UBND HUYỆN YÊN SƠN

TRƯỜNG TIỂU HỌC TỨ QUẬN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2015 - 2016

 

Họ và tên: Hoàng Nhật Quyên.

Sinh ngày: 19/05/1988.

Nhiệm vụ được giao: Dạy môn Âm nhạc khối lớp 1,2,3,4,5.

Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tứ Quận.

 

1. TÊN SÁNG KIẾN

Nâng cao chất lượng học môn Âm nhạc cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Tứ Quận bằng biện pháp rèn kỹ năng hát"

2. MÔ TẢ Ý TƯỞNG

2.1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng

Hiện trạng

Mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nhằm hướng tới con người chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay. Âm nhc ngày nay tr thành mt trong nhng môn hc chính thc ca chương trình đào to ph thông bt đu t các lp tiu hc. Âm nhạc còn là mt nhu cu trong đi sng tinh thn ca tr, tr em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Nhng hình tưng âm thanh ca bài hát, bn nhc tác đng vào cm xúc ca các em, giúp cho vic phát trin trí tu,  tưng tưng và có tác dng giáo dc tình cm, đo đc... rt tt.

Đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học tại Trường tiểu học Tứ Quận nói chung và môn Âm nhạc nói riêng thì giáo viên sáng kiến đưa ra đổi mới phương pháp dạy học có vị trí quan trọng, vì thông qua học hát đại đa số học sinh được giáo dục về Âm nhạc, nắm được các kĩ năng hát cơ bản để nâng cao năng lực cảm thụ và thẩm mĩ Âm nhạc ở mức độ cần thiết theo mục tiêu chung của môn học.

Trong thực tế giảng dạy môn âm nhạc tại nhà trường, tôi nhận thấy việc dạy và học Âm nhạc đã có những thành công nhất định, tuy nhiên vẫn còn  một số ít học sinh kĩ năng hát còn hạn chế. Qua quan sát thực tế vào đầu năm học, kỹ năng hát của học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 1A chưa đảm bảo theo yêu cầu, nhiều em chưa hát đúng giai điệu, lời ca, tư thế hát chưa đúng, chưa tự nhiên khi biểu diễn bài hát,... dẫn đến chất lượng dạy và học môn Âm nhạc của lớp chưa cao.

Kết quả khảo sát:

Tổng số

HS

Xếp loại kỹ năng hát cơ bản

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

39

20

51,2%

19

48,8%

 

Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng

Trường Tiểu học Tứ Quận nằm trên địa bàn nơi trình độ dân trí còn thấp, kinh tế còn nghèo, trang thiết bị còn thiếu. Do các em còn nhỏ, là học sinh mới từ mầm non lên  nên khi rèn kĩ năng hát cho các em còn nhiều khó khăn, nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Các em còn bị ảnh hưởng của tiếng địa phương, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến cách phát âm khi hát, một số em còn nói ngọng ví dụ như dấu sắc thành dấu ngã. Đa số học sinh còn rụt rè, chưa tự tin. Các em tiếp thu nhanh đa phần là các em có năng khiếu, còn rất nhiều học sinh chưa chú ý học, cơ sở vật chất còn hạn chế, quỹ thời gian không nhiều, giáo viên quan tâm đến học sinh có thể chưa đồng đều, chưa sát sao. Gia đình các em còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu phương tiện thông tin đại chúng. Các em không thường xuyên được tiếp xúc với Âm nhạc nên khả năng cảm nhận và tiếp thu Âm nhạc còn chậm. Nhiều khi các em còn bỡ ngỡ, còn tỏ ra ngại ngùng trước bạn bè, trước đám đông khi tham gia các hoạt động múa hát tập thể.

2.2. Ý tưởng

Ca hát là một nhu cầu của con người, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của giai điệu và lời ca. Môn Âm nhạc là bộ môn đầy tính nghệ thuật, học tập và tiếp thu bộ môn này rất được các em yêu thích. Đối với các em việc được học hát có rất nhiều tác dụng như khả năng cảm thụ âm nhạc được phát triển, giúp các em có phẩm chất vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, mạnh dạn và tự tin, sáng tạo. Tiếng hát là tiếng nói của tình cảm, là phương tiện để các em  tự giáo dục và khẳng định mình. Để đạt được những điều đó các em phải học được các kĩ năng hát cần thiết để thể hiện bài hát với sự truyền cảm. Với suy nghĩ làm thế nào mà các em học sinh lớp 1 tôi dạy có thể hát tốt, tự tin, mạnh dạn khi biểu diễn trong năm học 2015 – 2016 tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng học môn Âm nhạc cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Tứ Quận  bằng biện pháp rèn kỹ năng hát" để thực nhằm nâng cao kỹ năng hát cho học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc cho học sinh.

3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Để rèn kỹ năng hát tốt cho học sinh, trong đề tài này tôi tập trung vào các công việc sau:

+ Rèn luyện tư thế hát.

+ Rèn luyện hơi thở.

+ Rèn luyện  hát chính xác.

+ Rèn luyện hát đồng đều.

+ Rèn luyện hát rõ lời.

4. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

4.1. Rèn luyện tư thế hát

Trong tư thế hát tôi phân biệt có hai tư thế cần rèn cho các em đó là tư thế đứng và tư thế ngồi.

Cụ thể như ở tư thế đứng hát: người thẳng, đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái hoặc cầm sách, toàn bộ thân thể tựa vào hai chân. Tư thế hát được rèn luyện khi đứng hát, khởi động giọng khi học hát.

Tư thế thứ 2 là tư thế ngồi: phải thẳng lưng, thẳng đầu, ngực vươn như ở tư thế đứng, nhưng thân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng vào ghế, cốt để cho cơ thể dễ cử động, lồng ngực, cơ lưng không bị cản trở. Tay cầm sách khi ngồi, giơ cao hơn khi đứng. Nếu không cầm sách, tay có thể đặt nhẹ nhàng trên bàn, tránh không ép cánh tay vào sườn, cũng như không tì người lên bàn.  Hai chân bẹt xuống sàn nhà, không bắt chéo, không dạng ra quá, làm sao khi đứng lên cách thoải mái mà không cần vịn vào cái gì khác. Ngoài ra, ăn mặc quần áo chật quá, bó sát người, cũng làm ảnh hưởng đến hơi thở, ít nhiều cũng giống như tư thế sai vậy. Rèn đựơc tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi.

Hình minh họa tư thế hát

Ngoài ra trong quá trình rèn 2 tư thế hát cơ bản để giúp không khí lớp học sôi nổi tôi còn rèn cho các em vận động theo bài hát, giúp các em mạnh dạn, tự tin và còn hỗ trợ các kĩ năng tiếp theo.

Các em học sinh lớp 1A biểu diễn bài hát trong giờ học Âm nhạc

4.2. Rèn luyện hơi thở

Hơi thở là một trong những vấn đề cần quan tâm. Cách thở đúng là biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu hát. Không nên hát nhiều quá hơi sẽ bị căng, phải lên gân không điều tiết được hơi. Để thực hiện việc này, tôi rèn cho học sinh biết cách lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi vào giữa các tiếng trong một câu hát.

Ví dụ với bài hát: Bầu trời xanh các em lấy hơi khi chuẩn bị hát câu hát đầu tiên “Em yêu bầu trời xanh xanh và lấy hơi tiếp ở đầu các câu hát tiếp theo. Lấy hơi bằng mũi, không lấy hơi bằng miệng, lấy hơi bằng miệng cổ họng sẽ khô rát, có thể viêm họng, khản cổ, những bài hát khó tôi đánh dấu những chỗ lấy hơi để các em thực hiện đúng.

Giáo viên hướng dẫn các em học sinh rèn luyện hơi thở

4.3. Rèn luyện hát chính xác

Hát chính xác có tầm quan trọng rất đặc biệt. Cần rèn cho em sự tập trung chú ý, phân biệt được độ cao thấp, nhanh chậm của âm thanh, ghi nhớ giai điệu, tiết tấu bài hát trong quá trình học hát.

Các em học sinh nghe giai điệu bài hát qua đàn

Trong quá trình học hát có rất nhiều hình thức để rèn cho các em hát chính xác ví dụ như nghe bài hát mẫu qua máy nghe nhạc, giai điệu bài hát qua đàn, hoặc nghe giáo viên thực hiện mẫu, hướng dẫn cho các em đọc lời ca theo tiết tấu để hát chính xác lời, sau đó giáo viên đàn từng câu hát để học sinh có thể phân biệt được câu hát nhanh, chậm, cao, thấp và tập hát theo, giáo viên chú ý những chỗ khó và sửa sai nếu có, luyện tập hát bài hát nhiều lần, hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách, vận động nhún theo nhịp để giữ đúng tốc độ ....

4.4. Rèn luyện hát đồng đều

Học sinh trình bày bài hát theo nhóm

Trong quá trình học hát luôn có các hình thức hát, nhất là hát đồng thanh, có nghĩa là từng học sinh hát hoà giọng của bản thân vào giọng chung của tập thể lớp.

Rèn cho học sinh hát đồng đều trong quá trình khi hát tập thể, tốp ca, tam ca, song ca... rèn cho các em nhìn hiệu lệnh hoặc nghe hiệu lệnh để hát cho đều, không bị hát trước, sau, cũng như người hát cao hoặc thấp hơn so với giọng chung của tập thể.

4.5. Rèn luyện hát rõ lời

Rèn cho các em phát âm rành rọt, chính xác, rõ lời ca nhưng vẫn giữ được sự mềm mại độ vang của âm thanh trong khi hát. Như rèn luyện cho các em bằng hình thức đọc lời ca trước khi hát có nghĩa là cho học sinh đọc lời và phát âm một cách chuẩn xác nhất. Bên cạnh đó còn giúp cho học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của lời bài ca, để từ đây học sinh có thể cảm thụ, tiếp thu và thể hiện được " cái hồn" của bài hát một cách dễ dàng nhất, chính xác nhất. Thông qua đó giúp cho học sinh hát rõ lời ca từ đó tiếp thu bài một cách dễ dàng hơn,  như vậy các em đã đạt được một phần của kĩ năng cơ bản.

Học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu

Trong quá trình rèn kỹ năng hát cho học sinh, giáo viên thường xuyên sử dụng các phương tiện như đàn, máy nghe nhạc, dụng cụ gõ như thanh phách, song loan, trống con, bảng phụ ghi lời ca các bài hát, bài luyện tập tiết tấu, cùng với sự kiểm tra đánh giá học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn phải quan tâm tới mọi đối tượng học sinh để học sinh được tham gia vào các hoạt động luyện hát tích cực, chủ động, sáng tạo và có ý thức cao trong lớp và cả ngoài lớp học, thực hiện mục tiêuLấy học sinh làm trung tâm”, động viện kịp thời đúng mức đối với các em nhằm khích lệ các em học tốt. Giáo viên cũng cần phải chú trọng các học sinh không có năng khiếu, tiếp thu chậm để các em tiến bộ, thường xuyên đưa ra các bài luyện tập các kĩ năng, nhắc các em về nhà tự luyện tập kĩ năng hát theo sự hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt, tạo môi trường học tập vui vẻ, thân thiện.

Học sinh tự tin khi tham gia biểu diễn văn nghệ

Ngoài việc rèn kĩ năng hát cho học sinh lớp 1H trong các tiết học tôi thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm có thể cho các em rèn luyện trong quá trình hát ổn định tổ chức trước khi vào các tiết học, cũng như giờ chuẩn bị giải lao. Kết hợp việc rèn luyện kĩ năng hát với chị tổng phụ trách đội trong công tác múa hát tập thể, tham gia các trò chơi nghe đoán nhạc, bài hát. Khuyến khích các em học sinh của lớp có năng khiếu làm cây văn nghệ của trường, lớp. Kết hợp với phụ huynh của các em luôn quan tâm, nhắc nhở, động viên các em kịp thời trong việc học hát ở nhà, đầu tư bồi dưỡng kiến thức rộng hơn đối với các em thực sự năng khiếu tại các trung tâm văn hoá ví dụ như cung thiếu nhi nếu có điều kiện.

5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỤ THỂ

          Sau một học kì thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy kỹ năng hát của học sinh được nâng lên rõ rệ. Kết quả cụ thể như sau:

Tổng số

HS

Xếp loại kỹ năng hát

Đạt

Chưa đạt

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

39

32

82,1%

7

17,9%

         Từ việc rèn kỹ năng hát cho các em, chất lương dạy học môn Âm nhạc cũng được cải thiện. Các em đã biết hát kết hợp gõ đệm, diễn đạt tốt những giai điệu, tình cảm của bài hát. Các em đã có sự ham mê học hát, tự tin biểu diễn được nhiều tiết mục văn nghệ hay. Trong học kỳ I, tiết mục hát “Trống cơm” đã đạt giải Nhất hội thi “Chúng em hát dân ca” của trường.

6. KHẢ NĂNG TIẾP TỤC PHÁT HUY, MỞ RỘNG SÁNG KIẾN

Việc thực hiện các nội dung theo sáng kiến trên bước đầu đã đem lại hiệu quả, chất lượng học tập môn Âm nhạc, đặc biệt là kỹ năng hát của các em được nâng lên rõ rệt.

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng học môn Âm nhạc cho học sinh lớp 1A, trường Tiểu học Tứ Quận  bằng biện pháp rèn kỹ năng hát" có thể áp dụng ở những năm học tiếp theo tại trường Tiểu học Tứ Quận và các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Sơn.

       Bản thân tôi tiếp tục phát huy những kết  quả đã đạt được./.

      Trên đây là sáng kiên kinh nghiệm bản thân tôi thực hiện trong năm học 2015 – 2016 để tham gia hội thi Giáo viên giỏi cấp huyện. tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học nhà trường và phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Sơn..

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA                 

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Tứ Quận, ngày 20 tháng 2 năm 2016

Người viết

 

 

 

Hoàng Nhật Quyên

 

 

 

 

 

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET