Chương I: Điện tích. Điện trường
Dạng 1: Lực tương tác tĩnh điện
Câu 1: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau một đoạn R = 4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F = 10-5N. Tìm khoảng cách giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là F` = 2,5.10-6N.
ĐS: 8cm
Câu 2: Hai hạt bụi trong không khí ở cách nhau một đoạn 3cm, mỗi hạt mang điện tích q = -9,6.10-13C.
a) Tính lực tĩnh điện giữa hai hạt.
b) Tính số electrôn dư trong mỗi hạt bụi.
ĐS: a) 9,216.10-12N b) 6.106
Câu 3: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electrôn. Tìm khối lượng mỗi quả cầu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6,67.10-11m3/kg.s2
ĐS: 1,86.10-9 kg
Câu 4: Electrôn quay đều quanh hạt nhân nguyên tử Hiđrô theo quỹ đạo tròn với bán kính R = 5.10-11 m.
a) Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên electrôn.
b) Tính vận tốc và tần số chuyển động của electron.
Coi electrôn và hạt nhân trong nguyên tử Hiđrô tương tác theo định luật tĩnh điện.
ĐS: a) F  9.10-8N. b) v  2,2.106 m/s; n  0,7. 1016 s-1
Câu 5*: Hai vật nhỏ mang điện tích đặt trong không khí cách nhau một đoạn R = 1m, đẩy nhau bằng F =1,8N. Điện tích tổng cộng của hai vật là 3.10-5C. Tính điện tích mỗi vật.
ĐS: q1 = 2.10-5C, q2 = 10-5N hoặc ngược lại
Câu 6*: Hai quả cầu kim loại nhỏ như nhau mang các điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau R = 2cm, đẩy nhau bằng lực F = 2,7.10-4N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa về vị trí cũ, thì chúng đẩy nhau bằng lực F` = 3,6.10-4N. Tính q1, q2.
ĐS: q1 = 6.10-9C, q2 = 2.10-9N hoặc ngược lại; q1 = -6.10-9C, q2 = -2.10-9N hoặc ngược lại
Câu 7*: Hai quả cầu kim loại nhỏ như nhau mang các điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau R=20cm, hút nhau bằng lực F = 3,6.10-4N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa về vị trí cũ, thì chúng đẩy nhau bằng lực F` = 2,025.10-4N. Tính q1, q2.
ĐS: q1 = 8.10-8C, q2 = -2.10-8N hoặc ngược lại; q1 = -6.10-8C, q2 = 2.10-8N hoặc ngược lại
Câu 8: Hai điện tích điểm đặt trong chân không, cách nhau một đoạn R = 20cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng là F . Khi đặt trong dầu, ở cùng khoảng cách, lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm 4 lần. Hỏi khi đặt trong dầu, khoảng cách giữa các điện tích phải là bao nhiêu để lực tương tác tĩnh điện giữa chúng cũng là F.
ĐS: 10cm
Dạng 2: Lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích
Câu 1: Ba điện tích điểm q1 = -10-7C, q2 = 5.10-8C, q3 = 4.10-8C lần lượt đặt tại A, B, C trong không khí. Biết AB = 5cm, AC = 4cm, BC = 1cm. Tìm lực tác dụng lên điện tích q3.
ĐS:  hướng từ C  A, độ lớn F = 20,25.10-2N
Câu 2: Ba điện tích điểm q1 = 4.10-8C, q2 = -4.10-8C, q3 = 5.10-8C đặt trong không khí tại ba đỉnh ABC của một tam giác đều cạnh a = 2cm. Xác định vectơ lực tác dụng lên q3.
ĐS:  , độ lớn F = 4,5.10-2N
Câu 3: Ba điện tích điểm q1 = q2 = q3 = q = 1,6.10-19C đặt trong chân không tại ba đỉnh ABC của một tam giác đều cạnh a = 16cm. Xác định vectơ lực tác dụng lên q3.
ĐS:  có phương AB, độ lớn F = 9.10-27N
Câu 4: Ba điện tích điểm q1 = 27.10-8C, q2 = 64.10-8C, q3 = -10-7C đặt trong không khí tại ba
nguon VI OLET