Ngày soạn :…………. Tuần:
Ngày dạy : …………. Tiết :

THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA
ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
CHỦ ĐỀ : “ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp HS biết thế nào là bạo lực học đường.
- Giúp các em nắm được nguyên nhân, cách ngăn chặn bạo lực học đường.
- Giáo dục ý thức , thái độ đúng đắn.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
-Kĩ năng giải quyết vấn đề, giri quyết xung đột
- Kĩ năng tự nhận thức
- Kĩ năng tìm và xử lí thông tin
- Kĩ năng tư duy phê phán
- KN lập kế hoạch
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
- Thảo luận nhóm
- Động não
- Xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- soạn kĩ giáo án.
- Các bức tranh về bạo lực học đường
- Bảng phụ, phiếu học tập.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
Hoạt động 1 : Sắm vai
Tình huống: Một học sinh vì một hiểu lầm nhỏ gây sự đánh nhau bạn trong trường.
?Nhận xét hành vi đó?
? Em hiểu gì về bạo lực học đường?
Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như những vụ tấn công thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
?GV đưa vụ việc đánh nhau ở Trà Vinh cho hs nhận xét?

Hành động sai trái của các em là quá rõ, nhưng có lẽ cái sai đáng lo hơn chính là cái sai trong nhận thức, quan điểm, lối sống... Hình ảnh trên video clip cho thấy rõ tính chất bạo hành thật hung hãn, dữ dằn... Những cái tát thật mạnh, những cú phang bằng ghế nhựa không thương tiếc và phang cả một chồng ghế lên bạn mình. Thử hỏi nếu trong không gian đó có những thứ “vũ khí” nguy hiểm hơn thì sự việc sẽ ra sao?

Tuy chuyện học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng không hiếm nhưng đây là trường hợp khá đặc biệt: đánh nhau tại lớp học trước sự chứng kiến của nhiều học sinh trong và ngoài lớp. Nó thể hiện sự ngang tàng xem thường môi trường giáo dục, kỷ luật, nội quy nhà trường, nếu không muốn nói là... xem thường pháp luật! Không chỉ có cái sai của người đánh mà cần nhìn nhận và lên án cả cái sai của “những kẻ đứng nhìn”, các em vô tình hay cố ý đã “bán rẻ” nhân cách, ý thức cộng đồng của mình. Chuyện đánh đấm rồi cũng được giải quyết, nhưng còn ý thức cộng đồng bị thui chột kia liệu có “lớn lên” cùng các em và đi vào cuộc sống?

Có phải “Thói hung hãn lên ngôi?” (tên một diễn đàn mà Tuổi Trẻ vừa thực hiện) hay giá trị đạo đức suy đồi dẫn đến những hình ảnh đau lòng đó? Vì sao và trách nhiệm thuộc về ai?

Hoạt động 3: Thuyết trình về nguyên nhân, cách phòng chống bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường liên tục xảy ra là nỗi bức xúc của xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh và những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là một hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường học đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Đối tượng tham gia đánh nhau phần lớn là học sinh cuối cấp THCS và THPT, đây là lứa tuổi mà cơ thể các em đang có sự phát triển mạnh mẽ, tâm sinh lý có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bàn bè rủ rê, lôi kéo. Lý do dẫn đến học sinh đánh nhau thương rất đơn giản như: nhìn mặt thấy “ghét”; va chạm trong lúc vui chơi, trên đường đi học; mâu thuẫn, nói xấu nhau qua diễn đàn, “chát” hay một số vụ việc là do học sinh có quan hệ yêu đương sớm, ghen tuông nên đánh nhau để trả thù.
Theo báo cáo thông kế của Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ riêng năm học 2009 - 2010 toàn tỉnh có 91 vụ bạo lực học đường. Trong số các vụ việc đánh nhau trên, phần lớn là
nguon VI OLET