(Mã mô đun TH10)
TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ NGHE, NHÌN, NÓI
II. NỘI DUNG
1. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật
a. Trẻ có khó khăn về nghe (khiếm thính): Là những trẻ mắc vấn đề về thính giác.
- Nặng (điếc): Không nghe được tiếng động to như tiếng sấm, tiếng trống (cách tai khoảng 30-50cm), không nghe được tiếng thét ngay gần sát tai, không nói được (câm).
- Nhẹ (nghễnh ngãng): Điếc 1 tai, nặng (lãng) tai, không nghe được tiếng nói bình thường. Nếu gọi to có thể nghe được trong khoảng cách 30cm.
b. Trẻ có khó khăn về nhìn (khiếm thị): Là những trẻ mắc vấn đề về thị lực.
- Nặng: Mù cả 2 mắt, không phân biệt được sáng tối, màu sắc, không nhận được hình dạng các vật, không nhìn và đếm được các ngón tay ở khoảng cách 3m; đi lại dò dẫm, phải dùng tay quơ phía trước, không đọc được chữ viết thông thường.
- Nhẹ: Mắt lác, lé, có vết mờ phía trước, mi mắt sụp, phải nghiêng đầu, cúi sát mặt chữ mới đọc, viết được; quáng gà, không nhìn rõ dòng kẻ, mắt lờ đờ; nhầm lẫn màu (mù màu); một mắt mù hoàn toàn, mắt còn lại còn nhìn thấy được các vật, còn đọc được.
* Ghi chú: Cận, viễn thị có sự hỗ trợ của kính vẫn đọc, viết được xem như không bị tật thị giác.
c. Trẻ có khó khăn về nói (tật ngôn ngữ):
- Nặng: Không nói được (câm nhưng không điếc), nói khó, mất ngôn ngữ (có thể mất hoàn toàn hoặc mất một phần).
- Nhẹ: Nói ngọng, nói lắp, nói giọng mũi, nói nghe không rõ.
2. Nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật
a. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về nghe:
- Luyện tập với các âm thanh ngoài tiếng nói: Luyện tập với âm thanh ngoài tiếng nói là cơ sở để luyện tập với âm thanh tiếng nói. Nội dung luyện tập này cần được thực hiện ngay cả trong điều kiện trẻ chưa đeo máy trợ thính.
- Phát hiện âm thanh: Mặc dù trẻ khiếm thính còn sức nghe nhưng trẻ chưa thể “nghe” được. Do đó, nội dung đầu tiên và đơn giản là huấn luyện cho trẻ khiếm thính nhận thấy trẻ còn có khả năng nghe được, còn phát hiện được âm thanh. Đây là cơ sở để hình thành những âm thanh.
- Đếm số lượng âm thanh: Sau khi đã có phản ứng với âm thanh, trẻ khiếm thính cần phân biệt số lượng âm thanh. Nội dung luyện tập này nhằm tạo cho trẻ khả năng phân biệt âm thanh tinh tế hơn.
- Phân biệt tính chất âm thanh: Trẻ khiếm thính cần được luyện tập để phân biệt được các tính chất của âm thanh (cường độ: to - nhỏ, trường độ: dài - ngắn và tính chất: liên tục -
ngắt quãng).
- Phân biệt khu trú nguồn âm thanh: Đây là nội dung khó, đòi hỏi trẻ phải phân biệt được
các hướng của nguồn âm: bên phải - bên trái; phía trước - phía sau.
- Phân biệt âm sắc: Là một nội dung khó đối với trẻ khiếm thính, đặc biệt là trẻ điếc ở mức độ nặng và sâu. Khả năng này phụ thuộc vào độ mất thính lực, khả năng phân tích, tổng hợp âm thanh khi tiếp nhận chất lượng và độ khuyếch đại của máy trợ thính mà trẻ đang đeo. Trong chương trình luyện nghe, GV giúp trẻ khiếm thính luyện tập để phân biệt âm sắc của 4 loại âm thanh sau:
+ Âm thanh do vật phát ra: còi tàu hoả, còi ô tô, còi cảnh sát, tiếng trống,…
+ Âm thanh thiên nhiên: tiếng sấm, tiếng sóng biển, tiếng gió gào thét,…
+ Tiếng kêu của động vật: tiếng chó sủa, gà gáy, chim hót, bò kêu,…
+ Âm nhạc: hợp xướng, đơn ca, nhịp điệu,…
- Luyện tập với âm thanh tiếng nói: Luyện tập với tiếng nói bao gồm những bài tập nhằm trang bị kiến thức cho trẻ khiếm thính biết cách sử dụng máy trợ thính như một phương tiện cùng đọc hình miệng để tiếp nhận tiếng nói, hình thành và sửa tật phát âm.
Ngoài việc thường xuyên sử dụng máy trong học tập và sinh hoạt, trẻ còn được luyện tập các nội dung sau:
- Xác định tính chất tiếng nói: tiếng nói to - nhỏ, nhanh - chậm, liên tục - ngắt quãng, dài - ngắn,…
- Xác định số lượng tiếng trong câu, số lượng câu trong đoạn, bài,…
- Phân biệt ngữ điệu và tốc độ nói…
nguon VI OLET