SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên Đề Tài: Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi
kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm nhằm đảm bảo án toàn cho trẻ ở trường Mầm non.






Họ và tên : Nguyễn Thu Hường
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : Trường Mầm Non Ngô Thì Nhậm
MỤC LỤC

NỘI DUNG
TRANG

MỤC LỤC
1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2

1.Lí do chọn đề tài
3

2.Mục đích nghiên cứu
5

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5

4.Thời gian nghiên cứu
5

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5

1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm
5

2. Thực trạng vấn đề
6

3. Các biện pháp đã tiến hành
9

* Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi
9

* Biện pháp 2: Sưu tầm trò chơi, câu chuyện để dạy trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm
14

* Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm
20

* Biện pháp 4: Phối kết hợp với đồng nghiệp và cha mẹ học sinh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm
25

4. Hiệu quả SKKN
32

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
34

1. Kết luận
34

2. Kiến nghị
35

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
37

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng được quan tâm một cách đặc biệt, vì xã hội càng ngày càng ý thức rõ được rằng :
“Trẻ em hôm nay, thế giới của ngày mai”
Để có một ngày mai tươi sáng đòi hỏi các chủ nhân tương lai của đất nước phải được phát triển một cách toàn diện về mọi mặt ngay từ lứa tuổi mầm non.
Sẽ ra sao nếu như sức khỏe của những chủ nhân tương lai này không được đảm bảo, thân thể của trẻ bị ảnh hưởng chỉ vì sơ xuất từ phía người thân và sự hiếu động, thiếu kinh nghiệm sống khi còn nhỏ. Vì vậy ngoài việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em thì công tác giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết được các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ cách phòng tránh là điều vô cùng cần thiết, và đây cũng là một trong những mục tiêu giáo dục trẻ mầm non đã được thể hiện trong Chương trình giáo dục mầm non mới ban hành năm 2009.Đặc biệt trẻ em lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hiếu động, nghịch ngợm, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn rất non nớt, yếu đuối, chưa có kinh nghiệm sống chính vì thế nên rất dễ gặp nguy hiểm. Trẻ mầm non có thể gặp nguy hiểm bởi sự bất cẩn của người lớn như bỏng, điện giật, trơn trượt, bắt cóc… Đặc biệt vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết bởi rất nhiều vụ việc vừa được phanh phui. Những câu chuyện đau lòng chính là hồi chuông báo động cho những ai làm cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mình. Những nguy cơ không an toàn cho trẻ không những có thể xảy ra ở nhà, hay bên ngoài mà còn xảy ra trong trường mầm non, điểm trông giữ trẻ. Những trường hợp khiến các cháu tử vong như : điện giật, ngã trong nhà vệ sinh hay bị tủ đựng đồ đè… Các tai nạn xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong ngày như giờ ăn, giờ ngủ, đi vệ sinh, giờ trả trẻ…cho thấy mức độ phức tạp và khó khăn trước thực tế đang xảy ra khiến giáo viên mầm non không thể lường trước được.
Vấn đề giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3-4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so
nguon VI OLET