Sở GD – ĐT Lạng Sơn

………Trường THPT Việt Bắc………

 

 

 

Bài soạn:

(Tiết 27)

 

Bài 21: ( tiết 1) PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên hướng dẫn: Th. Mai Quang Vinh

 

Người thực hiện : Sv. Bế Thị Hạnh

 

Đơn Vị :  Đại học Sư Phạm Thái Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lạng Sơn, ngày 08 tháng 03 năm 2014


Ngày soạn : 8/03/2014

Ngày dạy :  11/03/2014

 

Tiết 27

Lớp 11A2

 

Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX.

 

 

I)                 MỤC TIÊU:

1)   Kiến thức.

-         Biết được hoàn cảnh nổ ra các phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, và các cuộc khởi nghĩa tự vệ của nông dân.

-         Chỉ ra được nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

2)  Kĩ năng.

Quan sát kênh hình.

-  Biết nhận xét đánh giá, vị trí, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân cuối XIX, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho hiện tại.

- biết sử dụng lược đồ khi trình bày diễn biến chính cuộc phản công quân Pháp của chủ chiến Pháp ở kinh thành Huế: biết xác định các địa danh diễn ra phong trào Cần Vương: tái hiện một số nét tiêu biểu trong các cuộc khởi nghĩa của Phong trào Cần Vương.

3) Tư tưởng thái độ.

- Khâm phục tinh thàn yêu nước chống Pháp của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật….

- Tự hào về lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, sự chiến đáu dũng cảm chống quân xâm lược của cha ông ta: căm thù bọn cướp nước, bọn bán nước tay sai.

- đánh giá đúng đắn khách quan về nguyên nhân thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX.

 

 

 


I)                 PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

-         Chân dung vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết….

-         Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1986).

II)            TIẾN TRÌN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC.

 

1)   Ổn định lớp.

2)   Kiểm tra bài cũ. (7p)

3)   Chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới. ( 2p)

-         sau khi kí với Pháp  bản Hiệp ước Hác – măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) , triều đình Huế đã đầu hàng giặc, thực dân pháp muốn thiết lập chế độ bảo hộ ở Việt Nam. Chúng muốn lập nên một chế độ tay sai ở Huế, để tổ chức, bóc lột, nô dịch nhân dân ta. Song chúng đã vấp phải sự phản kháng  của đông đảo quần chúng nhân dân và các tằng lớp sĩ phu, văn thân, bộ phận quan lại chủ chiến trong triều đình. Sự phản kháng đó được biểu hiện rõ rệt nhất bằng cuộc tấn công quân Pháp của phe chủ chiến trong kinh thành Huế, mở đầu cho một giai đoạn mới của phong trào chống Pháp. Của nhân dân Việt Nam. Vậy phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong những năm cuối thế kỉ XIX  (1858- 1896) diễn ra như thế nào? Các phong trào này có đặc điểm gì khác những phong trào chống Pháp trước đó.

 

 

       Kiến thức cơ bản

 

Hoạt động dạy – học của thầy và trò

I) PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ.

1) Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

 

a.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế:

         Nguyên nhân:

 

Hoạt động 1:( 12p)  tìm hiểu về tình hình nước ta sau hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt.

 

GV:

hỏi: Sau hiệp ước 1883 và 1884 tình hình nước ta có đặc điểm gì nổi bật?

 

HS: trả lời

GV: bổ xung, mở rộng.

- Pháp đã thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.


- Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.

+ Nhân dân: Kháng chiến mạnh mẽ

cổ vũ cho phái Chủ chiến    ( đứng đầu là Tôn Thất Thuyết)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)Diễn biến:

-                   Đêm ngày 4 rạng ng ày 5 tháng 7 năm 1885, phái Chủ chiến tấn công đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ nhưng thất bại.

- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi về sơn Phòng Tân Sở.

 

b. Sự bùng nổ phong trào Cần Vương.

- Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.

Khiến Pháp ăn không ngon ngủ không yên.

GV: Giới thiệu về triều đình Nguyễn.

 

- Hỏi: Phe Chủ chiến đã có những hành động gì? Và hành động đó nhằm mục đích gì?

 

HS: trả lời

 GV: khái quát.

 

- Phế bỏ ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên ngôi, trừ khử những người không cùng chính kiến,bổ sung thêm lực lượng quân sự, bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí chuẩn bị chiến đấu..

-Mục đích: Nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống pháp giành chủ quyền.

GV: Giới thiệu về nhân vật Tôn Thất Thuyết và Vua Hàm Nghi.

 

Hỏi: Trước hành động của phe chủ chiến thì thực dân Pháp có âm mưu gì?

HS: Pháp tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.

 

- Sử dụng lược đồ để nêu sơ lược diễn biến của cuộc phản công của phái Chủ chiến tại kinh thành Huế.

 

- Hỏi: Tại sao cuộc phản công nhanh chóng thất bại?

 

Do vội vã, chuẩn bị chưa chu đáo

Lực lượng Pháp mạnh

- Hỏi: Em hiểu thế nào là “ Cần Vương”? và việc xuống Chiếu Cần Vương nhằm mục đích gì?

GV: Cần là giúp

        Vương là vua


- 13/07/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương.

=> Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào Cần Vương sôi nổi

đến

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2) Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

 

٭ Giai đoạn 1: từ năm 1885 đến 1888:

- Lãnh đạo: vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.

=> Cần Vương là giúp Vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc.

=> Mục đích : Kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước giành độc lập cho dân tộc.

Trích “Chiếu Cần Vương”

      “Từ xưa, kế giặc chống giặc không ngoài 3 điều: đánh, giữ, hòa. Đánh thì chưa có cơ hội; giữ thì khó định hẹn được sức; hòa thì họ đòi hỏi không biết chán. Đang lúc sự thế thiên vạn nan như vậy, bất đắc dĩ phải dùng quyền. Thái dương ra đời ở đất Kì, Huyền Tông sang chơi đất Thục, người xưa đều đã có làm.

      Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến việc tự cường tự trị. Kẻ Tây ngang bức, hiện tình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng tăng thêm binh thuyền đến, buộc theo những điều mình không thể làm được; ta chiếu lệ thường khoản tiếp, chúng không chịu nhận thứ gì.…Phàm những người cùng được chia mối lo này cũng đã dư biết. Biết thì phải tham gia công việc….”

Hỏi: Việc ban Chiếu Cần Vương có tác dụng gì?

 (Chiếu Cần vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào Cần Vương sôi nổi, kéo dài đến thế kỉ XIX.)

- Kết luận và chuyển ý:

Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành phong trào sôi nổi kéo dài đến tận cuối thế kỷ XIX. Vậy phong trào sẽ diễn ra như thế nào chúng ta sang mục 2.

 

Hoạt động 2: (18) Tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

 

 

 

 

 

GV:

- Chia cả lớp thành 2 nhóm hoạt động theo mẫu. (4p thảo luận)


- Lực lượng: nhân dân, các tộc người thiểu số,…

-  Địa bàn: Nổ ra trên một phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

- Khởi nghĩa tiêu biểu: Hàng trăm cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu như khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Lê Trung Đình, Nguyễn Xuân Ôn, Phạm Bành, Đinh Công Tráng,…

- Kết quả: vua Hàm Nghi bị bắt, Phong trào chuyển sang giai đoạn mới.

٭ Giai đoạn 2: từ năm 1889 đến năm 1896.

- Lãnh đạo: Do các văn thân sỹ phu lãnh đạo.

-  Lực lượng tham gia: nhân dân, tộc người thiểu số,...

-   Khởi nghĩa tiêu biểu: Hương Khê, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Bãi Sậy.

- Địa bàn hoạt động: Phong trào dần quy tụ thành các trung tâm lớn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

- Kết quả:  thất bại.

Tính chất của phong trào Cần Vương: phong trào yêu nước chống Pháp.

 

 

 

 

Giai đoạn

Lãnh đạo

Lực lượng

Địa bàn

Khởi nghĩa tiêu biểu

Kết quả

1.1885-1888

 

 

 

 

 

2.1888-1896

 

 

 

 

 

( 5p hoàn thành bảng)

Nhóm 1: Tìm hiểu giai đoạn 1( 1885-1888)

Nhóm 2: Tìm hiểu giai đoàn 2(1888-1896)

 

- Hỏi: Tại sao phong trào không diễn ra ở Nam Kỳ?

(Vì Nam Kì đã thuộc Pháp từ lâu Pháp kiểm soát gắt gao không thuộc phạm vi ảnh hưởng của triều đình.Không có lực lượng chủ chốt đứng ra kêu gọi văn thân, sĩ phu đã ra Bắc Kì và Trung Kì.)

- Sử dụng lược đồ “ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa của phong trào.

- Hỏi: Tại sao sau khi Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục phát triển và kéo dài?

( Vì phong trào là một phong trào yêu nước. Cần Vương chỉ mang ý nghĩa là chủ yếu).

 

 

 

 

 

Hỏi: Qua nội dung hai giai đoạn em hãy rút ra đặc điểm của phong trào Cần Vương thời kì này?

HS: trả lời

GV: Kết luận:

+ Giai đoạn 1 có sự lãnh đạo của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết phong trào đã phát triển sôi nổi khắp nơi, Mục đích: Khôi phục lại vương triều phong kiến và đánh Pháp giành độc lập.

+ Giai đoạn hai phong trào đã chuyển sang giai đoạn “ Cần Vương không có vua” nhưng vẫn tiếp tục phát triển. Đã quy tụ thành các trung tâm lớn và hoạt động trong suốt một thời gian dài làm cho Pháp “ thất điên, bát đảo”.


 

Giai đoạn 1 (1885-1888)

Giai đoạn 2(1888-1896)

Đặc điểm

-Có Vua lãnh đạo

-Không có Vua lãnh đạo.

Mục đích

-Khôi phục lại vương triều phong kiến và đánh Pháp giành độc lập.

-Giành độc lập chủ quyền cho đất nước và mang tính chất yêu nước.

Mục đích: Giành độc lập chủ quyền cho đất nước và mang tính chất yêu nước.

Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương?

HS:

+ Nguyên nhân sâu xa: Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp

+ Nguyên nhân trực tiếp: Thất bại trong cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế.

 

   

 

III) CỦNG CỐ, DẶN DÒ.

 

 Câu hỏi: ٭ Củng cố bài: ( 6p)

-         Hãy đánh dấu X vào trước ý em cho là đúng:

  1. Chiếu Cần Vương ban hành vào ngày
  1. 17/03/1885
  2. 13/05/1885
  3. 17/05/1885
  4. 13/07/1885
  1. Phong trào Cần Vương chia làm mấy giai đoạn:
  1. 1
  2. 2
  3. 3

 

 

3 - Thực chất của phong trào Cần Vương là gì? So sánh đặc điểm hai giai đoạn của phong trào.?

nguon VI OLET