(Mã mô đun TH 20)
KIẾN THỨC, KỸ NĂNG TIN HỌC CƠ BẢN
Khái quát chung về cấu tạo của máy tính và các thiết bị ngoại vi. Giới thiệu hệ điều hành Windows; Thực hành một số thao tác cơ bản với hệ điều hành Windows:
Khái quát chung về cấu tạo của máy tính và các thiết bị ngoại vi:
 Máy vi tính là một hệ thống được ghép nhiều thành phần tạo nên. Do đó, để máy tính có thể hoạt động được ta phải lắp ghép các thành phần của nó một cách hợp lý và khai báo với các thành phần khác. Ngày nay ngành tin học dựa vào trên các máy tính hiện đang phát triển trên cở sở hai phần: phần cứng và phần mếm.
* Phần cứng
Phần cứng(tiếng Anh: hardware) là các bộ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét (scanner), vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD,…
Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần cứng ra thành:
– Thiết bị vào (Input): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như là bàn phím, chuột…
– Thiết bị ra (Output): Các bộ phận trả về thông tin cho người dùng, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, máy in, loa,…
Ngoài các bộ phận nêu trên liên quan tới phần cứng của máy tính còn có các khái niệm quan trọng sau đây:
– Bus: chuyển dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng.
– BIOS (Basic Input Output System): còn gọi là hệ thống xuất nhập cơ bản nhằm khởi động, kiểm tra, và cài đặt các mệnh lệnh cơ bản cho phần cứng và giao quyền điều khiển cho hệ điều hành
– CPU: bộ phân vi xử lý điều khiển toàn bộ máy tính
– Kho lưu trữ dữ liệu: lưu giữ, cung cấp, thu nhận dữ liệu
– Các loại chíp hỗ trợ: nằm bên trong bo mạch chủ hay nằm trong các thiết bị ngoại vi của máy tính các con chip quan trọng sẽ giữ vai trò điều khiển thiết bị và liên lạc với hệ điều hành qua bộ điều vận hay qua phần sụn (nghe hơi khó chịu, không được dễ hiểu,tiếng Anh firmware)
– Bộ nhớ: là thiết bị bên trong bo mạch chủ giữ nhiệm vụ trung gian cung cấp các mệnh lệnh cho CPU và các dữ liệu từ các bộ phận như là BIOS, phần mềm, kho lưu trữ, chuột đồng thời tải về cho các bộ phận vừa kể kết quả các tính toán, các phép toán hay các dữ liệu đã/đang được xử lý các cổng vào/ra

Các thành phần chính của máy tính cá nhân để bàn. 1: màn hình, 2: bo mạch chủ, 3: CPU, 4: chân cắm ATA, 5: RAM, 6: các thẻ cắm mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn phím, 11: chuột
* Phần mềm
Phần mềm (tiếng Anh: Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.
Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là “phần mềm không thể sờ hay đụng vào”, và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
Ví dụ:
– Hệ điều hành windows
– Phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word
– Phần mềm tính toán Microsoft Excel
– Phần mềm vẽ cơ bản Microsoft Paint
– Phần mềm xử lý ảnh Photoshop
– Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Microsoft Access
– Phần mềm thiết kế web Microsoft FrontPage
Đứng trước một máy tính PC, ta có thể thấy máy tính này gồm những bộ phận: Bàn phím, chuột, màn hình, vỏ máy. Đây là những thành phần dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, máy tính PC còn có nhiều bộ phận khác. Các bộ phận này được nhóm trong các khối chức năng sau:
- Khối xử lý trung tâm: Khối xử lý trung tâm, hay còn gọi là bộ vi xử lý hoặc con chip, là bộ não của máy tính. Công
nguon VI OLET