hay giáo lý của Phật-đà (śāsana), là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới (các tôn giáo lớn khác là Do Thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, và Ấn Độ giáo). Phật giáo được một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (zh. 悉達多瞿曇, sa. siddhārtha gautama, pi. siddhattha gotama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, và Phật-đà hay Bụt-đà (sa., pi. buddha), người Việt gọi đơn giản là Phật, có nghĩa là "người tỉnh thức", "người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác ngộ. Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (zh. 法, sa. dharma, pi. dhamma). Ở một số ngôn ngữ, Phật giáo có nghĩa như "nguyên lí của vạn vật".


Cờ Phật giáo
Mục lục
 [ẩn] 
1 Giáo lý cơ bản
2 Lịch trình tu học
3 Phát triển và phổ biến
4 Phật giáo Việt Nam
4.1 Bắc tông
4.1.1 Thiền tông
4.1.2 Tịnh độ tông
4.2 Nam tông
5 Phật giáo tại Miến Điện (Myanma)
6 Phật giáo tại Tích Lan (Sri Lanka)
7 Phật giáo tại Indonesia
8 Phật giáo tại Campuchia
9 Phật giáo tại Thái Lan
10 Phật giáo tại Hàn Quốc
11 Phật giáo tại Mông Cổ
12 Phật giáo tại Lào
13 Phật giáo tại Nhật Bản
14 Tham khảo
15 Xem thêm
16 Đọc thêm
16.1 Trực tuyến
17 Liên kết ngoài

[sửa] Giáo lý cơ bản
Cơ sở tư tưởng của Phật pháp là Tứ diệu đế, là cốt lõi giáo pháp của đạo Phật, và cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lý này chính là câu trả lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. ) và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.
Tứ diệu đế là:
Khổ đế (zh. 苦諦, sa. , bo. sdug bsngal bden pa སྡུག་བསྔལ་བདེན་པ་), chân lý về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão, bệnh, tử, xa lìa người mình yêu quý, ở gần người mình ghét bỏ, không đạt sở nguyện, là 8 điều khổ. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha), là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ.
Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa ཀུན་འབྱུང་བདེན་པ་), chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, Ái (愛, sa. , pi. ), tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân hồi (zh. 輪迴; sa., pi. ).
Diệt đế (zh. 滅諦, sa. , bo. `gog pa`i bden pa འགོག་པའི་བདེན་པ་), chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
Đạo đế (zh. 道諦, sa. pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa ལམ་གྱི་བདེན་པ་), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā).
Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là vô thường (zh. 無常, sa. anitya, pi. anicca), vô ngã (zh. 無我, sa. anātman, pi. anattā) và vì vậy mà con người phải chịu khổ (zh. 苦, sa. , pi. dukkha). Nhận thức ba dấu ấn (zh. 三相, sa. , pi. ) đặc trưng này của sự vật đồng nghĩa bước đầu đi vào đạo Phật.
Khổ được giải thích là xuất phát từ ái (zh. 愛, sa. , pi. ) và vô minh (zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử (hữu luân 有輪, sa. bhavacakra, pi. bhavacakka). Cơ chế làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng thuyết Duyên khởi (zh. 緣起, sa. pratītyasamutpāda, pi. ). Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng
nguon VI OLET