ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD KHỐI 10 - HKII

NĂM HỌC 2015 2016

 

        HÃY CHỌN MỘT PHƯƠNG ÁN ĐÚNG A ( HOẶC B , C , D ) CHO CÁC CÂU SAU :

 

C©u 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sống hoà nhập ?

A. Trọng nghĩa khinh tài

B. Nhiều tay võ nên kêu

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Đánh kể chạy đi, không ai đánh kể chạy lại

C©u 2: Biểu hiện nào sau đây là đúng về hợp tác ?

A. Cùng bàn bạc , sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ

B. Độc lập trong làm việc và cố gắng hoàn thành

C. Chan hoà, vui vẻ với mọi người xung quanh

D. Sáng tạo và chủ động trong làm việc

C©u 3: Quan diểm nào sau đây nói về ý nghĩa của hợp tác trong cuộc sống của cộng đồng?

A. Sự hợp tác trong lao động , học tập giúp mọi người hỗ trợ , bổ sung cho nhau ; tạo nên sức mạnh trí tuệ và đạt hiệu quả cao .

B. Hợp tác sễ dẫn đến chia bè, kéo cánh, kết thành bè phái gây mất đoàn kết và làm cho cộng đồng rối loạn

C. Hợp tác tạo cho mọi người sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày

D. Hợp tác sẽ làm cho cộng đồng càng phát triển

C©u 4: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây ?

A. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ

B. Việc của ai người đó biết , không cần phải hợp tác với nhau

C. Chỉ có những người năng lực yếu kém mới phải hợp tác

D. Hợp tác trong học tập , lao động giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều

C©u 5: Sống hoà nhập là sống :

A. Gần gũi , chan hoà với mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung vì mục đích của cộng đồng

B. Đúng với điều kiện hiện có và tiết kiệm

C. Khép kín , không quan hệ với mọi người xung quanh

D. Đoàn kết và gần gũi với mọi người xung quanh

C©u 6: Những biểu hiện nào sau đây là sống không hoà nhập ?

A. Sống xa lánh mọi người

B. Luôn giúp đỡ mọi người

C. Cởi mở thân mật với mọi người

D. Sẵn sàng làm mọi việc

C©u 7: Để sống hoà nhập, học sinh cần phải :

A. Tham gia tất cả các hoạt động trong nhà trường

B. Tham gia các hoạt động của thanh niên tình nguyện

C. Tích cực tham gia các hoạt động làm từ thiện

D. Tham gia các hoạt động của cộng đồng

C©u 8: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi nói về lòng nhân ái  ?

A. Nhân ái là lòng yêu thương con người theo đúng đạo lí , đúng chuẩn mực đạo đức

B. Nhân ái là yêu thương tất cả mọi người, cho dù đó là đối tượng nào

C. Nhân ái là yêu thương những người thân của mình

D. Nhân ái là không hại người

C©u 9: Quan điểm hợp tác của Đảng ta là :

A. " Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong công đồng quốc tế "

B. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc


C. Việt Nam tham gia vào phong trào không liên kết

D. Việt Nam thực hiện dự án của Liên hợp quốc về phòng chống AIDS

 

C©u 10: Người sống hoà nhập với cộng đồng sẽ có thêm điều gì ?

A. Niềm vui và sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong lao động , học tập

B. Bản lĩnh để có thể làm bất cứ việc gì mình muốn

C. Lòng dũng cảm để chống lại các hành vi vô đạo đức

D. Sự hãnh diện trong quan hệ với mọi người trong cộng đồng làng xã

C©u 11: Điền tập hợp từ thích hợp để được khái niệm đạo đức: '' Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực ..(1)..mà nhờ đó con người tự giác ..(2)..hành vi của mình cho (3)..với lợi ích của cộng đồng , của xã hội ''

A. 1. xã hội , 2. điều chỉnh , 3. phù hợp

B. 1. xã hội , 2. thúc đẩy , 3. phù hợp

C. 1. con người , 2. điều chỉnh , 3. hợp

D. 1. con người , 2. thúc đẩy , 3.hợp

C©u 12: Điểm khác biệt giữa pháp luật và đạo đức trong sự điều chỉnh hành vi con người là

A. Tự giác

B. Bắt buộc

C. Động viên

D. Giáo dục

C©u 13: Pháp luật điều chỉnh hành vi con người thông qua :

A. Văn bản luật của nhà nước

B. Yêu cầu của nhân dân

C. Qui định của các tổ chức chính trị - xã hội

D. Qui tắc , chuẩn mực đạo đức của xã hội

C©u 14: Quan điểm nào sau đây chỉ rõ điểm khác nhau giữa đạo đức và pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi con người ?

A. Sự điều chỉnh của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội

B. Đó là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc , vì sợ dư luận xã hội lên án

C. Sự diều chỉnh vừa tự giác , vừa bắt buộc

D. Sự điều chỉnh mang tính cưỡng chế buộc mọi người phải tuân theo để bảo đảm công bằng

C©u 15: Người như thế nào được coi là người có đạo đức ?

A. Là người luôn chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình

B. Là người luôn biết kết hợp hài hoà quyền lợi của mình với người khác và xã hội

C. Là người luôn biết phải làm như thế nào để được người khác đánh giá cao và được khen

D. Là người không quan tâm đến hiệu quả của hành vi

C©u 16: "Cha mẹ trước hết phải biết nuôi con một cách khoa học để chúng khoẻ mạnh , thông minh và sau nữa là giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội" .

Những điều khẳng định trên là nói về :

A. Chức năng của gia đình

B. Chức năng nuôi , dạy con cái

C. Mối quan hệ trong gia đình

D. Nghĩa vụ của  vợ chồng

C©u 17: Điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân mới và tiến bộ với chế độ hôn nhân thời Phong Kiến là :

A. Tự do tìm hiểu ,  yêu đương  và sống thử xem có hợp không 

B. " Môn đăng hộ đối "

C. " Tại gia tòng phụ , xuất giá tòng phu , phu tử thì tòng tử "

D. Tự nguyện , một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng

C©u 18: Một gia đình mà cha mẹ sống không hạnh phúc ,  luôn bất hoà và cãi vã lẫn nhau ... Thì con cái sẽ :

A. Không vâng lời cha mẹ , chểnh mảng học hành và dễ xa vào các tệ nạn xã hội .

B. Hay cãi lại cha mẹ , không tôn trọng cha mẹ và không thương yêu mọi người

C. Hay lấy đồ của các bạn trong lớp


D. Hay trốn học ,  bỏ tiết và cãi thầy cô

 

C©u 19: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây :

A. Chú cảnh sát giao thông đã bỏ qua các sai phạm của người lái xe (1)

B. Chú bé đánh giầy đã không nhặt 5.000 đồng mà người khách vứt trả thiếu tôn trọng (2)

C. Những chú thương binh , dù không còn lành lặn song các chú vẫn cố gắng lao động để có thu nhập hợp pháp , chứ không làm điều phi pháp ngồi chờ trợ cấp xã hội  (3)

D. Ý (2) và (3)

C©u 20: Người có lòng tự trọng là người :

A. Biết bảo vệ và quý trọng nhân phẩm và danh dự của mình cũng như của người khác

B. Biết phân biệt lợi ích riêng và lợi ích chung

C. Biết thảo mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân trong mọi hoàn cảnh

D. Biết tranh thủ các điều kiện tốt để hưởng thụ về vât chất

C©u 21: Người có nhân phẩm là những người được xã hội :

A. Đánh giá rất cao và được kính trọng

B. Rất trân trọng

C. Được hưởng các quyền lợi cá nhân

D. Được tự do đi lại và làm việc

C©u 22: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm và danh dự ?

A. Đi một ngày đàng học một sàng khôn

B. Con hơn cha là nhà có nóc

C. Đói miếng hơn tiếng đời

D. Trong ấm ngoài êm

C©u 23: " Thương chồng phải luỵ cùng chồng

                 Đắng cay phải chịu mặn nồng phải cam "

Câu ca dao trên cho em hiểu :

A. Nghĩa vụ của vợ đối với chồng

B. Mối quan hệ trong hôn nhân

C. Mối quan hệ giữa vợ và chồng

D. Cách cư xử trong gia đình

C©u 24: Mỗi cá nhân là một tế bào của cộng đồng . Vậy cá nhân phải sống như thế nào trong cộng đồng ?

A. Hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm mà cộng đồng giao phó

B. Chỉ cần hoàn thành phần việc được giao

C. Sống vui vẻ với các thành viên khác trong cộng đồng

D. Được hưởng các quyền lợi trong cộng đồng

C©u 25: Quan điểm nào sau đây là không đúng , khi nói về vai trò của cộng đồng ?

A. Tạo mọi điều kiện cho các thành viên phát triển

B. Giải quyết mối quan hệ giũa cá nhân với cộng đồng

C. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ , giữa lợi ích riêng và chung

D. Xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng

C©u 26: Quan điểm nào sau đây luận về chữ " trung " là đúng với quan điểm đạo đức của nước ta hiện nay ?

A. '' trung " là trung thành vô điều kiện với nhà Vua

B. "trung" là trung th ành với người đứng đầu đất nước

C. "trung" là trung thành với lý tưởng mà mình đã lựa chọn

D. "trung" là trung thành với lợi ích của đất nước , của nhân dân

C©u 27:'' Cái được công nhận là đúng theo qui định  hoặc theo thói quen  trong xã hội "- được gọi là :

A. Phong tục , tập quán

B. Pháp luật

C. Truyền thống

D. Chuẩn mực

C©u 28: Các nền đạo đức trong xã hội  loài người được chi phối bởi điều gì ?


A. Quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị xã hội

B. Quan điểm , quan niệm tiến bộ của xã hội

C. Hệ thống chính trị của xã hội

D. Hệ thống kinh tế của xã hội

C©u 29: Những hành vi sau , hành vi nào không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị phê phán về mặt đạo đức ?

A. Giúp đỡ cụ già đi qua đường .

B. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy

C.Mọi người đều tích cực ủng hộ đồng tiền nhỏ của mình , để góp phần xây dựng Bệnh viện ung thư miền Trung tại thành phố Đà Nẵng .

D. Mọi người trong cơ quan ai cũng trích một ngày lương ủng hộ người nghèo , chỉ có anh B là không làm với lý do mình không giàu có gì .

C©u 30: Khi một gia đình : con cái không nghe kời cha , mẹ ; Bản thân người làm cha , mẹ sống không gương mẫu trước con cái và hay cãi vã nhau ...

Điều này chứng tỏ rằng :

A. Gia đình đó không hạnh phúc

B. Gia đình đó thiếu tình thương yêu

C. Gia đình đó vi phạm các chức năng của gia đình

D. Gia đình đó đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và chuẩn mực đạo đức .

C©u 31: Ngày xưa , một người sống bằng nghề chặt củi , đốt than trên rừng được coi là người lương thiện . Ngày nay , thì ngược lại , việc chặt củi , đốt than trên rừng bị coi là kẻ phá rừng , phá hoại môi trường sống .Bởi vì :

A. Rừng có tác dụng điều hoà không khí và lượng nước mưa trong tự nhiên

B. Rừng ngoài gỗ ra còn có rất nhiều động vât quí hiếm khác nhau

C. Rừng được mệnh danh là lá phổi của trái đất

D. Rừng là tài sản của nhân dân , của Quốc gia .

C©u 32: Nhu cầu và lợi ích cá nhân chỉ được thoả mãn khi :

A. Nhu cầu và lợi ích đó có sự kết hợp với nhu cầu và lợi ích của cá nhân khác , với xã hội

B. Nhu cầu và lợi ích đó là đúng đắn

C. Nhu cầu và lợi ích đó không trái với pháo luật , không trái với chuẩn mực xã hội

D. Nhu cầu và lợi ích đó là thực tế

C©u 33: Khi nào thì các yêu cầu chung của tập thể , xã hội trở thành nghĩa vụ của mỗi cá nhân ?

A. Khi cá nhân ý thức được yêu cầu đó và biến nó thành trách nhiệm của bản thân .

B. Khi cá nhân nhận thức được yêu cầu chung đó

C. Khi cá nhân biến nó thành trách nhiệm phải thực hiện trong cuộc sống

D. Khi cá nhận tự nguyện thực hiện các yêu cầu chung đó

C©u 34: Để thực hiện tốt nội qui , nề nếp của nhà trường , em sẽ chọn cách làm nào trong các cách sau ?

A. Phải có thầy cô giáo và Ban giám hiệu nhà trường nhắc nhở thường xuyên

B. Tự nguyện thực hiện để không bị phê bình , kỷ luật

C. Đoàn thanh niên phải thường xuyên kỷ luật các vi phạm

D. Tự nhận thức đầy đủ nội qui , nề nếp và tự giác thực hiện ; không để vi phạm xảy ra

C©u 35: Một người luôn thực hiện những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, thì họ sẽ có trạng thái :

A. Rất sung sướng, rất phấn khởi

B. Hài lòng và thoả mãn với chính mình

C. Mãn nguyện với chính mình

D. Hãnh diện với chính mình

C©u 36: Ý nghĩa tích cực của lương tâm dối với từng cá nhân trong cuộc sống cộng đồng ?

A.Cá nhân tự tin vào bản thân và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu của cộng đồng .

B. Hài lòng với mình hơn

C. Lo sợ phạm sai lầm , nên cá nhân luôn thận trọng và cẩn thận hơn trong mọi công việc được giao .

D. Thoải mái và tự do trong mọi mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

C©u 37: Câu tục ngữ nào sau đây nói về lương tâm ?


A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ

C. Xay lúa thì thôi ẵm em

D.  Khôn ba năm dại một giờ

C©u 38: Câu tục ngữ : " Đói cho sạch , rách cho thơm " - hàm chứa điều gì ?

A. Nhắc con người không làm những điều vi phạm pháp luật

B. Nhắc con người , dù trong bất cứ hoàn ảnh nào cũng phải giữ giá trị làm người

C. Nhắc con người sống phải làm những điều thiện

D. Nhắc con người dù nghèo khó cũng không phạm pháp

C©u 39: Điền tập hợp từ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:

" Người có nhân phẩm là người có.. (1) . , có nhu cầu vật chất và tinh thần ..(2).., luôn thực hiện tốt ..(3).. đạo đức đối với xã hội và người khác , biết tôn trọng các qui tắc  và chuẩn mực đạo đức ..(4)..

A. 1.lương tâm, 2.lành mạnh , 3.nghĩa vụ , 4.tiến bộ

B. 1.lương tâm , 2.trong sáng , 3.chuẩn mực , 4.xã hội

C. 1.lương tâm , 2.lành mạnh , 3.chuẩn mực , 4.xã hội

D. 1.lương tâm , 2.trong sáng , 3.chuẩn mực , 4.tiến bộ

C©u 40: Cán bộ lớp , cán bộ Đoàn được nhà trường và các thầy , cô giáo chủ nhiệm giao các phần việc khác nhau của lớp . Các bạn luôn cố gắng hoàn thành các phần việc được giao .

Điều đó , có nghĩa là các bạn đã  :

A. hoàn thành nghĩa vụ của người học sinh

B. hoàn thành trách nhiệm với tập thể

C. bảo vệ nhân phẩm của mình

D. bảo vệ danh dự của mình

C©u 41: Những người nghiện ma tuý thường đánh mất điều gì ?

A. Hạnh phúc

B. Nghĩa vụ

C. Nhân phẩm và danh dự

D. Lòng tự trọng

C©u 42: " Xã hội không can thiệp đến tình yêu cá nhân , nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu , đặc biệt là những người bắt đầu bước sang tuổi thanh niên ".

Điều này khẳng định :

A. Tình yêu là chuyện chung của toàn xã hội

B. Tình yêu là chuyện riêng tư của mỗi người

C. Tình yêu mang tính giai cấp

D. Tình yêu mang tính xã hội

C©u 43: Một học sinh mắc lỗi , bạn đã biết nhận lỗi , tiếp thu ý kiến góp ý của các bạn khác trong lớp, và sau đó bạn đã thực sự tiến bộ .

Ta nói bạn học sinh đó có :

A. Lòng tự trọng

B. Hạnh phúc

C. Trách nhiệm

D. Nghĩa vụ

C©u 44: Trong xã hội vẫn còn một số người sống theo kiểu " Đèn nhà ai , nhà ấy rạng "

Kiểu sống này  ,cho em hiểu hạn chế của lối sống ?

A. Thiếu ý thức nghĩa vụ , ý thức cộng đồng và có thể gây ra hậu quả xấu .

B. Biệt lập với mọi người xung quanh

C. Ích kỷ, xa lánh mọi người và không quan hệ với mọi người xung quanh.

D. Xấu, cần phải phê phán trong cộng đồng

C©u 45: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây ?

A. Tuổi học sinh THPT là tuổi đẹp nhất , nên không yêu sẽ rất thiệt thòi

B. Nên yêu nhiều người để có sự lựa chọn

C. Tuổi học sinh THPT là tuổi nên tập trung vào học tập tốt, không nên để phí thời gian, kẻo sau này  phải ân hận


D. Không yêu ở tuổi học trò là không biết yêu, không hiểu được tình yêu và do đó không thể đón nhận nó khi nó đến .

Câu 46: Chú công an không nhận tiền mãi lộ của dân. Hành vi đó nói lên điều gì?

A. Là người có lương tâm

B. Là người có nhân phẩm

C. Là người biết điều

D. Là người có danh dự

Câu 47: Lịch sử loài người  bắt đầu hình thành là do:

A. Quy luật tự nhiên của vũ trụ

B. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động

C. Con người biết khám phá thế giới xung quanh

D. Nhận thức của loài vượn cổ ngày càng phát triển

Câu 48: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

A. Quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội

B. Xã hội thịnh vượng hay suy vong đều do ý chí của Thượng đế, do “thiên mệnh”

C. Người quân tử mới là bậc anh tài, có khả năng quyết định vận mệnh dân tộc

D. Vĩ nhân kiệt xuất trong lịch sử là người thúc đẩy xã hội phát triển

Câu 49: Câu tục ngữ nào sau đây nói về nhân phẩm

A. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

B. Bền người hơn bề của

C. Anh em như thể tay chân

D. Đói cho sạch, rách cho thơm

Câu 50: Khi nói đến hạnh phúc  trước hết là nói đến:

A. Hạnh phúc của nhân loại

B. Hạnh phúc của tập thể

C. Hạnh phúc của xã hội

D. Hạnh phúc của cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

nguon VI OLET