ÑEÀ CÖÔNG OÂN TAÄP HKII 2008-2009

 

Câu 1: M1

          Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính sau:

  1. Hai bán khuyên và hai chổi quét .
  2. Hai vành khuyên và một bán khuyên .
  3. Một vành khuyên hai chổi quét .
  4. Hai bán khuyên và một chổi quét .

Câu 2: M1

          Hãy tìm hiểu và cho biết ở Việt Nam các máy phát điện lớn trong lưới điện quốc gia có tần số là:

  1. Tần số 100 Hz .
  2. Tần số 75 Hz .
  3. Tần số 50 Hz .
  4. Tần số 25 Hz .

Câu 3: M1

          Trong máy phát điện xoay chiều, khi nam châm quay thì trong cuộn dây dẫn xuất hiện dòng điện xoay chiều. Câu giải thích đúng là:

  1. Từ trường qua  tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
  2. Số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng.
  3. Số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây luân phiên tăng , giảm.
  4. Từ trường qua tiết diện S của cuộn dây không biến đổi.

Câu 4: (M1)

Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều :

A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều

B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều

C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều

D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục. (x)

Câu 5: (M1)

Nếu hiệu điện thế của điện nhà là 220V thì phát biểu nào là không đúng ?

A. Có những thời điểm , hiệu điện thế lớn hơn 220V

B. Có những thời điểm , hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

C. 220V là giá trị hiệu dụng . Vào những thời điểm khác nhau , hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn  hoặc bằng giá trị này .

D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi. (x)

Câu 6: (M1)

Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần 1 lá thép . Khi đóng khoá K , lá thép dao động đó là tác dụng :

A. cơ   

B. nhiệt

 C. điện  

 D. từ. (x)

Câu 7: (M1)

Trong thí nghiệm đặt kim nam châm dọc theo trục của nam châm điện, khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện thì hiện tượng :

A. kim nam châm điện đứng yên

B. kim nam châm quay một góc 900

C. kim nam châm quay ngược lại. (x)

D. kim nam châm bị đẩy ra

Câu 8: (M1)

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫy kín B . Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng . Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều ?

A. Tác dụng cơ 

 B. Tác dụng nhiệt

 C. Tác dụng quang  

 D. Tác dụng từ. (x)

Câu 9: (M1)

Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức :

A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16V

B. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12V. (x)

C. Hiệu điện thế một chiều 9V

D. Hiệu điện thế một chiều 6V

Câu 10: (M1)

Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?

A. Tác dụng nhiệt  

 B. Tác dụng từ. (x)  

C. Tác dụng quang  

 D. Tác dụng sinh lý 

Câu 11: (M1)

Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều , ta mắc ampe kế :

A. nối tiếp vào mạch điện . (x)  

B. nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế

C. song song vào mạch điện

D. song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế

Câu 12: (M1)

Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều , ta mắc vôn kế :

A. nối tiếp vào mạch điện   

B. nối tiếp vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế

C. song song vào mạch điện. (x)

D. song song vào mạch sao cho chiều dòng điện đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế

Câu 13: (M1)

Một bóng đèn có ghi 6V-3W lần lược mắc vào mạch điện một chiều , rồi vào mạch điện xoay chiều có hiệu điện  thế 6V thì độ sáng của đèn ở :

A. mạch điện một chiều sáng mạnh hơn mạch điện xoay chiều

B. mạch điện một chiều sáng yếu hơn mạch điện xoay chiều

C. mạch điện một chiều sáng không đủ công suất 3W

D. cả hai mạch điện đều sáng như nhau . (x)

Câu 14: (M1)

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây .

A. luôn luôn tăng     

B. luôn luôn giảm

C. luân phiên tăng giảm. (x)

 D. luôn luôn không đổi

Câu 15: (M1)

Khi nào xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín ?

A. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm điện. (x)

B. Đưa nam châm lại gần cuộn dây

C. Đưa cuộn dây dẫn kín lại gần nam châm điện

D. Tăng dòng điện chạy trong nam châm điện đặt gần ống dây dẫn kín .

Câu 16: (M1)

Chọn câu phát biểu đúng :

A. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của pin

B. Dòng điện xoay chiều rất giống dòng điện một chiều của acquy

C. Dòng điện xoay chiều có chiều thay đổi.

D. Dòng điện xoay chiều có chiều luân phiên thay đổi. (x)

Câu 17: (M1)

Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều ?

A. Máy thu thanh dùng pin. (x)

B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V

C. Tủ lạnh

D. Ấm đun nước

Câu 18: (M1)

Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?

A. Đèn điện. (x)     

B. Máy sấy tóc

C. Tủ lạnh

 D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin

Câu 19: (M1)

Dòng điện xoay chiều có thể được tạo nên từ :

A. đinamô xe đạp. (x)   

B. ắc quy  

 C. pin   

 D. ắcquy khô

* CÂU THÔNG HIỂU :

Câu 20: (M2)

Điều nào sau đây không đúng khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều ?

A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện  một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. (x)

B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều toả ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn

C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn

D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường

 

C âu 21: M1

           Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:

    A. Tăng 2  lần .

    B. Tăng 4 lần .

    C. Giảm 2 lần .

    D. Không tăng, không giảm .

C âu 22: M1

           Trên cùng một dây dẫn tải đi cùng một công suất điện nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp  đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ:

    A. Tăng 2  lần .

    B. Giảm 2  lần .

    C. Tăng 4  lần .

    D. Giảm 4 lần .

C âu 23: M1

           Khi truyền tải một công suất điện P bằng một dây có điện  trở R và đặt vào hai đầu

đường dây một hiệu điện thế U, công thức xác định công suất hao phí Phf  do tỏa nhiệt là:

     A. Phf = .

     B. Phf = .

     C. Phf = .

D. Phf = .

               

C âu 24: M1

        Máy biến thế là một thiết bị có thể :

    A. Biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều .

    B. Biến đổi hiệu điện thế của dòng điện một chiều .

    C. Biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều .

    D.Biến đổi công suất của dòng điện  một chiều .

Câu 25: M1

          Nếu đặt vào hai đầu  của cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều thì từ trưòng trong lõi sắt sẽ :

  1. Luôn  giảm .
  2. Luôn  tăng .
  3. Biến  thiên: Tăng, giảm một cách luân phiên đều đặn .
  4. Không biến thiên .

Câu 26: M1

           Gọi n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp ; n2,U2 là số vòng dây và hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp.Hệ thức đúng đúng là :

    A.= .

    B. U1. n1 = U2. n2 .

    C. U1 + U2 = n1 + n2 .

      D. U1 - U2 = n1 - n2  .

C âu 27: M1

            Không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến thế .

Câu  trả lời đúng là :

     A. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế chỉ có  thể  tăng .

      B. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế chỉ có  thể giảm .

     C. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì từ trường trong lõi của máy biến thế không  biến  thiên .

    D. Vì khi dùng dòng điện một chiều không đổi thì không tạo được từ trường trong lõi của máybiến thế .

 

Câu 28 : M1

Trong máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện :

  1.     Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm
  2. Cuộn dây dẫn và nam châm
  3. Cuộn dây dẫn và lõi sắt
  4. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm

Câu 29: M1

Bộ góp của máy phát điện xoay chiều gồm những chi tiết chính nào ?

  1. Hai vành bán khuyên và hai chổi quét 
  2. Hai vành khuyên và hai chổi quét
  3. Một vành bán khuyên, mọt vành khuyên và hai chổi quét
  4. Chỉ có hai vành khuyên

Câu 30 : M1

Một máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và hoạt động như sau :

  1. Hai cuộn dây quay ngược chiều nhau quanh một nam châm
  2. Một cuộn và một nam châm quay cùng chiều ,cùng một trục
  3. Một cuộn dây quay trong từ trường của một nam châm đứng yên
  4. Hai nam châm quay ngược chiều nhau ở quanh một cuộn dây   

Câu 31 : M1

Khi truyền đi cùng một công suất điện ,muốn giảm công suất hao phí vì toả nhiệt,dùng cách nào trong các cách dưới đây là có lợi .Chọn câu trả lời đúng

  1. Tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn lên hai lần 
  2. Tăng tiết diệndây lên hai lần
  3. Giảm chiều dài hai lần
  4. Giảm hiệu điện thế hai lần 

Câu 32 : M1

Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí là đáng kể khi điện năng chuyển hoá thành dạng năng lượng nào sau đây ?

  1. Hoá năng   
  2. Năng lượng ánh sáng

C.  Nhiệt năng   

D.  Năng lượng từ trường 

Câu 33 : M1

Một trong những phương án làm giảm hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện là giảm điện trở của dây dẫn .Chọn phương án không hợp lí  

  1. Phải làm dây dẫn có tiết diện lớn 
  2. Tốn kém rất lớn lượng kim loại màu 
  3. Phải có hệ thống cột điện lớn 
  4. S dng dây dẫn có tiết diện nhỏ

Câu 34: M1

Máy biến thế dùng để:

  1. giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi.
  2. giữ cho cường độ dòng điện ổn định, không đổi.
  3. làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện.
  4. làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế.

Câu 35: M1

Trong máy biến thế

  1.              Cả hai cuộn dây đều được gọi là cuộn sơ cấp
  2. Cả hai cuộn dây đều được gọi là cuộn thứ cấp
  3. Cuộn dẫn điện vào là cuộn sơ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn thứ cấp
  4. Cuộn dẫn điện vào là cuộn thứ cấp, cuộn dẫn điện ra là cuộn sơ cấp

Câu 36: M1

Khi truyền tải điện năng đi xa, các máy biến thế đặt ở đầu đường dây dẫn và cuối đường dây dẫn lần lượt có công dụng nào sau đây

  1. hạ thế, tăng thế.
  2. tăng thế, hạ thế
  3. đều tăng thế
  4. đều hạ thế

Câu 37:M1

Để nâng hiệu điện thế từ U = 25000V đến mức hiệu điện thế U= 500000V, thì phải dùng máy biến thế có hệ số biến thế…

  1. k= 0,05 
  2. k= 0,5
  3. k= 5
  4. k= 0,005

Câu 38: M3

Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là U 1= 220V, thì hiêu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:…

  1. 50V
  2. 120V
  3. 12V
  4. 60V

Câu 39. (M1)

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì

A.  bị hắt trở lại môi trường cũ.

B.  tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C.  tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D.  bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào                                                                                                   môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 40. (M1)

Pháp tuyến là đường thẳng

A. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại mọi điểm.

B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới.

C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 41. (M1)

Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là

A. tia SI.

B. tia IN.

C. tia IK.

D. tia IN’.

 

 

 

 

 

Câu 42. (M1)

Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là

A. góc PIS.

B. góc SIN.

C. góc QIK.

D. góc KIN’.

 

 

 

 

 

Câu 43. (M2)

 Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?

A. Góc tới bằng 0.

B. Góc tới bằng góc khúc xạ.

C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 44. (M2)

Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước, có kết luận gì về góc giữa tia sáng và đường pháp tuyến tại điểm tới?

A. Tăng.

B. Giảm.

C. Không thay đổi.

D. Không kết luận được.

Câu 45. (M2)

Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì

A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng.

D. không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Câu 46. (M3)

Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây là chính xác?

A. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.

B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.

C. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.

D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Câu 47. (M3)

Nhìn một vật ở dưới nước dường như ta thấy vật gần hơn thực tế, vì

A. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.

B. góc tới lớn hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.

C. góc tới bằng góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.

D. góc tới xấp xỉ góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật.

Câu 48. (M1)

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới 30o. Nếu tăng dần góc tới lên thì góc khúc xạ

A. cũng tăng dần lên theo.

B. tăng lên 2 lần.

C. giảm dần.

D. giảm 2 lần.

Câu 49. (M1)

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 30o so với mặt nước thì góc khúc xạ ( thực nghiệm cho thấy )

A. nhỏ hơn 30o.   

B. lớn hơn 30o.

C. lớn hơn 60o.   

D. nhỏ hơn 60o.

Câu 50. (M1)

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước rồi đo góc tới và góc khúc xạ. Kết quả có thể là

A. góc tới bằng 40o30’, góc khúc xạ bằng 60o.

B. góc tới bằng 60o, góc khúc xạ bằng 40o30’.

C. góc tới bằng 90o, góc khúc xạ bằng 0o.

D. góc tới bằng 0o, góc khúc xạ bằng 90o.

Câu 51. (M1)

Chiếu một tia sáng từ nước vào không khí với góc tới là 0o thì

A. tia sáng không bị gãy khúc tại mặt nước và tiếp tục truyền thẳng vào không khí.

B. tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước và tiếp tục truyền thẳng vào không khí.

C. tia sáng bị hắt trở lại môi trường cũ.

D. tia sáng không thể truyền tiếp được nữa.

 

Câu 52. (M1)

Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước. Nếu giảm dần góc tới thì góc khúc xạ

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không thay đổi.

D. ban đầu tăng, sau đó giảm.

Câu 53. (M1)

Chiếu một tia sáng từ thủy tinh vào không khí sao cho tia tới trùng với pháp tuyến. Góc khúc xạ có độ lớn

A. bằng 90o.    

B. lớn hơn 90o.

C. bằng 0o.    

D. lớn hơn 0o.

Câu 54. (M1)

Trên  hình vẽ mô tả tia tới SI đi từ nước ra không khí. Tia khúc xạ sẽ là

A. tia IN.

B. tia IH.     

C. tia IE.

D. tia IG.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 55. (M1)

Trên  hình vẽ mô tả tia tới SI đi từ không khí vào nước. Tia khúc xạ sẽ là

A. tia IK.

B. tia IP.

C. tia IQ.

D. tia IN’

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 56. (M1)

Khi chiếu một chùm tia tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ, chùm tia khúc xạ đi ra khỏi thấu kính

A. chỉ là một tia sáng.

B. là chùm tia song song.

C. là chùm tia hội tụ.

D. là chùm tia phân kì.

Câu 57. (M1)

Chiếu một tia sáng tới quang tâm của thấu kính hội tụ  thì tia ló

A. truyền khúc xạ xuống phía dưới.

B. truyền song song với trục chính của thấu kính.

C. đi qua tiêu điểm của thấu kính.

D. tiếp tục truyền thẳng.

Câu 58. (M1)

Kí hiệu dùng để chỉ tiêu cự của thấu kính hội tụ là

A. F   

B. F   

C. O    

D. f

Câu 59. (M1)

Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló

A. hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

B. hội tụ tại một điểm bất kì trên trục chính của thấu kính.

C. hội tụ tại một điểm trên trục chính, ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.

D. hội tụ tại một điểm trên trục chính, trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

Câu 60. (M2)

Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là

A. 20cm.  

B. 40cm.  

C. 10cm.  

D. 50cm.

Câu 61. (M2)

Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60cm. Tiêu cự của thấu kính là

A. 60cm.  

B. 120cm.  

C. 30cm  

D. 90cm.

Câu 62. (M2)

Khoảng cách giữa hai tiêu điểm trên thấu kính hội tụ bằng

A. lần tiêu cự của thấu kính.

B. tiêu cự của thấu kính.

C. 2 lần tiêu cự của thấu kính.

D. 3 lần tiêu cự của thấu kính.

 

 

Câu 63. (M3)

Quan sát hình vẽ, cho biết tia ló nào vẽ SAI?

A. Tia 1.

B. Tia 2.

C. Tia 3.

D. Cả tia 1 và 2.     

 

 

 

Câu 64. (M3)

Quan sát hình vẽ, cho biết tia ló ứng với tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ là tia nào?

A. Tia 1.

B. Tia 2.

C. Tia 3.

D. Không có tia nào.

 

 

 

 

Câu 65. (M3)

Quan sát hình vẽ, cho biết tia ló ứng với tia tới song song với trục chính  của thấu kính hội tụ là tia nào?

A. Tia 1.

B. Tia 2.

C. Tia 3.

D. Không có tia nào.

 

 

 

 

Câu66: (M1)

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, Ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Thông tin nào sau đây là sai?

  1. Ảnh là ảnh ảo .
  2. Ảnh cao hơn vật.
  3. Ảnh cùng chiều với vật.
  4. Ảnh vuông góc với vật.

Câu 67: (M1)

Vật thật đặt trước thấu kính hội tụ bao giờ cũng cho:

  1. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  2. Ảnh thật, ngược chiều và  nhỏ hơn vật
  3. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
  4. Tất cả  cùng sai

Câu 68: (M1)

Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính  của thấu kính hội tụ  và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

  1. Ảnh thật, ngược chiều với vật.
  2. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
  3. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
  4. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 69: (M1)

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, Ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính. Thông tin nào sau đây là đúng nhất?

  1. Ảnh là thật, ngược chiều với vật.
  2. Ảnh là thật, lớn hơn vật.
  3. Ảnh là ảo, cùng chiều với vật.
  4. Ảnh và vật luôn có độ cao bằng nhau.

Câu 70: (M2)

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’.Hỏi ảnh của điểm M là trung điểm của AB nằm ở đâu? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  1. Nằm trên ảnh A’B’.
  2. Nằm tại trung điểm của ảnh A’B’
  3. Nằm trên ảnh A’B’và gần với điểm A’ hơn.
  4. Nằm trên ảnh A’B’và gần với điểm B’ hơn.

 

Câu 71: (M2)

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ có độ cao bằng vật AB. Thông tin  nào sau đây là đúng?

  1. Ảnh A’B’là ảnh ảo.
  2. Vật và ảnh nằm về cùng một phía đối với thấu kính.
  3. Vật nằm cách thấu kính một khoảng gấp 2 lần tiêu cự.
  4. Các thông tin A, B, C đều đúng.

 

 

Câu 72: (M2)

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA  cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB. Điều nào sau đây là đúng nhất?

  1. OA = f.
  2. OA = 2f.
  3. OA > f.
  4. OA< f

Câu 73: (M3)

Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?

  1. 8cm.
  2. 16cm.
  3. 32cm.
  4. 48cm.

Câu 74: (M3)

Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính  của thấu kính hội tụ  và nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

  1. Ảnh thật, ngược chiều với vật.
  2. Ảnh thật, cùng chiều với vật.
  3. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.
  4. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 75: (M3)

Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA = cho ảnh A’B’. Hỏi ảnh A’B’ có đặc điểm gì?

  1. Là ảnh ảo, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật.
  2. Là ảnh ảo, ngược chiều, cao gấp 2 lần vật
  3. Là ảnh thật, cùng chiều, cao gấp 2 lần vật

Là ảnh thật, ngược chiều, cao gấp 2 lần

Câu 76: (M1)

Thấu kính phân kỳ là thấu kính có:

  1. Phần rìa dày hơn phần giữa.
  2. Phần rìa .mỏng hơn phần giữa.
  3. Chùm tia tới song song, chùm ló sẽ phân kỳ.
  4. A và C đúng.

Câu 77: (M1)

Đặc điểm nào sau đây  là không phù hợp với thấu kính phân kỳ?

  1. Có phần rìa mỏng hơn ở giữa
  2. Làm bằng chất trong suốt.
  3. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lõm.
  4. Có thể hai mặt của thấu kính đều có dạng hai mặt cầu lõm.

Câu 78: (M1)

Thấu kính phân kỳ là thấu kính có:

  1. Hai mặt cùng lõm.
  2. Hai mặt cùng lồi.
  3. Một mặt phẳng, một mặt lõm
  4. A và C đúng.

Câu 79: (M1)

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló nào dưới đây?

  1. Tia ló đi qua tiêu điểm.
  2. Tia ló song song với trục chính.
  3. Tia ló cắt trục chính tại một điểm nào đó.
  4. Tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 80: (M2)

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường đi của một tia sáng qua thấu kính phân kỳ?

  1. Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài đi qua  tiêu điểm.
  2. Tia tới  đi qua quang tâm của thấu kính sẽ truyền thẳng.
  3. Tia tới hướng tới tiêu điểm F’ ở bên kia thấu kính cho tia ló song song với trục chính.
  4. Các phát biểu A, B và C đề đúng.

Câu 81: (M2)

Câu nào sau đây không đúng khi nói về đường truyền các tia sáng của thấu kính phân kỳ.

  1. Tia tới song song với trục chính, tia ló kéo dài sẽ đi qua tiêu điểm  ảnh chính.
  2. Tia tới đi qua tiêu điểm vật (tiêu điểm nằm sau thấu kính), tia ló sẽ song song với trục chính.
  3. Tia tới bất kỳ, tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh phụ của nó.
  4. Tia tới đi qua tiêu điểm ảnh chính, tia ló song song với trục chính

Câu 82: (M2)

Trong các thông tin sau đây, thông tin nào không phù hợp với thấu kính phân kỳ.

  1. Vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo.
  2. Ảnh luôn lớn hơn vật.
  3. Ảnh và vật luôn cùng chiều.
  4. Ảnh nằm gần thấu kính hơn so với vật.

Câu 83: (M3)

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tiêu điểm và tiêu cự của thấu kính phân kỳ?

  1. Các tiêu điểm của thấu kính phân kỳ đều nằm trên trục chính và đối xứng nhau qua quang tâm của thấu kính.
  2. Tiêu cự của thấu kính phân kỳ là khoảng cách từ quang tâm đến một tiêu điểm.
  3. Tiêu điểm của thấu kính phân kỳ chính là điểm cắt nhau của đường kéo dài của các tia ló khi các tia sáng chiếu vào thấu kính theo phương song song với trục chính.
  4. Các phát biểu A, B và C đều đúng.

Câu 84: (M3)

Dùng một thấu kính phân kỳ hứng ánh sáng Mặt trời theo phương song song với trục chính của thấu kính . Thông tin nào sau đây là đúng?

  1. Chùm tia ló là chùm tia hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
  2. Chùm tia ló là chùm tia song song.
  3. Chùm tia ló là chùm tia phân kỳ.
  4. Các thông tin A, B, C đều đúng.

Câu 85: (M3)

Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính vào thấu kính phân kỳ, chùm tia ló thu được có đặc điểm gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:

  1. Chùm tia ló cũng là chùm song song.
  2. Chùm tia ló là chùm hội tụ.
  3. Chùm tia ló là chùm phân kỳ.
  4. Chùm tia ló là chùm phân kỳ, đường kéo dài của các tia ló cắt nhau tại tiêu điểm của thấu kính

Câu 86M1

           Phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây khi nói về kính lúp :

  1. Kính lúp là dụng cụ bổ trợ cho mắt khi quan sát  các con vi khuẩn .
  2. Kính lúp thực chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn .
  3. Sử dụng kính lúp giúp ta quan sát rõ hơn ảnh thật ca nhng vt nh .
  4. Kính lúp thực chất là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn  .

Câu 87: M1 

          Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để ảnh của vật như sau:

  1. Ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật .
  2. Ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều ,lớn hơn vật .
  3. Ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều ,lớn hơn vật .
  4. Ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật .

Câu88: M2

          Khi sử dụng kính lúp, để việc quan sát được thuận lợi,người ta cần :

  1. Điều chỉnh vị trí của vật .
  2. Điều chỉnh vị trí của mắt .
  3. Điều chỉnh vị trí của kính .
  4. Điều chỉnh cả vị trí của vật, của kính và của mắt .

Câu 89: (M1)

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn luôn là:

  1. nh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
  2. nh ảo cùng chiều nhỏ hơn vật.
  3. nh thật ngược chiều lớn hơn vật.
  4. nh thật ngược chiều nhỏ hơn vật.

Câu 90: (M1)

Đặt thấu kính phân kì lên dòng chữ: “ BÀI TẬP VẬT LÍ 9” . Ta sẽ quan sát được hình ảnh nào?

 

BÀI TẬP                                                   BÀI TẬP

 

 

 

 

 

BÀI TẬP                                                   BÀI TẬP

 

 

 

 

 

  1. Hình 1
  2. Hình 2
  3. Hình 3
  4. Hình 4

Câu 91: (M1)

Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng vị trí tiêu điểm

A.    Đặt trong khoảng tiêu cự.

B.     Đặt ngoài khoảng tiêu cự.

C.     Đặt bằng khoảng tiêu cự.

D.    Đặt rất xa.

Câu 92: (M1)

Vật AB hình mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một quang cụ cho ảnh A’B’ như hình vẽ:

 

 

 

 

 

                                                                                                Trục chính ()          

 

Quang cụ đó là:

A.    Thấu kính hội tụ.

B.     Thấu kính phân kì.

C.     Gương phẳng.

D.    Gương cầu .

Câu 93: (M2)

Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’. So sánh h và h’

  1. h = h’  
  2. h =2h’   
  3. h =               
  4. h < h’

 

 

Câu 94: (M2)

Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ cùng tiêu cự, khoảng cách từ vật đến hai thấu kính bằng nhau. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2. So sánh độ lớn của hai ảnh :

A.    A1B1 < A2B2

B.     A1B1 = A2B2

C.     A1B1 >A2B2

D.    A1B1 A2B2

 

 

 

 

Câu 95: (M2)

Dựa vào ảnh của điểm sáng tạo bởi thấu kính trong các hình vẽ sau. ( S là điểm sáng, S’ là ảnh, là trục chính)

 

 

 

 

 

 

          1            2     3

 

Kết luận đúng là:

  1. 1,2,3 là thấu kính hội tụ.
  2. 1,2,3 là thấu kính phân kì.
  3. 1,2 là thấu kính hội tụ và 3 là thấu kính phân kì.
  4. 1,3 là thấu kính hội tụ và 2 là thấu kính phân kì.

Câu 96: (M3)

Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 12cm. Tiêu cự của thấu kính 6cm. Ảnh A’B’ cách thấu kính:

  1. 12cm
  2. 6cm
  3. 4cm
  4. 2cm

Câu 97: (M3)

Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì và cách thấu kính 20cm, cho ảnh ảo cách thấu kính 10cm. Tiêu cự của thấu kính là:

  1. 20cm
  2. 10cm
  3. 12cm
  4. 15cm

Câu 98: (M3)

Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì, cho một ảnh ảo cao bằng vật và cách thấu kính 12cm. Vật AB đặt cách thấu kính:

  1. 4cm
  2. 12cm
  3. 24cm
  4. 36cm

Câu 99: (M1)

Có thể kết luận như câu nào dưới đây?

A.    Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

B.     Người có mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

C.     Người cận thị nhìn rõ các vật ở xa mắt mà không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

D.    Người cận thị nhìn rõ các vật ở gần mắt mà không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Câu 100: (M1)

Có thể kết luận như câu nào dưới đây?

A.    Mắt lão nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa.

B.     Mắt tốt nhìn rõ vật ở gần, không nhìn rõ vật ở xa.

C.     Mắt lão nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.

D.    Mắt tốt nhìn rõ vật ở xa, không nhìn rõ vật ở gần.

Câu 101: (M1)

Để chữa tật cận thị ta cần đeo:

A.    Thấu kính phân kì.

B.     Thấu kính hội tụ.

C.     Kính lão.

D.    Kính râm.

Câu 102: M1

Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?

  1. Một ngôi sao.
  2. Một con vi trùng.
  3. Một con kiến.
  4. Một bức tranh phong cảnh.

Câu 103 : M1

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

  1. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
  2. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm.
  3. Tháu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.
  4. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm.

Câu 104 : M3

Một kính lúp có tiêu cự f = 12,5cm, độ bội giác của kính lúp đó là:

  1. G = 10
  2. G = 2
  3. G = 8
  4. G = 4

Câu 105:M3

Một kính lúp có độ bội giác G = 5, tiêu cự của kính lúp đó là:

  1. 5cm
  2. 10cm
  3. 15cm
  4. 20cm

Câu 106: M3

Trên hai kính lúp lần lượt có ghi 2x; 3x. Nhận định nào sau đây đúng ?

  1. Cả hai kính có tiêu cự bằng nhau.
  2. Kính lúp có ghi 3x có tiêu cựlớn hơn.
  3. Kính lúp có ghi 2x có tiêu cự lớn hơn.

Không thể khẳng định được tiêu cự nào lớn hơn

Câu 107: (M1)

Để chữa bệnh mắt lão, ta cần đeo:

A.    Kính râm.

B.     Kính viễn vọng.

C.     Kính phân kì.

D.    Kính hội tụ.

Câu 108: (M2)

Một người bị cận thị có điểm cực cận cách mắt 0,1m và điểm cực viễn cách mắt 0,5m. Thấu kính đeo để chữa tật cận thị cho người này là:

A.    Thấu kính phân kì có tiêu cự 10cm

B.     Thấu kính phân kì có tiêu cự 50cm

C.     Thấu kính phân kì có tiêu cự 40cm

D.    Thấu kính phân kì có tiêu cự 60cm

Câu 109: (M2)

Ba người có đặc điểm mắt như sau:

-          Ông ba nhìn được các vật cách mắt từ 1m trở lại.

-          Ông tư nhìn rõ vật cách mắt từ 0,25m trở ra.

-          Ông năm không nhìn rõ được các vật từ 0,5m trở vào, ngoài ra thì nhìn rõ.

Kết luận nào đúng?

A.    Ông ba: cận thị, ông tư: bị tật mắt lão, ông năm: bình thường.

B.     Ông ba: cận thị, ông tư:bình thường, ông năm: bị tật mắt lão.

C.     Ông ba: bị tật mắt lão, ông tư: bình thường, ông năm: cận thị.

D.    Ông ba: bình thường, ông tư: bị tật mắt lão, ông năm: cận thị.

Câu 110: (M2)

Một người cận thị phải đeo kính có tiêu cự 0,45m. Khi không đeo kính, người ấy nhìn rõ vật xa nhất cách mắt:

A.    25cm

B.     20cm

C.     45cm

D.    70cm

Câu 111: (M3)

Một người già phải đeo kính sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt:

A.    50cm

B.     25cm

C.     75cm

D.    20cm

Câu 112: (M3)

Một người già có điểm cực cận cách mắt 45cm. Để nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm thì người đó phải đeo:

A.    Thấu kính hội tụ có tiêu cự 56,25cm

B.     Thấu kính hội tụ có tiêu cự 45cm

C.     Thấu kính hội tụ có tiêu cự 25cm

D.    Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70cm

Câu 113: (M3)

Một người quan sát các vật qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 10cm thì thấy ảnh của mọi vật xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 50cm trở lại. Thấu kính phân kì mà người đó đang đeo có tiêu cự:

A.    10cm

B.     50cm

C.     40cm

D.    60cm

 Câu 114  (M1)

Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là

  1. ảnh ảo nhỏ hơn vật.
  2. ảnh ảo lớn hơn vật.
  3. ảnh thật nhỏ hơn vật.  
  4. ảnh thật lớn hơn vật.

Câu 115  (M1)

Về phương diện quang học: Thể thủy tinh của mắt giống

  1. gương cầu lồi.
  2. gương cầu lõm.
  3. thấu kính hội tụ.       
  4. thấu kính phân kỳ.

Câu 116  (M1)

Mắt một người bình thường khi nhìn vật ở xa mà mắt không điều tiết thì ảnh của vật ở

  1. trước màng lưới.
  2. trên màng lưới.     
  3. trước thể thủy tinh.
  4. trên thể thủy tinh.

Câu 117  (M1)

Sự điều tiết của mắt là:

  1. Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.          
  2. Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật hiện cùng chiều với vật trên màng lưới.
  3. Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật về điểm cực viễn của mắt.
  4. Sự co giãn của thể thủy tinh để đưa ảnh của vật về điểm cực cận của mắt

Câu 118  (M2)

Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là:

  1. Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật.
  2. Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật.           
  3. Tạo ra ảnh ảo, lớn hơn vật.
  4. Tạo ra ảnh ảo, bé hơn vật.

Câu 119  (M2)

Mắt một người bình thường khi nhìn vật ở rất xa, mắt không điều tiết thì ảnh của vật hiện trên màng lưới. Khi đó tiêu cự của thể thủy tinh ở vị trí

  1. trên thể thủy tinh.
  2. trước màng lưới.   
  3. trên màng lưới.    
  4. sau màng lưới.

Câu 120  (M2)

So sánh là hợp lý giữa mắt và máy ảnh:

  1. Mắt hoàn toàn giống máy ảnh về mặt quang học.
  2. Mắt hoàn toàn không giống máy ảnh về mặt quang học.
  3. Công dụng của mắt và máy ảnh về phương diện quang học là giống nhau.    
  4. Công dụng của mắt và máy ảnh về phương diện quang học là không giống nhau.

Câu 121  (M2)

Một đặc điểm mà nhờ đó mắt nhìn rõ vật là

  1. thể thủy tinh có thể thay đổi độ cong.   
  2. màng lưới có thể thay đổi độ cong.
  3. thể thủy tinh có thể di chuyển được.
  4. màng lưới có thể di chuyển được.

Câu 122  (M3)

Khi dịch chuyển vật dần  ra xa mắt, quá trình điều tiết làm cho

  1. tiêu cự của thể thủy tinh tăng do cơ vòng của mắt co lại.          
  2. tiêu cự của thể thủy tinh tăng do cơ vòng của mắt giãn ra.
  3. tiêu cự của thể thủy tinh giảm do cơ vòng của mắt co lại.
  4. tiêu cự của thể thủy tinh giảm do cơ vòng của mắt giãn ra.

Câu 123  (M3)

Tiêu cự của thể thủy tinh là dài nhất khi mắt quan sát vật ở

  1. cực cận.
  2. cực viễn.      
  3. khoảng cực cận.
  4. khoảng cực viễn.

Câu 124  (M3)

Khi nhìn một vật ở cách mắt 10m thì ảnh của vật trên màng lưới có độ cao 1,5cm. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. Độ cao của vật sẽ là

  1. 5m.
  2. 7,5m.      
  3. 15m.
  4. 20m.

Câu 125  (M3)

Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới có độ cao bao nhiêu. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.

  1. 0,5cm.
  2. 1,0cm.   
  3. 1,5cm.
  4. 2,0cm.

Câu 126  (M1)

Máy ảnh gồm các bộ phận chính:

  1. Buồng tối, kính màu, chổ đặt phim.
  2. Buồng tối, vật kính, chổ đặt phim.  
  3. Vật kính, kính màu, chổ đặt phim.
  4. Vật kính, kính màu, chổ đặt phim, buồng tối.

Câu 127 (M1)

Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là:

A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

  1. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.  
  2. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
  3. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 128  (M1)

Bộ phận quang học của máy ảnh là:

  1. Vật kính.  
  2. Phim.
  3. Buồng tối.
  4. Ảnh thật.

Câu 129  (M1)

Vật kính của máy ảnh sử dụng:

  1. Thấu kính hội tụ.   
  2. Thấu kính phân kỳ.
  3. Gương phẳng.
  4. Gương cầu.

Câu 130 (M2)

Phim trong máy ảnh có chức năng

  1. tạo ra ảnh thật của vật.
  2. tạo ra ảnh ảo của vật.
  3. ghi lại ảnh ảo của vật.
  4. ghi lại ảnh thật của vật.  

Câu 131 (M2)

Buồng tối của máy ảnh có chức năng

  1. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.
  2. không cho ánh sáng lọt vào máy.      
  3. ghi lại ảnh của vật.
  4. tạo ảnh thật của vật.

Câu 132  (M2)

Khi ảnh của một vật dịch chuyển lại gần máy ảnh thì ảnh trên phim sẽ:

  1. to dần.           
  2. nhỏ dần.
  3. mờ dần.
  4. rõ dần.

Câu 133  (M2)

Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh với mục đích

A.    thay đổi tiêu cự của ống kính.

B.     thay đổi khoảng cách từ vật kính đến vật.

C.     thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.  

D.    thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Câu 134  (M3)

Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là: 

  1. 1cm.         
  2. 1,5cm.
  3. 2cm.
  4. 2,5cm.

Câu 135  (M3)

Khi chụp ảnh một vật cao 1m đặt cách máy ảnh 2m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2,5cm thì khoảng cách từ vật kính đến phim là: 

  1. 1,25cm.
  2. 2cm.
  3. 2,5cm.
  4. 5cm.        

Câu 136  (M3)

Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là:

  1. 2m.
  2. 7,2m.      
  3. 8m.
  4. 9m.           

Câu 137 (M3)

Khi chụp ảnh một vật đặt cách máy ảnh 9m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 1,5cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Chiều cao vật là:

  1. 1m.
  2. 2m.
  3. 3m.        
  4. 6m.

 

C âu 138M2

           Phát biểu đúng khi nói về độ bội giác của kính lúp :

      A. Độ bội giác của kính lúp cho biết khi dùng kính ta có ảnh cao bao nhiêu cm .

      B. Độ bội giác của kính lúp cho biết khi dùng kính ta có ảnh thật hay ảnh ảo .

      C. Độ bội giác của kính lúp cho biết khi dùng kính ta có thể thấy được một ảnh lớn hơn gấp bao nhiêu lần so với khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính) .

     D. Độ bội giác của kính lúp cho biết khi dùng kính ta có vật cao gấp mấy lần ảnh.

C âu 139M2  

Độ bội giác của một kính lúp là 5x. Tiêu  cự kính lúp có giá trị là :

  1. f  = 5m .
  2. f  =  5cm .
  3. f  =  5mm .
  4. f =  5dm .

Câu 140: M1

           Nguồn sáng  không phát ra ánh sáng trắng là:

  1. Đèn ống thông thường .
  2. Đèn pin .
  3. Ngôi sao .
  4. Đèn LED .

C âu 141: M1

           Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có  màu :

A.    Đỏ .

B.    Vàng .

C.    Tím .

D.    Không có chùm tia ló .

Câu 142: M2

          Tạo ra ánh sáng vàng bng cách .

  1. Chiếu ánh sáng xanh qua tm lc  màu vàng .
  2. Chiếu ánh sáng tím qua tm lc màu vàng .
  3. Chiếu ánh sáng vàng qua tm lc màu vàng .
  4. Chiếu ánh sáng vàng qua tm lc màu xanh .

Câu 143: M2

           Chiếu chùm ánh sáng màu lam qua kính lọc màu lam , chùm tia ló có màu :

  1. Tím .
  2. Lam .
  3. Lc .
  4. Vàng .

Câu 144M3

           Khi chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ở phía sau tấm lọc ta được ánh sáng màu đỏ. Câu giải thích đúng là :

  1. Vì tấm lọc màu đỏ phát ra ánh sáng đỏ về phía sau .
  2. Vì ánh sáng trắng có chứa ánh sáng của vô số các màu sắc khác nhau., trong đó có ánh sáng đỏ. Tấm kính lọc màu đỏ chỉ cho ánh sáng màu đỏ đi qua nó và hấp thụ hoàn toàn ánh sáng của các màu còn lại .
  3. Vì trong ánh sáng trắng có hai màu đỏ và xanh, màu xanh bị tấm lọc giữ lại, chỉ có màu đỏ được truyền qua .
  4. Vì tấm lọc màu đỏ có thể cho  ánh sáng của tất cả  các màu truyền qua trừ màu đỏ .

Câu 145: M3

         Có một tấm lọc A màu đỏ và tấm lọc B màu lục. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc đó thì ta sẽ thấy tờ giấy có màu :

  1. Màu đỏ .
  2. Màu lục .
  3. Màu đen .
  4. Màu trắng .

Câu 146: M1

           Tương truyền rằng  Acsimet đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xiraquyxo, quê hương của ông.Acximet đã dùng :

  1. Tác dụng quang điện của ánh sáng .
  2. Tác dụng nhiệt của ánh sáng .
  3. Tác dụng sinh học của ánh sáng .
  4. Tác dng hóa hc của ánh sáng .

Câu 147: M 1 Bình chứa xăng, dầu trên các xe ô tô hay các toa tàu chở dầu phải sơn các màu sáng như màu nhũ bạc , màu trắng. màu vàng,…. Câu giải thích đúng là :

  1. Để chúng hấp thụ nhiệt dễ hơn .
  2. Để chúng ít hấp thụ nhiệt hơn .
  3. Để tránh tác dụng sinh học của ánh sáng .
  4. Để cho đẹp .

Câu 148: M1

           Các chậu cây cảnh để  trong nhà ,ngn cây hướng về phía có ánh sáng. Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng tác dụng của ánh sáng . Đó là :

  1. Tác dụng nhiệt .
  2. Tác dụng quang điện .
  3. Tác dụng sinh học .
  4. Tác dụng hóa hc .

Câu 149: M1

            Muốn cho pin mặt trời phát điện phải có điều kiện :

  1. Phải có một nguồn điện .
  2. Phải có một nam châm điện .
  3. Phải có ánh sáng chiếu vào nó .
  4. Phải nung nóng nó lên .

Câu 150: M1

           Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu. Câu trả lời đúng là :

  1. Vì không đủ vật liệu để chế to .
  2. Vì không đủ khả năng để chế tạo .
  3. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm định luật bảo toàn năng lượng .
  4. Vì việc chế tạo động cơ vĩnh cửu vi phạm luật pháp .

Câu 151: (M1)

Ánh sáng trắng được hợp bởi:

  1. Bảy màu đơn sắc.
  2. Vô số màu đơn sắc.
  3. Bảy màu đơn sắc từ đỏ đến tím.
  4. B và C đúng.

Câu 152: (M1)

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của lăng kính khi chiếu chùm sáng trắng vào nó?

  1. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng trắng.
  2. Lăng kính có tác dụng tách các chùm sáng màu có sẳn trong chùm sáng trắng.
  3. Lăng kính có tác dụng hấp thụ các ánh sáng màu.
  4. Lăng kính đã nhuộm các màu sắc khác nhau cho ánh sáng hồng

Câu 153: (M1)

Thí nghiệm nào sau đây là thí nghiệm phân tích ánh sáng:

  1. Chiếu một chùm sáng trắng qua một lăng kính.
  2. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương  phẳng
  3. Chiếu một chùm sáng trắng vào kính lúp.
  4. Chiếu chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì

Câu 154: (M1)

Khi chiếu ánh sáng trắng vào mặt ghi của đĩa CD. Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta có những màu nào?

  1. Màu đỏ và màu xanh
  2. Màu vàng và màu đỏ
  3. Màu xanh, màu hồng và màu tím
  4. Tuỳ theo phương nhìn ta có thể thấy đủ mọi màu

Câu 155: (M2)

Trong trường hợp nào dưới đây, chùm sáng trắng không bị phân tích thành các chùm sáng có màu khác nhau?

  1. Cho chùm sáng trắng đi qua một lăng  kính .
  2. Cho chùm sáng trắng phản xạ trên một gương phẳng.
  3. Cho chùm sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
  4. Cho chùm sáng trắng chiếu vào các váng dầu, mỡ hay bong bóng xà phòng.

Câu 156: (M2)

Có thể kết luận như câu nào dưới đây?

  1. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
  2. Chiếu tia sáng đơn sắc đỏ qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng.
  3. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng xanh.
  4. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính ta có thể được tia sáng trắng

Câu 157: (M3)

Tại sao có thể nói thí nghiệm quan sát ánh sáng phản xạ trên đĩa CD cũng là thí nghiệm phân tích ánh sáng trắng? Chọn câu giải thích đúng nhất.

  1. Vì sau khi phản xạ, chùm sáng trắng đã bị tách thành nhiều dải ánh sáng có màu khác nhau.
  2. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị mất đi
  3. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị thay bằng chùm sáng xanh và tím.
  4. Vì sau khi phản xạ, chùm ánh sáng trắng đã bị thay bằng chùm sáng đỏ và vàng.

Câu 158: (M3)

Chiếu một chùm sáng vào lăng kính, ánh sáng ló ra cũng chỉ có một màu duy nhất. Chùm sáng chiếu vào lăng kính là

  1. Ánh sáng trắng
  2. Ánh sáng đa sắc
  3. Ánh sáng đơn sắc.
  4. Ánh sáng xanh và đỏ

Câu 159: (M1)

Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn ánh sáng màu?

A.    Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B.     Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.

C.     Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng.

D.    Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Câu 160: (M1)

Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục ta được ánh sáng màu:

A.    Đỏ.

B.     Lục.

C.     Vàng.

D.    Lam.

Câu 161: (M1)

Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam ta được ánh sáng màu:

A.    Đỏ.

B.     Hồng.

C.     Vàng.

D.    Lam.

Câu 162: (M1)

Khi trộn ba ánh sáng đỏ, lục, lam với nhau ta được ánh sáng màu:

A.    Trắng.

B.     Đỏ.

C.     Lục.

D.    Lam.

Câu 163: (M2)

Để thu được ánh sáng trắng ta phải trộn tối thiểu:

  1. 2 chùm sáng màu thích hợp
  2. 3 chùm sáng màu thích hợp
  3. 4 chùm sáng màu thích hợp
  4. 5 chùm sáng màu thích hợp

 

Câu 164: (M2)

Trộn 3 chùm sáng nào sau đây ta được ánh sáng trắng?

A.    Đỏ, lục, vàng.

B.     Đỏ, lam, tím.

C.     Đỏ cánh sen, vàng, lam.

D.    Đỏ, tím, vàng.

Câu 165: (M2)

Trộn ba ánh sáng đỏ, vàng, da cam ta được ánh sáng màu:

A.    Đỏ.

B.     Vàng.

C.     Trắng.

D.    Da cam.

Câu 166: (M2)

Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu:

A.     Đỏ.

B.      Lục.

C.      Trắng.

D.     Lam.

Câu 167  (M1)

Vật không có khả năng tán xạ ánh sáng là vật có màu

  1. trắng.
  2. đen.      
  3. xanh.
  4. Vàng. 

Câu 168  (M1)

Chiếu vào vật có màu trắng bằng ánh sáng màu nào thì ta sẽ nhình thấy vật đó có

  1. màu trắng.
  2. màu đen.
  3. màu của ánh sáng chiếu vào vật.    
  4. màu khác với nàu của ánh sáng chiếu vào vật.

Câu 169  (M1)

Trong phòng tối, chiếu một chùm sáng trắng vào một tấm giấy màu đỏ ta thấy tấm giấy có

  1. màu đỏ.    
  2. màu trắng.
  3. màu đỏ tím.
  4. màu cam.

Câu 170  (M1)

Nhận xét đúng khi nói về màu sắc các vật:

  1. Vật màu trắng dưới ánh sáng nào cũng có màu trắng.
  2. Vật màu đen dưới ánh sáng trắng mới có màu đen.
  3. Vật màu xanh dưới ánh sáng nào cũng có màu xanh.
  4. Vật màu đen dưới ánh sáng nào cũng có màu đen.   

Câu 171  (M2)

Một vật màu xanh lục đặt dưới ánh sáng đỏ, ta sẽ thấy vật đó có

  1. màu xanh lục.
  2. màu đỏ.
  3. màu trắng.
  4. màu đen.     

Câu 172  (M2)

Một vật ở ngoài trời sáng có màu đen là do vật có tính chất:

  1. Tán xạ mạnh ánh sáng cùng màu với vật.
  2. Tán xạ yếu ánh sáng khác màu với vật.
  3. Tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu.
  4. Không tán xạ tất cả các ánh sáng màu.           

Câu 173  (M2)

Nhận xét đúng khi nói về màu sắc các vật:

  1. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
  2. Tờ giấy đỏ để dưới ánh sáng nào cũng thấy đỏ.
  3. Mái tóc đen ở nơi nào vẫn là mái tóc đen.           
  4. Chiếc kẹp vàng trong phòng tối vẫn thấy vàng.

Câu 174  (M3)

Nhận xét nào là không đúng khi nói về màu sắc các vật:

  1. Vật có màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
  2. Vật có màu trắng tán xạ tốt mọi ánh sáng.
  3. Vật có màu đen không tán xạ ánh sáng.
  4. Vật có màu nào thì tán xạ tốt ánh sáng màu đó.    

Câu 175  (M3)

Một số động vật có khả năng tự thay đổi màu sắc của cơ thể là nhờ tính chất:              (3)

A.    Phản xạ ánh sáng của môi trường.

B.     Tán xạ ánh sáng của môi trường.      

C.     Khúc xạ ánh sáng của môi trường.

D.    Hấp thụ ánh sáng của môi trường.

Câu 176: M1

Trong các nguồn sáng sau đây, nguồn sáng nào không phát ra ánh sáng trắng?

  1. Mặt trời
  2. Con đom đóm
  3. Đèn pin
  4. Ngôi sao

Câu 177 : M3

Chiếu một chùm sáng trắng qua tấm kính có màu tím thì chùm sáng ló có màu:

  1. tím
  2. trắng
  3. vàng
  4. đen

Câu 178M1

Dụng cụ nào có thể được xem như là một tấm lọc màu ?

  1. Một chậu nhôm chứa đầy nước
  2. Một miếng gỗ mỏng có màu
  3. Một mảnh giấy bóng kính có màu
  4. Một tấm kim lọai mỏng có màu

Câu 179 : M3

Khi chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm kính lọc màu lục và sau đó qua tấm kính lọc màu lục thì được ánh sáng ló sau cùng có màu:

  1. trắng
  2. vàng
  3. đỏ
  4. lục

Câu 180M2

Câu phát biểu nào sau đây là sai ?

  1. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
  2. Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
  3. Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
  4. Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác màu  ta sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.

Câu 181 : M2

Câu phát biểu nào sau đây là sai:

  1. Một chậu nước xanh dưới ánh sáng trắng sẽ có màu xanh.
  2. Một chậu nước xanh dưới ánh sáng xanh sẽ có màu xanh.
  3. Một chậu nước xanh dưới ánh sáng đỏ sẽ có màu đỏ.
  4. Một chậu nước xanh dưới ánh sáng đỏ sẽ có màu khác.

Câu 182 : M1

Trong các công việc sau đây, công việc nào ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng :

  1. Phơi thóc, ngô, cá, mực, . . . ngoài trời nắng, ánh sáng chiếu vào chúng sẽ làm nóng chúng lên và khô đi.
  2. Làm muối ngoài đồng muối.
  3. Ở các nước châu Âu, thời tiết thường giá lạnh, vào những lúc có nắng người ta thường ra ngoài để “ tắm nắng ”.
  4. Các công việc trên đều ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Câu 183 : M1

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật có màu sắc khác nhau :

  1. Trong cùng điều kiện như nhau, các vật có màu đen hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn các vật có màu trắng.
  2. Vật màu đen khôg hấp thụ năng lượng ánh sáng.
  3. Các vật màu vàng hấp thụ áng sáng tốt hơn màu vàng đậm.
  4. Vật màu đỏ hấp thụ năng lượng ánh sáng tốt hơn vật màu đen.

Câu 184 : M1

C ác chậu cây cảnh đ  ở dưới những tàn cây lớn thường bị còi cọc đi rồi chết . Hiện tượng này cho thấy tầm quan trọng tác dụng gì của ánh sáng .

A. Tác dng nhiệt

B. Tác dng quang điện  

C. Tác dụng sinh học

D. Tác dng t

Câu 185: M1

Trong các vật sau đây, vật nào có sử dụng pin quang điện :

A. Máy tính bỏ túi.    

B. Máy vi tính.        

C. Quạt điện.   

D. Bàn là điện

 

 

 

nguon VI OLET