PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA




ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LẦN 2
NĂM 2020 - 2021
Môn: Lịch sử 9
Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Chọn đáp án đúng
Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp "Đòi hỏi" Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Thu được nhiều chiến phí
B. Chiếm được nhiều thuộc địa
C. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh
D. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận
Câu 2: Nội dung nào không phải là ý nghĩa thành tựu Liên Xô đạt được từ 1950 - nửa đầu những năm 70?
A. Đã làm đảo lộn toàn bộ “chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
B. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
C. Chi phối hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. Là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới.
Câu 3. Đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kì cải cách mở cửa lấy nội dung nào làm trọng tâm?
A. Phát triển kinh tế. B. Xây dựng hệ thống chính trị.
C. Xây dựng nền kinh tế thị trường. D. Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản.
Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây không phải là nguyên nhân thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển.
B. Thiết lập sự ảnh hưởng của mình đối với các nước khác.
C. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
D. Sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức hợp tác khác trên thế giới.
Câu 5. Thách thức lớn nhất khi Việt Nam gia nhập ASEAN là
A.đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B.tình trạng thất nghiệp gia tăng do trình độ tay nghề thấp.
C.hạn chế về vốn, trình độ quản lý kinh tế, môi trường cạnh tranh quyết liệt.
D.hiện tượng chảy máu chất xám ngày càng tăng.
Câu 6: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì:
A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
B. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân về cơ bản bị sụp đổ.
C. Có 17 nước giành được độc lập.
D. Chủ nghĩa thực dân hoàn toàn sụp đổ ở châu Phi.
Câu 7: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có thể thực hiện được chiến lược toàn cầu?
A. Mĩ có tiềm lực kinh tế và quân sự. B. Mĩ có thế lực về kinh tế .
C. Mĩ khống chế các nước đồng. D. Mĩ có thế lực quân sự.
Câu 8: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân nào quyết định nhất đến sự phát triển kinh tế nước Mĩ?
A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nhờ áp dụng những thành tựu KHKT của thế giới.
D. Nhờ trình độ tập trung sản xuất ,tập trung tư bản cao.
Câu 9. Từ nguyên nhân phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?
A. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
B. Thu hút nhân tài, hợp tác quốc tế.
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng.
D. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá.
Câu 10. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?
A. Ngoại thương.      B. Công nghiệp nặng.
C. Nông nghiệp và khai mỏ.             D. Giao thông vận tải.
Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam.
B. Đã hình thành nên khối liên minh công-nông, trở thành nồng cốt cách mạng.
C. Là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trên con đường giải phóng dân tộc.
D. Là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào yêu nước.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với cách mạng Việt Nam?
A.Thúc đẩy phong trào cách mạng Việt
nguon VI OLET