MỤC LỤC

CHỦ ĐỀ 1. TỪ THÔNG. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 2
Dạng 1. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng 2
Dạng 2. Tính suất điện động và cường độ dòng điện cảm ứng 4
Dạng 3. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây chuyển động 9
Dạng 4. Tự cảm – Suất điện động tự cảm – Năng lượng từ trường 12
CHỦ ĐỀ 2. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ 26
CHUYÊN ĐỀ V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
CHỦ ĐỀ 1. TỪ THÔNG. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Điện tích - Định luật Cu – lông
Từ thông qua diện tích S được xác định bằng công thức
 với 
Quy ước: Chọn chiều của  sao cho  là góc nhọn

Ý nghĩa của từ thông: Dùng khái niệm từ thông để diễn tả số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó.
Đơn vị từ thông: Trong hệ SI đơn vị của từ thông là vêbe, kí hiệu là Wb.

2. Hiện tượng cảm ứng điện từ
Khi ta đưa nam châm lại gần hoặc ra xa khung dây kín (hình vẽ), từ thông qua tiết diện của khung dây thay đổi, khung dây xuất hiện dòng điện làm kim điện kế bị lệch.
Khi ta đưa khung dây kín lại gần hoặc ra xa nam châm (hình vẽ), từ thông qua tiết diện của khung dây thay đổi, khung dây cũng xuất hiện dòng điện làm kim điện kế bị lệch.

a. Dòng điện cảm ứng
Dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch kín gọi là dòng điện cảm ứng.
b. Suất điện động cảm ứng
Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.
3. Định luật Len – xơ
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
4. Định luật Fa-ra-đây về cảm ứng điện từ
Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.

Trong hệ SI, hệ số tỉ lệ 
Theo định luật Len-xơ thì trong hệ SI suất điện động cảm ứng được viết dưới dạng :

Trường hợp trong mạch điện là một khung dây có N vòng dây thì

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Xem thêm:
https://drive.google.com/open?id=1yvzuIV0r3IOxO6HJHiY13N41BnpWSsS4
Dạng 1. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng
Phương pháp chung
Áp dụng định luật Lenxơ: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Nếu độ lớn từ thông tăng, dòng điện cảm ứng sẽ tạo ra từ trường ngược chiều với từ trường ban đầu.
Nếu độ lớn từ thông giảm, dòng điện cảm ứng sẽ tạo từ trường cùng chiều với từ trường ban đầu.
Ví dụ : Dùng định luật Len-xơ xác định chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn trong các trường hợp sau:
Thanh nam châm rơi đến gần khung dây, sau đó đi qua khung dây và rơi ra khỏi khung dây.
Con chạy của biến trở R di chuyển sang phải.
Đưa khung dây ra xa dòng điện.
Đóng khóa K.
Giảm cường độ dòng điện trong ống dây.
Khung dây ban đầu trong từ trường hình vuông, sau đó được kéo thành hình chữ nhật ngày càng dẹt đi.


Lời giải:
Thanh nam châm rơi đến gần khung dây, sau đó đi qua khung dây và rơi ra khỏi khung dây.
+ Cảm ứng từ  của nam châm có hướng vào S ra N.
+ Khi nam châm rơi lại gần khung dây ABCD thì cảm ứng từ cảm ứng
 của khung dây có chiều ngược với cảm ứng từ . Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD có chiều từ  như hình.
+ Sau khi nam châm qua khung dây thì nam châm sẽ ra xa dần khung dây, do đó cảm ứng từ cảm ứng  của khung dây có chiều cùng với với cảm ứng từ  .
p dụng quy tắc nắm bàn tay phải suy ra dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD có chiều từ .
Con chạy của biến trở R diện tích chuyển sang phải
+ Dòng điện tròn sinh ra cảm ứng từ  có chiều từ trong ra ngoài.
+ Khi biến trở dịch chuyển sang phải thì điện trở R tăng nên dòng điện I trong mạch giảm  cảm ứng từ  do vòng dây tròn sinh ra cũng giảm  từ thông giảm  từ trường cảm ứng  sẽ cùng chiều với từ trường của dòng điện
nguon VI OLET