NGÂN HÀNG CÂU HỎI

MÔN:  SINH HỌC 8

GIÁO VIÊN: Bùi Thi lâm

 

Tiết 2: Cấu tạo cơ thể người

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần  1            Thời gian làm bài: 5 phút

Cơ thể người được chia làm mấy phần ?

A. 1                         B. 2                  C. 3

Đáp án: C

Tiết 3: Tế bào

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần  2            Thời gian làm bài: 5 phút

Thành phần quan trọng nhất của tế bào là:

A. Màng              B. Nhân.        C. Chất tế bào.

Đáp án: B

                                                            Tiết 4: Mô

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 2             Thời gian làm bài: 5 phút

So sánh mô biểu bì mô liên kết  về vị trí của chúng trong cơ thể và sư sắp xếp các tế bào trong cơ thể

Đáp án

+Vị trí : Mô biểu bì có ở bề mặt da hay lót bên trong các cơ quan rỗng trong các tuyến

             Mô liên kết có ở hầu hết các cơ quan

+Sư sắp xếp các tế bào trong cơ thể

            -Mô biểu bì :Chủ yếu là các tế bào xếp xít nhau phi bào rất ít

            -Mô liên kết: Các tế bào rất ít nằm rải rác chủ yếu là phi bào

                                                       Tiết 5: Phản xạ

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 3             Thời gian làm bài: 5 phút

Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

a. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng

b. Nơ ron hướng tâm, nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan thụ cảm,cơ quan phản ứng

c. Nơ ron hướng tâm,nơ ron li tâm, nơ ron trung gian ,cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

d. Nơ ron hướng tâm ,nơ ron li tâm,nơ ron trung gian,cơ quan phản xạ

 Đáp án: b

                                             Tiết 7: Bộ xương

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 4             Thời gian làm bài: 5 phút

Trong cơ thể có mấy loại khớp xương ?

        a.1 loại                b. 2 loại            c. 3 loại

Đáp án: c

Tiết 8: Cấu tạo và tính chất của xương

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 4             Thời gian làm bài: 5 phút

Xương to ra, dài ra là do đâu?

Đáp án :

        -Xương to ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở màng xương

       -Xương dài ra là nhờ sự phân chia các tế bào ở sụn tăng trưởng

Tiết 9: Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ ?

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần 5             Thời gian làm bài: 5 phút

Trình bày cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ?

Đáp án

     +Cấu tạo của bắp cơ : - Gồm nhièu bó cơ ,mỗi bó gồm nhiều sợi

                                      - Bên  ngoài là màng liên kết 2 đầu thuôn lại thành gân bám vào xương

                                      - Ở giữa phình to gọi là bụng cơ

    + Cấu tạo của tế bào cơ : Gồm các tơ cơ ,có 2 loại là tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ nhau

Tiết 10: Hoạt động của cơ

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 5              Thời gian làm bài: 5 phút

Nguyên nhân gây mỏi cơ là ?

  a. Lượng nhiệt sinh ra nhiều     c. Do lượng các bon níc quá cao

  b. Do dinh dưỡng thiếu hụt      d. Lượng ô xi trong máu thiếu nên tích tụ lượng axít trong cơ

Đáp án: d

Tiết 11: Tiến hóa của hệ vận động

Mức độ:  Vận dụng             Đến kiến thức tuần 6             Thời gian làm bài: 10 phút

Nêu sự sự tiến hóa bộ xương người phù hợp với dáng đứng thẳng và chức năng lao động?

Đáp án

    - Xương sọ phát triển chứa bộ não

    - Xương lồng ngực phát triển rộng 2 bên hẹp lưng bụng

    - Cột sống cong 4 chỗ tạo thành chữ S

    - Xương chi trên nhỏ các khớp linh hoạt ,ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại

    - Xương chi dưới to khỏe các khớp chặt chẽ ,xương bàn chân hình vòm,  xương gót chân phát triển

Tiết 13: Máu và môi trường trong cơ thể

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 7            Thời gian làm bài: 5 phút

Môi trường trong cơ thể gồm ?

            a.Máu, nước mô, bạch cầu

            b. Máu, nước mô và bạch huyết

            c. Huyết tương ,các tế bào máu và kháng thể .

            d. Nước  mô,các tế bào máu và kháng thể .

Đáp án: b

Tiết 14: Bạch cầu miễn dịch

Mức độ: Thông hiểu               Đến kiến thức tuần 7             Thời gian làm bài: 5 phút

Câu 2. Các bạch cầu đã tạo nên những hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?

Đáp án

- Sự thực bào do bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô

- Tiết ra các kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do bạch cầu lim phô B

- Phá hủy các tế bào đã nhiễm bệnh do bạch cầu lim phô T

 

Tiết 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu

Mức độ:  Vận dụng             Đến kiến thức tuần 8             Thời gian làm bài: 5 phút

Câu 1: Bố có nhóm máu A có 2 đứa con 1đứa có nhóm máu A một đứa có nhóm máu O . Đứa con nào có huyết tương làm ngưng kết hồng cầu của bố ?

        a. Đứa con có nhóm máu A                                        c. Hai câu a, b đúng

        b. Đứa con có nhóm máu O                                      d . Hai câu a,b đều sai

         Đáp án:  b

Tiết 16 : Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Mức độ:  Nhận biết             Đến kiến thức tuần 8             Thời gian làm bài: 5 phút

Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn?

Đáp án:

- Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi tới các cơ quan

- Đến các mao mạch xảy ra sự trao đổi chất và trao đổi khí trở thành máu đỏ thẫm

- Máu đỏ thẫm từ mao mạch các cơ quan theo tĩnh mạch chủ trở về tâm nhĩ phải

- Từ tâm nhĩ phải xuống tâm thất phải

Tiết 17: Tim và mạch máu

Mức độ: Vận dụng              Đến kiến thức tuần 9             Thời gian làm bài: 5 phút

Tại sao tim hoạt động liên tục mà không hề mệt mỏi?

Đáp án: Vì tim hoạt đông theo chu kì , mỗi chu kì co tim 0.8s trong đó tim làm việc 0.4s , nghỉ 0.4s tức thời gian làm việc bằng thời gian nghỉ ngơi nên tim hoạt động liên tục mà không mệt mỏi.

Tiết 18: Sự vận chuyển máu trong hệ mạch

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần  9            Thời gian làm bài: 5 phút

Câu1: Nguyên nhân của sự vận chuyển máu trong động mạch là:

  1. Sự chênh lệch huyết áp trong hệ mạch           

b. Nhờ sự đàn hồi của thành mạch

       c.Sự co bóp của các cơ bắp ảnh hưởng lên thành tĩnh mạch sức hút của lồng ngực khi hít              vào và tâm nhĩ khi thở ra

         d. Hai câu a, b đúng

Đáp án: d

 

Tiết 21: Hô hấp – cơ quan hô hấp

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần  11            Thời gian làm bài: 5 phút

Câu 1: Cơ quan quan trọng nhất trong hệ hô hấp là:         

A. Khí quản         B, Phế quản              C. Phổi         D. Mũi.

- Đáp án: C

Tiết 22: Hoạt động hô hấp

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần  11            Thời gian làm bài: 5 phút

Trình bày quá trình trao đổi khí diễn ra ở phổi?

Đáp án: Máu từ tim lên phổi mang nhiều CO2 nên có mầu đỏ thẫm khi đến các phế nang do nồng độ O2 trong máu nhỏ hơn ngoài phế nang nên O2 từ phế nang đi vào máu còn nồng độ CO2 trong máu cao hơn nên CO2 từ máu ra phế nang. Máu từ phổi về tim có nhiều O2 nên có màu đỏ tươi.

Tiết 23: Vệ sinh hô hấp.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 12             Thời gian làm bài: 5 phút

Các khí nào sau đây có hại cho hệ hô hấp?

A. Oxi            B. CO2              C. SO2         D. Cả  B và C.

Đáp án: D

Tiết 25: Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần  13            Thời gian làm bài: 5 phút

Các chất nào sau đây không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa.

A. Nước        B. Gluxit          C. lipit         D. Vitamin              E. Cả A và D.

Đáp án: E

Tiết 27: Tiêu hóa ở khoang miệng

Mức độ:  Nhận biết             Đến kiến thức tuần 14             Thời gian làm bài: 5 phút

Trong khoang miệng chất hữu cơ nào có trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học?

A. Protein              B. Tinh bột           C. Lipit              

Đáp án: B.

Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 14             Thời gian làm bài: 5 phút

Câu 1: Trong dạ dày chất hữu cơ nào  trong thức ăn bị biến đổi về mặt hóa học?

A. Protein.             B. Tinh bột           C. Lipit    

Đáp án: A.

Tiết 29: Tiêu hóa ở ruột non

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần 15             Thời gian làm bài: 5 phút

Nêu quá trình tiêu hóa về măt hóa học ở ruột non?

Đáp án: Dưới tác dụng của dịch ruột và dịch mật:

Đường đôi -> đường đơn ,  protein -> axitamin , Lipit -> axitbeo và glyxerin

Tiết 30: Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần 15             Thời gian làm bài: 5 phút

Phần lớn lipit được hấp thụ và vận chuyển theo con đường?

A. Bạch huyết                  B. Đường máu           C. Cả 2 con đường

- Đáp án: A

Tiết 31: Vệ sinh tiêu hóa.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần  16            Thời gian làm bài: 5 phút

Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa?

Đáp án: Tránh các tác nhân có thể gây hại cho đường tiêu hóa như cấc vi sinh vật gây hại, các chất độc hại. hình thành thói quen ăn uống hợp vệ sinh, vệ sinh răng miệng….

Tiết 32: Trao đỏi chất.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 16              Thời gian làm bài: 5 phút

Trình bày quá trình trao đổi chất ở cấp độ  tế bào?

Đáp án: Oxi và các chất cần thiết từ máu vào tế bào còn CO2 và chất thải của quá trình hô hấp của tế bào được đưa vào máu thông qua nước mô.

Tiết 33: Chuyển hóa.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 17            Thời gian làm bài: 5 phút

Thế nào là quá trình đồng hóa? dị hóa?

Đáp án: - Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản đồng thời tích lũy năng lượng.

- Dị hóa là quá trình phân giải các các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng.

Tiết 37: Vitamim và muối khoáng

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 20              Thời gian làm bài: 5 phút

 Trong các vi tamin sau nhóm vi ta min nào tan trong dầu mỡ?

A. A, B1, C, D             B. A,D,E, K                 C. K, A, C, B2.

- Đáp án: B.

Tiết 38: Nguyên tắc lập khẩu phần ăn.

Mức độ: nhận biết               Đến kiến thức tuần  20            Thời gian làm bài: 5 phút

Nêu nguyên tắc lập khẩu phần ăn?

Đáp án: Đảm bỏa đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu từng người, cân đối các thành phần hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin, đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể.

Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 21             Thời gian làm bài: 5 phút

Cơ thể bài tiết nước tiểu qua?

A. Da                          B. Phổi               C. Thận.

- Đáp án: C

 

Tiết 41: Bài tiết nước tiểu

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 22             Thời gian làm bài: 5 phút

Thành phần của nước tiểu đầu khác máu ở chỗ nào ?

A. Không có TB máu               B. Không có protein                C. Cả 2 đáp án

Đáp án: C

 Tiết 42: Vệ sinh hệ bài tiêt nước tiểu.

Mức độ: Vận dụng              Đến kiến thức tuần 22             Thời gian làm bài: 5 phút

Cần vệ sinh hệ bài tiết như thế nào?

Đáp án:  Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể và cho hệ bài tiết, Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, khi buồn đi tiểu cần đi ngay.

Tiết 43: Cấu tạo và chức năng của da.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 23             Thời gian làm bài: 5 phút

Da có thể nhận biết độ nóng lạnh của vật nhờ ?

A. Lớp sừng           B, Thụ quan ở lớp bì             C, Lớp mỡ.

- Đáp án: B.

Tiết 44: Vệ sinh da

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần  23            Thời gian làm bài: 5 phút

Cần phải vệ sinh da như thế nào?

Đáp án: Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ, tránh làm tổn thương da, nâng cao sức chịu đựng của da.

Tiết 45: Giới thiệu chung về hệ thần kinh.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 24             Thời gian làm bài: 5 phút

Trong cấu tạo của noron thần kinh bộ phận quan trọng nhất là:

A. Sợi trục                    B. Sợi nhánh                C. Thân noron.

- Đáp án: C.

Tiết 47: Dây thần kinh tủy.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 25             Thời gian làm bài: 5 phút

Dây thần kinh tủy thuộc loại:    

A. Dây hướng tâm              B. Dây ly tâm                   C. Dây thần kinh pha.

- Đáp án: C.

Tiết 48: Trụ não, tiểu não, não trung gian.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 25             Thời gian làm bài: 10 phút

Nêu vị trí và các phần của bộ não ?

Đáp án: Trụ não tiếp liền với tủy sống, Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não. Não giữa gồm cuống não ở phía trước và củ não sinh tư ở phía sau. Phía sau trụ não là tiểu não.

Tiết 49: Đại não.

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần 26             Thời gian làm bài: 5 phút

Vùng thính giác nằm ở thùy:  

A. Thùy thái dương                     B. Thùy đỉnh                  C. Thùy chẩm.

Đáp án: C

Tiết 50: Hệ thần kinh sinh dưỡng.

Mức độ:  Nhận biết             Đến kiến thức tuần 26             Thời gian làm bài: 5 phút

Trung ương phân hệ thần kinh giao cảm nằm ở:

A. Não giữa                      B. Đoạn cùng của tủy sống              C. Sừng bên của tủy sống.

- Đáp án: C.

Tiết 51: Cơ quan phân tích thị giác.

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần  27            Thời gian làm bài: 5 phút

Nêu cấu tạo của  màng lưới?

Đáp án: Màng lưới có các TB thụ cảm thị giác. Trên điểm vàng có nhiều TB nón, càng xa điểm vàng TB nón càng ít. Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục, không có TB thụ cảm cảm giác nên khi ảnh của vật rơi vào đó ta sẽ không nhìn thấy.

Tiết 52: Vệ sinh mắt.

Mức độ:  Nhận biết             Đến kiến thức tuần 27             Thời gian làm bài: 5 phút

Mắt chỉ có khả năng nhìn gần là tật:

A. Cận thị               B. Viễn thị               C. Loạn thị.

- Đáp án: A

Tiết 54: Cơ quan phân tích thính giác

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 28              Thời gian làm bài: 5 phút

Bộ phận nào là giới hạn giữa tai ngoài và tai trong?

A. Vành tai                  B. ống tai                     C. Màng nhĩ.

Đáp án: C

Tiết 55: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều  kiện.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 29             Thời gian làm bài: 5 phút

Phản xạ không điều kiện là phản xạ:

A. Hình thành trong quá trình sống               B. Khi sinh ra đã có.       C. Cả A và B

- Đáp án: B

Tiết 56: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 29             Thời gian làm bài: 5 phút

Ý  nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?

Đáp án:  Là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết vói nhau, là cơ sở thành lập thói quen, tập quán, nếp sống có văn hóa xã hội.

Tiết 57: Vệ sinh hệ thần kinh.

 Mức độ:  Vận dụng             Đến kiến thức tuần 30              Thời gian làm bài: 5 phút

Trong vệ sinh hệ thần kinh cần  chú ý đến những vấn đề gì?

Đáp án: phải biết kết hợp lao động và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày, tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh.

Tiết 58: Giới thiệu chung về hệ nội tiết.

Mức độ:  Nhận biết             Đến kiến thức tuần 30              Thời gian làm bài: 5 phút

Tuyến nội tiết có sản phẩm tiết:     

A. Tiết vào máu              B. Tiết vào ống tiêu hóa          C. Tiết vào khoang miệng.

- Đáp án: A

Tiết 59: Tuyến yên và tuyến giáp.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần  31            Thời gian làm bài: 5 phút

Tại sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất ?

Đáp án:  Tuyến yên là tuyến quan trọng nhất vì tiết ra hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác, đồng thời sản phẩm của tuyến này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đỏi gluco các chất khoáng.

Tiết 60: Tuyến tụy và tuyến trên thận.

Mức độ:  Nhận biết             Đến kiến thức tuần  31            Thời gian làm bài: 5 phút

Loại tế bào nào trong tuyến tụy kích thích tiết insulin:   

A. TB anpha          B. Tế bào bêta        C. Cả 2 TB.

- Đáp án: B

Tiết 61: Tuyến sinh dục

Mức độ: Nhận biết               Đến kiến thức tuần 32             Thời gian làm bài: 5 phút

Trình bày chức năng của tinh hoàn?

Đáp án: Sản sinh ra tinh trùng, tiết ra hooc môn sinh dục nam ….

Tiết 62: Sự phối hợp điều hòa các tuyến nội tiết.

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 32             Thời gian làm bài: 5 phút

Ý nghĩa của sự điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết?

Đáp án: Có tác dụng duy trì tính ổn định của môi trường trong đảm cho quá trình sinh lý diễn ra bình thường, là nhờ cá thông tin ngược.

Tiết 63: Cơ quan sinh dục nam.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 33             Thời gian làm bài: 5 phút

Nơi sản xuất ra tinh trùng là?

A. Dương vật        B. Bọng tinh            C. Tinh hoàn.

Đáp án: C.

Tiết 64: Cơ quan sinh dục nữ.

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần 33             Thời gian làm bài: 5 phút

Nơi sản sinh ra trứng là:

A. Buồng trứng              B. tử cung               C. âm đạo

- Đáp án: A.

Tiết 65: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai nhi

Mức độ: Thông hiểu              Đến kiến thức tuần 34             Thời gian làm bài: 5 phút

Thông thường  sau bao nhiêu ngày hết kinh thí trứng chín và rụng ?

A. 12 ngày          B. 14 ngày              C. 20 ngày.

Đáp án: B

Tiết 66: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

Mức độ: Thông hiểu               Đến kiến thức tuần  34            Thời gian làm bài: 5 phút

Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai thường gặp là?

A. Chống sự làm tổ của trứng.             B. Tránh để tinh trùng gặp trứng.        

C. Ngăn trứng chín và rụng.                D. Cả 3 đáp án trên.

- Đáp án: D

Tiết 67: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Mức độ: Nhận biết              Đến kiến thức tuần  35            Thời gian làm bài: 5 phút

Nêu hiểu biết về bệnh lậu?

Đáp án: Do một loại vi rút hình hạt cà phê xếp thành từng cặp nên gọi là song cầu khuẩn. Bệnh lây lan qua quan hệ tình dục, biểu hiện ở nam: đái buốt, tiểu tiện có lẫn mủ, gây hẹp đường dẫn tinh, ở nữ giới/: khó phát hiện, có nguy cơ chửa ngoài dạ con,…

Tiết 68: Đại dịch HIV – Thảm họa loài người

Mức độ: Vận dụng              Đến kiến thức tuần 35             Thời gian làm bài: 5 phút

Nêu các biện pháp phòng tránh AIDS?

Đáp án:

  1. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  2. Khi mang bệnh AIDS không nên mang thai và sinh con.
  3. Không tiêm chích ma túy, sử dụng chung kim tiêm...

 

 

nguon VI OLET