

6. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Bến quê?

 A. Tổ chức đối thoại và miêu tả hành động nhân vật.

 B. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

 C. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.

 D. Xây dựng những hình ảnh giàu  ý nghĩa biểu tượng.

 7. Ý nào sau đây được coi là thông điệp phù hợp nhất của truyện Bến quê gửi đến người đọc? A. Dù có đi đâu thì quê hương vẫn là nơi dừng chân cuối cùng của cuộc đời.

 B. “Quê hương nếu ai không nhớ , sẽ không lớn nổi thành người”.

 C.Trước khi đi ra ngoài, hãy sống với quê hương của mình.

 D. Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, quê hương.

  8. Nội dung chính được thể hiện qua truyện Những ngôi sao xa xôi là gì? 

 A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ.

 B. Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

 C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

 D.Vẻ đẹp của những người lính công binh ở Trường Sơn.

     Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…( Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê)

 9. Nhân vật xưng tôi trong đoạn trích trên là tác giả, đúng hay sai?

 A. Đúng     B. Sai 

 10. Từ Chao ôi trong đoạn trích trên là thành phần gì?

 A. Thành phần tình thái  B. Thành phần cảm thán

 C. Thành phần phụ chú  D. Thành phần gọi - đáp

11. Từ chúng trong đoạn văn trên dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

 A. bỗng chốc   B. một cơn mưa đá  C. những cái đó          D. thiệt xa

 12. Câu “ Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.” là kiểu câu gì?

 A. Câu đặc biệt   B. Câu rút gọn 

 C. Câu đơn    D. Câu ghép

II. Tự luận: (7 điểm)

 13. Tác giả đã xây dựng tình huống truyện Bến quê như thế nào? Xây dựng tình huống ấy tác giả nhằm mục đích gì?(2 điểm)

14. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom (Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh khuê ). (5 điểm)


TIẾT 155 :                         KIỂM TRA VỀ TRUYỆN

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

 I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

  Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

D

D

A

B

A

D

C

B

B

C

A

 

 II. Tự luận: (7 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 14

 

* Tình huống truyện Bến quê:

     - Nhĩ  làm công việc đã từng đi nhiều nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo cột chặt vào giường bệnh.

     - Nằm trên giường bệnh, nhĩ phát hiện vẻ đẹp của bãi bồi bên sông nhưng không thể nào sang được dù rất gần.

     - Nhĩ nhờ đứa con trai thực hiện khao khát đó nhưng nó lại sa vào đám chơi cờ trên hè phố, để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. (0,5 điểm)

  * Tác giả tạo tình huống nghịch lí nhằm mục đích: thể hiện những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người về giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp  bình dị của quê hương. (0,5 điểm)

HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, biết kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết.

- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu nhân vật và nêu ý kiến đánh giá khái quát về nhân vật Phương Định.

- Giới thiệu hoàn cảnh sống và công việc hàng ngày của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường (chị Thao, Nho, Phương Định ) để thấy được những khó khăn, gian khổ mà các cô phải đối mặt.

- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom: khung cảnh vắng lặng, không khí căng thẳng. Phương Định cảm giác các anh lính đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình. Lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi sự tự trọng, cô bình tĩnh bước tới quả bom. Ở bên quả bom, cô cũng có cảm giác sắc nhọn hơn, cảm nhận những dấu hiệu chẳng lành , có nghĩ đến cái chết nhưng mờ nhạt. Phương Định bình tĩnh chờ hiệu lệnh, cẩn thận làm châm ngòi, chờ tiếng nổ…

- Nhận xét nghệ thuật kể chuyện kết hợp miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sinh động, chân thực, sử dụng các kiểu câu linh hoạt…

- Nhận định, đánh giá về nhân vật . Những suy nghĩ, liên hệ của bản thân.

     Lưu ý:

- Điểm trừ tối đa với bài viết không đảm bảo bố cục là 1 điểm.

- Điểm trừ tối đa với bài viết mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.

- Điểm trừ tối đa với bài mắc lỗi chính tả và diễn đạt là 1 điểm.

 

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

1,0

 

 

2,5

 

 

 

 

 

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET