KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: .Công nghệ.       Lớp:   10.  - HKI       

Tên Chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết

(cấp độ 1)

      Thông

          (cấp

hiểu

độ 2)

              Vận dụng

Cấp độ thấp

(cấp độ 3)

    Cấp độ cao

      (cấp độ 4)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1: Bài mở đầu

- Tầm quan trọng của sản xuất nông lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Sốđiểm:0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 2:

Khảo nghiệm giống cây trồng

Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 3

Số điểm:0,75

Tỉ lệ: 7.5%

Số câu: 3

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 3:

Sản xuất giống cây trồng

- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng

 

- Vai trò của hạt giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng và xác nhận.

- Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp và giống cây rừng.

So sánh được quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau.

 

 

 

 

Số câu: 6

Số điểm:3,25

Tỉ lệ: 32.5%

Số câu: 1

Số điểm:0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 4:

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, tế bào

Khái niệm, cơ sở khoa học và ý nghĩa

 

Quy trình công nghệ nhân giống cây trồng bằng  nuôi cấy mô tế bào.

 

Ứng dụng nuôi cấy mô, tế bào trong thực tế

 

 

 

TS câu: 5

TSđiểm:1.25

Tỉlệ:12.5%

Số câu: 2

Số điểm:0.5

Tỉlệ:5%

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉlệ:2.5%

 

 

 Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉlệ:5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 5:

Một số tính chất của đất trồng

 

 

-Cấu tạo và tính chất của keo đất

 

- Phân biệt được keo đất âm và keo đất dương

 

 

 

- Trình bày các hiểu biết  liên quan đến độ phì nhiêu của đất,

TS câu: 4

TS điểm:4.5

Tỉlệ:45%

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉlệ:5%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉlệ:20%

 

 

 

 

 

Sốcâu: 1

Sốđiểm:2

Tỉlệ:20%

TS câu:19

TS điểm:10

Tỉlệ:100%

TS câu: 7

TS điểm:1.75

Tỉlệ:17.5%

 

TS câu: 7

TS điểm:1.75

Tỉlệ:17.5%

TS câu: 2

TS điểm:4

Tỉlệ:40%

TS câu: 2

TS điểm:0.5

Tỉlệ:5%

 

 

TS câu: 1 TSđiểm:2

Tỉlệ:20%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GD - ĐT TỈNH HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT ÂN THI

AT_1516

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 10

Năm học 2015-2016

MÔN: CÔNG NGHỆ - đề 1

Thời gian làm bài: 45 phút

( Đề thi gồm 19 câu, 2 trang)

I. Trắc nghiệm khách quan. (4điểm).

Câu 1( 0.25điểm). Keo đất có vai trò gì để làm cơ sở cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất với cây trồng?

A. Khả năng trao đổi ion.                       B. Chứa nhiều nước.   

C. Khả năng trao đổi Protêin                 D. Chứa nhiều đạm.

Câu 2.( 0.25điểm).  Keo âm là keo:

A. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion bất động mang điện tích âm.                        

D. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích âm

Câu 3.( 0.25điểm).   Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là gì?

A. Tạo ra số lượng giống cần thiết để đưa vào sản xuất đại trà.     

B. Tạo ra giống mới có năng xuất cao.

C. Tạo ra giống mới sinh trưởng mạnh. 

D. Tạo ra giống mới phát triển nhanh.

Câu 4.( 0.25điểm).  Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào không ứng dụng công nghệ vi sinh vật?

A. Chả lụa.                  B. Thuốc kháng sinh.  C. Rượu bia.  D. Phân vi sinh.

Câu 5.( 0.25điểm).  Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm ……… tổng số lao động tham gia vào các ngành kinh tế.  

A. >  80% B. > 50%.  C. < 80%   D. < 50%

Câu 6. ( 0.25điểm). Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào? 

A. Giống nhập nội.     B. Giống mới khác       C. Giống thuần chủng.     D. Giống phổ biến đại trà.

Câu 7.( 0.25điểm). Làm thế nào để giống mới được tuyên truyền rộng rãi và được đưa vào sản xuất đại trà ?

A. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà.                  

B. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ .

C. Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

D. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.

Câu 8.( 0.25điểm).  Qui trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ phục tráng khác với sơ đồ duy trì ở giai đoạn

A. sản xuất hạt xác nhận.  B. sản xuất hạt giống nguyên chủng.

C. gieo hạt vật liệu khởi đầu.  D. đánh giá dòng .

Câu 9.( 0.25điểm).  Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào không có ý nghĩa nào sau đây:     

A. Nếu nguyên liệu nuôi cấy hoàn toàn sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh.

B. Cho ra các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

C. Có hệ số nhân giống cao.

D. Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp.

Câu 10.( 0.25điểm).  Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì:

A. Tế bào thực vật có khả năng sinh sản rất nhanh.      

B. Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ bền vững.

C. Tế bào thực vật có tính độc lập và tính toàn năng.   

D. Tế bào thực vật có khả năng sinh sản vô tính.    

Câu 11.( 0.25điểm).  Để tuyên truyền đưa giống mới có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất đại trà ta cần bố trí thí nghiệm

A. Thí nghiệm so sánh giống.               B. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.

C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.              D. Không cần làm thí nghiệm .

Câu 12.( 0.25điểm).   Mục đích của thí nghiệm tra kĩ thuật là gì ?

A. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không thể có, hoặc không tiếp xúc khảo nghiệm .  

B. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà.                 

C. Củng cố độ thuần chủng và tình trạng điển hình của giống .  

D. Xây dựng kĩ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới.

Câu 13.( 0.25điểm).  Ứng dụng của nuôi cấy mô, tế bào là :     

A. Kích thích cây  mau  ra hoa.          C. Nhân nhanh được nhiều giống cây trồng nông, lâm nghiệp.  

B. Sản xuất được nhiều giống cây trồng .      D.Chỉ nhân nhanh một số giống cây trồng nông nghiệp.  

Câu 14.( 0.25điểm).  Hạt giống xác nhận là hạt giống:

A. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

B. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.

C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

D. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.  

Câu 15.( 0.25điểm).  Đối với giống cây trồng thụ phấn chéo, do tác giả cung cấp giống có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ:          

A. Tự thụ phấn            B. Duy trì         C. Phục tráng            D. Thụ phấn chéo 

Câu 16.( 0.25điểm).  Quy trình nuôi cấy mô tế bào được tiến hành theo các bước sau:

A. Chọn vật liệu khởi đầu khử trùng tạo chồi tạo rễ chuyển vào môi trường thích ứng đưa ra vườn ươm.        

B. Chọn vật liệu khởi đầu khử trùng tạo rễ tạo chồi chuyển vào môi trường thích ứng đưa ra vườn ươm.            

C. Chọn vật liệu khởi đầu tạo rễ tạo chồi chuyển vào môi trường thích ứng khử trùng đưa ra vườn ươm.            

D.  Không cần tuân thủ các bước.    

 

II. Tự luận( 6điểm)

Câu 1. ( 2điểm). So sánh sự giống nhau và khác nhau trong quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng có phương thức sinh sản khác nhau.

Câu 2.( 2điểm).  Phân biệt keo đất âm và keo đất dương. Vẽ hình minh họa

Câu 3. ( 2điểm). Hãy cho biết các yếu tố nào quyết định đến độ phì nhiêu của đất? Em hãy nêu một số ví dụ về ảnh hưởng tích cực của hoạt động sản xuất đến sự hình thành độ phì nhiêu của đất.

 

----------------------Hết -----------------------

                                                                                                                            GV: Phạm Thị Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GD - ĐT TỈNH HƯNG YÊN

TRƯỜNG THPT ÂN THI

AT_1516

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 10

Năm học 2015-2016

MÔN: CÔNG NGHỆ - đề 2

Thời gian làm bài: 45 phút

( Đề thi gồm 19 câu, 2 trang)

I. Trắc nghiệm khách quan. (4điểm).

Câu 1( 0.25điểm). Khả năng hấp phụ của đất là gì?

A. Khả năng trao đổi ion.                       B. Khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng.   

C. Khả năng trao đổi Protêin                 D. Khả năng trao đổi dinh dưỡng.

Câu 2.( 0.25điểm).  Keo dương là keo:

A. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích âm.

B. Có lớp ion quyết định điện mang điện tích dương.

C. Có lớp ion bất động mang điện tích dương.                        

D. Có lớp ion khuếch tán mang điện tích dương. 

Câu 3.( 0.25điểm).   Một trong những mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng là:

A. Tạo ra giống mới có năng xuất cao.

B. Tạo ra giống mới sinh trưởng mạnh. 

C. Phổ biến giống mới cho mọi người.

D. Tạo ra số lượng giống cần thiết để đưa vào sản xuất đại trà.     

Câu 4.( 0.25điểm).  Trong các sản phẩm sau, sản phẩm nào được tạo ra từ ứng dụng công nghệ vi sinh vật?

A. Phân bón NPK.      B. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật.      C. Phân hữu cơ.  D. Phân vi sinh.

Câu 5.( 0.25điểm).  Thành tựu nổi bật nhất trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta hiện nay là:

A. sản xuất lương thực tăng liên tục.       

B. Đã hình thành một số ngành sản xuất hàng hóa với các vùng sản xuất tập trung.

C. Sản phẩm của nông, lâm, ngư nghiệp đã được xuất khẩu ra thị trường quốc tế

D. Tổng số lao động tham gia vào sản xuất nông, lâm, nghư nghiệp cao.

Câu 6. ( 0.25điểm). Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được so sánh với giống cũ theo các tiêu trí nào

A. Năng xuất, chất lượng.     B. Hình dạng, màu sắc       C. Chiều cao, cân nặng.     D. Số lượng.

Câu 7.( 0.25điểm). Thí nghiệm sản xuất quảng cáo nhằm mục đích gì?

A. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà.                  

B. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ .

C. Tổ chức hội nghị đầu bờ, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

D. Tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà.

Câu 8.( 0.25điểm).  Qui trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ phục tráng giống với sơ đồ duy trì ở giai đoạn

A. Sản xuất hạt xác nhận.  B. sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng.

C.  Năm thứ nhất.  D. đánh giá dòng .

Câu 9.( 0.25điểm).  Một trong ý nghĩa của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào :     

A. Nếu nguyên liệu nuôi cấy hoàn toàn sạch bệnh thì sản phẩm nhân giống sẽ hoàn toàn sạch bệnh.

B. Cho ra các sản phẩm không đồng nhất về mặt di truyền.

C. Có hệ số nhân giống không cao.

D. Có thể nhân giống cây trồng đại trà.

Câu 10.( 0.25điểm). Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là gì:

A. Tế bào thực vật có khả năng sinh sản rất nhanh.      

B. Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ bền vững.

C. Tế bào thực vật có tính độc lập và tính toàn năng.   

D. Tế bào thực vật có khả năng sinh sản vô tính.    

Câu 11.( 0.25điểm).  Để kiểm tra những đè xuất của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kĩ thuật gieo trồng ta cần bố trí thí nghiệm nào?

A. Thí nghiệm so sánh giống.               B. Thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật.

C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.              D. Không cần làm thí nghiệm .

Câu 12.( 0.25điểm).   Mục đích của thí nghiệm so sánh giống là gì ?

A. Xác định giống mới có ưu điểm vượt trội so với giống cũ hay không .  

B. Đánh giá giống mới về mọi mặt và đưa giống mới vào sản xuất đại trà.                 

C. Củng cố độ thuần chủng và tình trạng điển hình của giống .  

D. Xây dựng kĩ thuật gieo trồng phù hợp với giống mới.

Câu 13.( 0.25điểm). Một trong ứng dụng của nuôi cấy mô, tế bào là :     

A. Kích thích cây  mau  ra hoa.          C. Nhân nhanh được nhiều giống cây trồng nông, lâm nghiệp.  

B. Sản xuất được nhiều giống cây trồng .      D.Chỉ nhân nhanh một số giống cây trồng nông nghiệp.  

Câu 14.( 0.25điểm).  Hạt giống nguyên chủng là hạt giống:

A. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

B. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.

C. Được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng, để tiếp tục nghiên cứu.

D. Được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.  

Câu 15.( 0.25điểm).  Đối với giống cây trồng tự thụ phấn, do tác giả cung cấp giống có hạt giống siêu nguyên chủng thì quy trình sản xuất hạt giống theo sơ đồ:          

A. Tự thụ phấn            B. Duy trì         C. Phục tráng            D. Thụ phấn chéo 

Câu 16.( 0.25điểm).Nuôi cấy mô tế bào được tiến hành theo quy trình sau: .        

A. Chọn vật liệu khởi đầu khử trùng tạo rễ tạo chồi chuyển vào môi trường thích ứng đưa ra vườn ươm.            

B. Chọn vật liệu khởi đầu tạo rễ tạo chồi chuyển vào môi trường thích ứng khử trùng đưa ra vườn ươm.            

C. Chọn vật liệu khởi đầu khử trùng tạo chồi tạo rễ chuyển vào môi trường thích ứng đưa ra vườn ươm

D.  Không cần tuân thủ các bước.    

 

II. Tự luận( 6điểm)

Câu 1. ( 2điểm). So sánh quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và phục tráng ở cây trồng tự thụ phấn?.

Câu 2.( 2điểm).Keo đất âm và keo đất dương khác nhau ở điểm nào?. Vẽ hình minh họa

Câu 3. ( 2điểm). Thế nào là độ phì nhiêu của đất? Nêu một số biện pháp kĩ thuật làm tăng độ phì nhiêu của đất.

 

----------------------Hết -----------------------

                                                                                                                            GV: Phạm Thị Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỞ GD - ĐT TỈNH HƯNG YÊN

     TRƯỜNG THPT ÂN THI

                  AT_1516

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 10

Năm học: 2015-2016

MÔN: CÔNG NGHỆ

( Hướng dẫn chấm gồm 1 trang)

 

 

Đề 1

I.Trắc nghiệm( 4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

A

A

A

B

D

C

D

B

C

C

D

D

B

B

A

 

II. Tự luận( 6đ)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17.

( 2 điểm)

* Giống nhau: Đều trải qua hệ thống sản xuất giống cây trồng: Hạt giống SNC NC XN.

0.5đ

* Khác nhau: ở quy trình sản xuất hạt SNC

     + Cây tự thụ phấn: Hạt SNC được sản xuất từ hạt tác giả ( hạt SNC) hoặc vật liệu khởi đầu (là các giống nhập nội hoặc thoái hóa);

     + Cây trồng thụ phấn chéo: vật liệu duy trì hạt SNC hạt SNC, ở khu cách li.

     + Cây trồng nhân giống vô tính: chọn lọc thế hệ vô tính ở cấp SNC

 

0.5đ

 

0.5đ

 

0.5đ

l

* HS vẽ được hình như SGK /22

.1đ

Câu 18.

( 2 điểm)

  • Keo âm: Lớp ion quyết định điện âm, lớp ion bù dương
  • Keo dương: Lớp ion quyết định điện dương, lớp ion bù âm

0.5đ

0.5đ

Câu 19.

( 2 điểm)

* Nêu được các yếu tố: nước, chất dinh dưỡng, không chứa chất độc hại..

( 1đ)

  • HS đưa ra được 1 số ví dụ:

+ Trồng cây lâm nghiệp, lương thực, thực phẩm bảo vệ đất.

       + Sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh

      + Sản xuất chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường để bảo vệ thực vật, giảm tải các chất độc hại cho đất....

 

 

( 1đ)

 

Đề 2

I.Trắc nghiệm( 4đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

B

D

D

A

A

D

A

A

C

B

A

C

A

B

A

 

II. Tự luận( 6đ)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 17.

( 2 điểm)

* Giống nhau: Đều trải qua hệ thống sản xuất giống cây trồng: Hạt giống SNC NC XN.

1đ

* Khác nhau: ở quy trình sản xuất hạt SNC

     + Theo sơ đồ duy trì: Hạt SNC được sản xuất từ hạt tác giả ( hạt SNC)

     + Theo sơ đồ phục tráng: vật liệu khởi đầu (là các giống nhập nội hoặc thoái hóa); hạt SNC.

 

0.5đ

 

0.5đ

l

* HS vẽ được hình như SGK /22

.1đ

Câu 18.

( 2 điểm)

  • Keo âm: Lớp ion quyết định điện âm, lớp ion bù dương
  • Keo dương: Lớp ion quyết định điện dương, lớp ion bù âm

0.5đ

0.5đ

Câu 19.

( 2 điểm)

* Nêu được khái niệm độ phì nhiêu của đất( như SGK)

( 1đ)

  • HS đưa ra được 1 số biện pháp:

+ Trồng cây họ đậu, tưới tiêu hợp lí

+ Trồng cây lâm nghiệp, lương thực, thực phẩm bảo vệ đất.

       + Sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh

      + Sản xuất chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường để bảo vệ thực vật, giảm tải các chất độc hại cho đất....

 

 

( 1đ)

 

 

 

 

 

-----------------Hết-----------------

GV: Phạm Thị Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET