Câu 1: Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước:

  1. Nóng chảy và đông đặc.
  2. Nóng chảy và bay hơi.
  3. Bay hơi và ngưng tụ.
  4. Đông đặc và ngưng tụ.

Câu 2: Các chất như thuỷ tinh, kim loại sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nào:

  1. Bình thường.
  2. Cao.
  3. Thấp.

Câu 3: Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây:

  1. Hoà tan đường vào nước.
  2. Thả vôi sống vào nước.
  3. Dây cao su bị kéo dãn ra.
  4. Cốc thuỷ tinh bị rơi vỡ.

Câu 4: Dưới đây là một số phát biểu về các nguồn năng lượng. Phát biểu nào sau đây không đúng:

  1. Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm mọi vật trên Trái Đất.
  2. Từ năng lượng nước chảy ngưòi ta có thể tạo ra dòng điện.
  3. Than đá, dầu mỏ là các nguồn năng lượng có hạn, vì vậy con người phải sử dụng tiết kiệm.
  4. Người ta không thể tạo ra dòng điện từ năng lượng gió.

Câu 5: Vật nào sau đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lưọng gió:

  1. Quạt điện.
  2. Nhà máy thuỷ diện.
  3. Pin mặt trời.
  4. Thuyền buồm.

Câu 6: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, ngưòi ta lắp thêm vào đường dây cái gì:

  1. Một cái quạt.
  2. Một bóng đèn điện.
  3. Một cầu chì.
  4. Một cầu giao.

Câu 7: Việc nào sau đây không được làm để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra:

  1. Thay dây chì bằng dây đồng trong cầu chì.
  2. Phơi quần áo trên dây điện.
  3. Trú mưa dưới trạm điện.
  4. Cả 3 việc làm trên.

Câu 8: Các cơ quan sinh dục các và cơ quan sinh dục đực của thực vật có hoa là:

  1. Đài hoa và cánh hoa.
  2. Nhuỵ và nhị.
  3. Đài hoa và bao phấn.
  4. Nhuỵ hoa và cánh hoa.

Câu 9: Trong sự sinh sản của thực vật có hoa, bầu nhuỵ phát triển thành:

  1. Quả chứa hạt.
  2. Phôi nằm trong hạt.
  3. Hạt phấn.
  4. Noãn.

Câu 10: Hoa có chức năng gì đối với các loài thực vật có hoa:

  1. Sinh sản.
  2. Quang hợp.
  3. Vận chuyển nhựa cây.
  4. Hút nước và chất khoáng.

Câu 11: Bạn Hưng dùng dây để nối pin với bóng đèn nhưng đèn vẫn chưa sáng. Hãy nêu 3 lí do có thể dẫn đến việc đèn không sáng:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Câu 12: Hãy nêu 2 việc nên làm để bảo vệ môi trường:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Đánh dấu nhân (x) vào các cột dưới đây cho phù hợp:

Các hiện tượng

Biến đổi lí học

Biến đổi hoá học

1. Cho vôi sống vào nước

 

 

2. Xi măng trộn cát và nước

 

 

3. Đinh mới         Đinh gỉ

 

 

4. Thuỷ tinh ở thể lỏng       Thuỷ tinh ở thể rắn

 

 

 

Giải thích.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Nêu 2 việc nên làm để:

1. Giảm tác hại đối với môi trường khi sử dụng các loại chất đốt:

a) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Phòng tránh tai nạn khi sử dụng chât đốt:

a) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Hãy viết chữ N vào trước việc nên làm, chữ K trước việc không nên làm để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn do điện gây ra.

a. Phơi quần áo trên dây điện.

b. Báo cho người lớn biết khi phát hiện thấy dây điện bị đứt.

c. Trú mưa dưới trạm điện.

d. Chơi thả diều dưới đường dây điện.

Câu 4: Dùng các từ: Sâu, Bướm cải điền vào trong sơ đồ sau để hoàn thiện sơ đồ chu trình sinh sản của bướm cải:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a) Dựa vào sơ đồ trên, kể tên các biện pháp làm giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Nêu ý nghĩa của biện pháp sinh học:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Điền tên các con vật cho sẵn dưới đây vào cột cho phù hợp: Cá vàng, Cá heo, Cá sấu, Chim, Dơi, Chuột, Khỉ, Bướm.

Động vật đẻ trứng

Động vật đẻ con

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

 

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

 

 

 

 

Câu 1: Đánh dấu nhân (x) vào ô trống trước câu trả lời đúng:

1. Hỗn hợp là gì?

a. Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau nhưng mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.

b. Là hai hay nhiều chất trộn vào với nhau làm cho tính chất của mỗi chất thay đổi tạo thành chất mới.

2. Dung dịch là gì?

a. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn không hoà tan trong nó.

b. Là hỗn hợp của chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều.

3. Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch?

a. Năng lượng mặt trời.

b. Năng lượng gió.

c. Năng lượng nước chảy.

d. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt…

Câu 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Hoa là cơ quan ………………. của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là …………., cơ quan sinh dục cái gọi là ………………

b) Đa số loài vật chia thành hai giống: ……………………… Con đực có cơ quan sinh dục đực tao ra ……………………. Con cái có cơ quan sinh dục tạo ra …………………………..

Câu 3: Nối ô chữ ở cột A với các ô chữ ở cột B cho phù hợp:

               A                                                                     B

                 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 4: Nêu 2 việc cần làm để tránh lãng phí điện:

1.……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

2. ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Câu 5: Nêu 4 việc cần làm để góp phần bảo vệ môi trường:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

u 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Năm 1959, Trung ương Đảng mở đường Trường Sơn nhằm:

  1. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
  2. Mở mang giao thông miền núi.
  3. Tạo điều kiện cho miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
  4. Nối liền hai miền Nam - Bắc

2. Đế quốc Mỹ phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam là vì:

  1. Mĩ không muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
  2. Mĩ muốn thể hiện thiện chí với nhân dân Việt Nam.
  3. Mĩ bị thất bại nặng nề về quân sự ở cả hai miền Nam, Bắc.
  4. Mĩ muốn rút quân về nước.

Câu 2: Chọn các từ ngữ cho trước sau đây và điền vào chỗ chấm (…) của đoạn văn cho thích hợp:

           hàng nghìn, Việt Nam và Liên Xô; xây dựng; 15 năm

 

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là kết quả …………………. lao động sáng tạo đầy hi sinh gian khổ của …………………….cán bộ, công nhân ……………

………………., là thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp ……….

…………đất nước.

Câu 3: Trình bày tóm tắt cuộc tấn công vào Sứ quán Mĩ của quân giải phóng miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968 bằng cách sắp xếp lại các ý sau:

a) Đúng giao thừa, quân ta lao vào chiếm giữ tầng dưới Sứ quán Mĩ. Lính Mĩ chống trả quyết liệt nhưng không đẩy lùi được cuộc tấn công của quân ta.

b) Cuộc chiến đấu diễn ra trong 6 giờ đồng hồ khiến Sứ quán Mĩ bị tê liệt.

c) Địch dùng máy bay lên thẳng chở thêm quân Mĩ đổ xuống nóc Sứ quán để phản kích. Bọn địch bí mật đưa Đại sứ Mĩ chạy khỏi Sứ quán bằng xe bọc thép.

           Thứ tự lần lượt là: …………………………………………………….

Câu 4: Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hội nước Việt Nam (khóa VI) đã có những quyết định quan trọng nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………  

 

Câu 1: Điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai:

a. Ngày 27-1-1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.

b. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai đã khủng bố, tàn sát đồng bào miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.

c. Ngày 30-4-1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai.

d. Ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm góp phần mở rộng giao thông để phát triển kinh tế miền núi.

e. 17 giờ 30 phút ngày 7-5-1954, Tướng Đờ Ca-xtơ-ri và Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống.

g. Cuối năm 1959, đầu năm 1960, khắp miền Nam bùng lên phong trào “Đồng khởi”, Huế là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”.

Câu 2: Chọn và điền từ ngữ cho trước sau đây vào chỗ chấm (…) của đoạn văn cho thích hợp: ngừng ném bom miền Bắc; Hà Nội và các thành phố lớn; máy bay B52; “Điện Biên Phủ trên không”.

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng ………………………

Ném bom hòng huỷ diệt ……………………………………ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt ……………………………………… Ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ………………………………………………….

Câu 3: Em hãy nêu vai trò của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc của chiến dịch Điện Biên Phủ. Ý nghĩa của chiến dịch này.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Câu 1: Nêu thời gian diễn ra các sự kiện lịch sử sau:

a. Chiến dịch Điện Biên Phủ: ……………………………………………

b. Xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội: …………………………………...

c. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: ……………………...

d. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không: ………………………………

e. Lễ kí hiệp định Pa-ri: ………………………………………………….

Câu 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Cuối năm 1959 - đầu năm ……………., phong trào “Đồng khởi” nổ ra và ………………………ở nhiều vùng ……………………… miền Nam. ……………………. là nơi phong trào diễn ra sớm nhất.

Câu 3: Đánh dấu nhân vào trước ý đúng:

1. Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là:

Đưòng Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh trên biển.

Đường số 1.

2. Mục đích của việc mở đường Trường Sơn là:

Để mở đường thông thương sang Lào và Cam-pu-chia.

Để miền Bắc chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước.

Cả 2 ý trên.

Câu 4: Hãy nêu các điểm cơ bản của hiệp định Pa-ri về Việt Nam:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Hãy điền các nội dung phù hợp vào ô trống trong bảng:

Nội dung

Quyết định của kì họp thứ I Quốc hội khóa VI

Tên nước

 

Quốc kì

 

Quốc ca

 

Thủ đô

 

Thành phố

Sài Gòn – Gia Định

 

 

 

 

 

Câu 1: Hãy nối tên châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B sao cho phù hợp:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2: Điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai:

Châu Âu là châu lục có số dân đông nhất thế giới.

Hầu hết các nước châu Phi chỉ mới tập trung vào khai thác khoáng sản và trồng cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Địa hình châu Mĩ từ phía Tây sang phía Đông lần lượt là: núi cao, đồng bằng lớn, hoang mạc.

Ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa.

Câu 3: Quan sát bảng số liệu về các đại dương sau:

Đại dương

Diện tích

(triệu km2)

 

Độ sâu trung bình

(m)

Độ sâu lớn nhất

(m)

Ấn Độ Dương

75

3 963

7 455

Bắc Băng Dưong

13

1 134

5 449

Đại Tây Dương

93

3 530

9 227

Thái Bình Dương

180

4 279

11 034

 

a. Hãy xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4: Nêu sự khác nhau về địa hình của hai nước Lào và Cam-pu-chia.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5: Điền từ, ngữ vào chỗ chấm sao cho đúng:

Châu Á có số dân ……………………. thế giới. Người dân sống tập trung đông đúc tại các ………………… châu thổ và sản xuất …………………..

là chính. Một số nước phát triển công nghiệp khai thác …………………...

như Trung Quốc, Ấn Độ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai:

Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích châu Á.

Châu Phi là châu lục có số dân đông nhất thế giới.

Kim tự tháp, tượng nhân sư là những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng của châu Á.

Những mặt hàng công nghiệp của châu Âu nổi tiếng thế giới là máy bay, ô tô, hàng điện tử….

Các nước châu Á chủ yếu là những nước công nghiệp phát triển.

Sông dài nhất thế giới là sông A-ma-dôn, nằm ở châu Mĩ.

Câu 2: Ghi chữ L vào những ô trống trước ý chỉ đặc điểm tự nhiên của Lào và chữ C vào những ô trống trước ý chỉ đặc điểm tự nhiên của Cam-pu-chia.

Lãnh thổ không giáp biển.

Địa hình chủ yếu là đồng bằng.

Địa hình phần lớn là núi và cao nguyên.

Lãnh thổ có dạng lòng chảo, nơi thấp nhất là Biển Hồ.

Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì:

a. Châu Á nằm ở Bắc bán cầu.

b. Châu Á có diện tích lớn nhất trong các châu lục.

c. Châu Á trải dài từ tây sang đông.

d. Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.

2. Sản phẩm nào dưới đây không phải là sản phẩm công nghiệp nổi tiếng thế giới của châu Âu:

a. Len dạ.

b. Hàng điện tử.

c. Mĩ phẩm.

d. Dược phẩm.

e. Đồ chơi trẻ em.

g. Thiết bị.

3. Trong các ý sau, ý nào nói không đúng đặc điểm của châu Nam Cực:

a. Động vật tiêu biểu ở châu Nam Cực là chim cánh cụt.

b. Châu Nam Cực là châu nằm ở vùng địa cực.

c. Châu Nam Cực có số dân đông đúc.

d. Nhiệt độ quanh năm dưới 00C.

Câu 4: Nối tên nước ở cột A với tên châu lục ở cột B cho phù hợp:

                          A                            B

1. Trung Quốc

a. Châu Âu

2. Ai Cập

b. Châu Á

3. Hoa Kì

c. Châu Mĩ

4. Liên bang Nga

d. Châu Đại Dương

5. Ô-xtrây-li-a

e. Châu Phi

6. Pháp

g. Châu Nam Cực

 

Trả lời: …………………………………………………………………….. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 1: Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng:

1. Khi bật quạt điện, ta thấy có gió được thổi từ phía cánh quạt. Nguyên nhân có gió là:

a. Gió được sinh ra từ cánh quạt.

b. Gió được sinh ra từ trong quạt, sau đó được cánh quạt thổi tới ta.

c. Không khí được cánh quạt thổi tạo thành gió.

2. Việc nào sau đây không nên làm để phòng chống tác hại do bão gây ra:

a. Chặt bớt các cành cây ở những cây to gần nhà, ven đường.

b. Tranh thủ ra khơi đánh bắt cá khi nghe tin bão sắp đến.

c. Đến nơi trú ẩn an toàn nếu cần thiết.

d. Cắt điện ở những nơi cần thiết.

3. Những yếu tố náo sau đây gây nên ô nhiễm không khí:

a. Khói, bụi, khí độc.

b. Các loại rác thải không được xử lí hợp vệ sinh.

c. Tiếng ồn.

d. Cả a và b đều đúng.

e. Tất cả các yếu tố trên.

4. Vật nào sau đây tự phát sáng:

a. Trái Đất.

b. Mặt Trăng.

c. Mặt Trời.

d. Cả 3 vật kể trên.

5. Phát biểu nào không đúng về vai trò của ánh sáng mặt trời:

a. Con người có thể làm ra ánh sáng nhân tạo nên không cần ánh sáng mặt trời.

b. Nhờ có ánh sáng mặt trời mà thực vật xanh tốt, con người và động vật khoẻ mạnh.

c. Ánh sáng giúp động vật nhìn rõ mọi vật.

6. Cắm một ống vào một bình nước. Khi nhúng bình vào chậu nước nóng thì thấy mực nước trong ống dâng cao lên, còn khi nhúng bình vào chậu nước đá thì thấy mực nước trong ống hạ xuống. Hiện tượng đó cho chúng ta biết điều gì:

a. Nước bay hơi.

b. Nước có thể thấm qua một số vật.

c. Nước nở ra hoặc co lại khi nóng lên hoặc lạnh đi.

7. Ý kiến nào sau đây không đúng về thực vật:

a. Thực vật lấy khí các-bô-níc và thải khí ô-xi trong quá trình quang hợp.

b. Thực vật cần ô-xi để thực hiện quá trình hô hấp.

c. Hô hấp chỉ xảy ra vào ban ngày.

d. Cả 3 ý trên.

8. Sinh vật nào có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời, chất vô cơ để tạo thành chất hữu cơ (như chất bột đường):

a. Con người.

b. Thực vật.

c. Động vật

d. Tất cả các sinh vật.

9. Tại sao người ta phải sục khí vào bể cá:

a. Để cung cấp khí các-bô-níc cho cá.

b. Để cung cấp khí ni-tơ cho cá.

c. Để cung cấp hơi nước cho cá.

d. Để cung cấp khí ô-xi cho cá.

10. Muốn biết thực vật cần gì để sống, ta làm thí nghiệm như thế nào:

a. Trồng cây trong điều kiện sống đầy đủ các yếu tố.

b. Trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố.

c. Trồng cây trong điều kiện sống thiếu 2 yếu tố.

11. Cây nến đang cháy, úp một côc thuỷ tinh lên thì cây nến bị tắt. Vì sao?

a. Khi úp cốc lên, không có gió nên nến tắt.

b. Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị hết nên nến tắt.

c. Khi nến cháy, khí ô-xi bị mất dần đi, khi ta úp cốc không có thêm không khí để cung cấp ô-xi nên nến tắt.

d. Khi nến cháy, khí ô-xi và khí các-bô-nic bị mất đi, nếu úp cốc sẽ không có thêm không khí cung cấp 2 khí này nên nến tắt.

12. Điều gì có thể xảy ra nếu ta sống ở nơi thường xuyên có tiếng ồn. Hãy khoanh tròn vào ý em cho là không đúng:

a. Tai có thể nghe kém.

b. Gây đau đầu, mất ngủ.

c. Không có hại vì ta có thể quen dần.

d. Làm suy nhược thần kinh.

Câu 2: Chọn các từ trong khung để điền vào chỗ chấm cho phù hợp:

Ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, lâu hơn, không khí, ô-xi

 

a) Càng có nhiều …………….…………. càng có nhiều ô-xi và ……………

diễn ra ……………………..

b) …………………….trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra ………………………….

Câu 3: Bạn Mai muốn tìm hiểu xem nước có phải là yếu tố cần cho sự phát triển của cây hay không. Bạn làm thí nghiệm như sau:

      Tưới nước cho cây ở chậu A hằng ngày nhưng không tưới nước cho cây ở chậu B. Sau đó một vài ngày, Mai so sánh các cây để rút ra nhận xét về vai trò của nước đối với sự phát triển của cây.

Để cho thí nghiệm thành công thì bạn Mai cần phải đảm bảo một số yếu tố khác phải như nhau ở 2 chậu cây. Hãy nêu 3 trong số các yếu tố đó.

 

 

 

nguon VI OLET