TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

 

 

  15Năm 2019, các môn Khoa học Xã hội trong đó có Lịch sử đã thi theo hình thức  trắc nghiệm khách quan. Vậy đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử sẽ có những dạng câu hỏi như thế nào? Sau đây tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.

1. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng

Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.

Ví dụ: Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam (1954 - 1975), lực lượng nào chỉ xuất hiện trong chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ?

A. Quân đội Sài Gòn                                   B. Quân Mĩ

C. Quân Mĩ và quân chư hầu Mĩ                 D. Quân Bắc Phi

2. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất

Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) có thể có nhiều phương án đúng, nhưng chỉ có  một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất.

Ví dụ: Thuận lợi cơ bản nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công là:

A. Hệ thống XHCN trên thế giới đang hình thành, nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh của nhân dân.

B. Có Đảng Cộng sản Đông Dương và Hồ Chí Minh lãnh đạo nên nhân dân rất tin tưởng.

C. Nhân dân đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi, sẽ ủng hộ cho cách mạng.

D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đang lên cao.

3. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống)

Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng.

Ví dụ: Cho dữ liệu: Bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính trong đó (1) …………… là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. (2) ……………. là cơ quan hành chính, đứng đầu là (3) ……………. với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại (4) ………….

Chọn dữ liệu cho sẵn để điền vào chỗ trống.

A. (1) Hội đồng quản thác; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ).

B. (1) Hội đồng Bảo an; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Vecxai ( Pháp).

C. (1) Đại hội đồng; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ).

D. (1) Hội đồng Bảo an; (2) Ban thư kí; (3) Tổng thư kí; (4) Niu Oóc ( Mĩ).

4. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự (thứ tự) logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử

Ví dụ 1: Cho các sự kiện sau:

  1. Nhật vượt biên giới Việt - Trung tiến vào miền Bắc nước ta.
  2. Nhật đầu hàng Đồng minh vụ kiều điện
  3. Nhật đảo chính Pháp

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng tiến trình lịch sử

A. 1, 2, 3    B. 1, 3, 2    C. 3, 2, 1   D. 2, 1, 3

Ví dụ 2: Cho các dữ liệu sau:

Nội dung giải quyết

Biện pháp có thể

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

1. Chính quyền cách mạng

 A. “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”.

2. Nạn đói

 B. Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Nạn dốt

 C. “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”.

4. Khó khăn về tài chính

 D.Thành lập Nha bình dân học vụ

Nối nội dung giải quyết của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám với biện pháp có thể.

  1. 1 - b, 2 - a, 3 - c, 4 - D.
  2. 1 - c, 2 - a, 3 - b, 4 - D.
  3. 1 - b, 2 - a, 3 - d, 4 - C.
  4. 1 - a, 2 - c, 3 - b, 4 - D.

5. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản

Ví dụ: Cho đoạn tư liệu sau:

“ Cuộc kháng chiến rất lâu dài và đau khổ dù phải hi sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giê, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giờ nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất….” (Trích Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và các nước Đồng minh ngày 21/12 / 1946).

Nội dung đoạn thư trên cho chúng ta biết thông điệp:

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh tố cáo sự bội ước của thực dân Pháp đối với Hiệp định Sơ bộ.
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Việt kiều ở Pháp và các nước Đồng minh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
  4.  Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sẽ kéo dài và gặp nhiều gian khổ.

6. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định

Ví dụ: Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?

  1. Đây là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị với ngoại giao của nhân dân ta.
  2. Hoàn thành Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “ngôy nhào”.
  3. Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền đất nước.
  4. Mĩ phải công nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước.

 Để môn lịch sử đạt được kết quả cao, các bạn hãy đọc và ôn luyện thật kỹ càng các  dạng bài đã phân tích ở trên. Mong rằng với tài liệu này mà tụi chia sẻ sẽ giúp các bạn ôn luyện và biết cách ôn các phần sao cho tốt. 

Chúc các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Lịch sử hiệu quả, thi tốt, đạt điểm cao!

  

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

LỊCH SỬ 10 – THẾ GIỚI.

Chọn phương án trả lời đúng A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:

Câu 1. Từ năm 1519 đến năm 1522, Ph.Ma - gien - lan đã

A. dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi.

B. dẫn đầu đoàn thủy thủ đến một số đảo thuộc vùng biển Ca - ri - bê.

C. chỉ huy đoàn thuyền đến Ca - li - cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.

D. thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.

Câu 2. Đâu không phải là hệ quả của cuộc  phát kiến địa lí?

A. Khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những vùng đất mới.

B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

D. Thúc đẩy kinh tế, văn hóa ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ phát triển.

Câu 3. Hệ quả tiêu cực của các cuộc  phát kiến địa lí là

A. chứng minh những lí giải về Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng  của giáo hội Kitô là thiếu cơ sở khoa học

B. thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.

C. làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

D. tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới.

Câu 4. Các cuộc  phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Tăng lữ, quý tộc.                            B. Nông dân, quý tộc.

C. Thương nhân, quý tộc.                    D. Tướng lĩnh quân sự, quý tộc.

Câu 5. Sau các cuộc  phát kiến địa lí thế kỉ XV, tình cảnh người nông nô như thế nào?

A. Được hưởng thành quả to lớn do phát kiến mang lại.

B. Được no ấm do của cải xã hội ngày càng nhiều.

C. Bị thất nghiệp và bán sức lao động cho tư sản.         D. Bị biến thành những người nô lệ.

Câu 6. Phát kiến địa lí được xem như là một “cuộc  cách mạng thực sự” trong lĩnh vực nào?

A. Địa lí.     B. Khoa học hàng hải.  C. Giao thông đường biển.     D. Giao thông và tri thức.

Câu 7. Phát kiến địa lí đã đem lại cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở đâu?

A. Ấn Độ.     B. Châu Mĩ.         C. Châu Phi.              D. Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ.

Câu 8. Thế nào là phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Khôi phục lại toàn bộ nền văn hóa cổ đại.

B. Phục hưng tinh thần của nền văn hóa Hi Lạp, Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.

C. Phục hưng lại nền văn hóa phong kiến thời trung đại.

D. Khôi phục lại những gì đã mất của văn hóa.

Câu 9. Bằng những tác phẩm của mình, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án

A. chế độ phong kiến.                  B. giáo hội Kitô.

C. vua quan phong kiến.              D. văn hóa đồi trụy.

Câu 10. Văn hóa Phục hưng đề cao vấn đề gì?

A. Đề cao khoa học xã hội – nhân văn.                B. Đề cao tôn giáo.

C. Đề cao tự do cá nhân.                          D. Đề cao giá trị con người và khoa học tự nhiên.

Câu 11. Điều kiện nào đóng vai trò chủ yếu dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hóa Phục hưng?

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

A. Sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.   B. Sự ra đời của giai cấp tư sản.                                             

C. Sự ra đời của thành thị trung đại.     D. Sự xuất hiện của nhiều phát minh khoa học – kĩ thuật.

Câu 12. Từ thế kỉ XI – XIII, văn hóa châu Âu bị ràng buộc  bởi hệ tư tưởng nào?

A. Giáo hội Thiên chúa giáo.    B. Nho giáo.         C. Phật giáo.          D. Phong kiến.

Câu 13. Đất nước được xem là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là

A. Anh.                    B. Pháp.                   C. Italia.                  D. Đức.

Câu 14. Phong trào Văn hóa Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực nào?

A. Khoa học tự nhiên.          B. Kiến trúc.   C. Triết học và lịch sử.      D. Văn học – nghệ thuật.

Câu 15. Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp vẫn là

A. nước nông nghiệp phát triển.              B. nước nông nghiệp lạc hậu. 

C. nước công nghiệp phát triển.              D. nước công nghiệp tương đối hiện đại triển.

Câu 16. Cuối thế kỷ XVIII, đẳng cấp nào trong xã hội Pháp không được hưởng đặc quyền đặc lợi và phải nộp thuế?

A. Đẳng cấp tăng lữ.                B. Đẳng cấp quý tộc       C. Đẳng cấp thứ 3.       D. Vua, quý tộc.

Câu 17. Cuối thế kỷ XVIII, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ chuyên chế.   B. Quân chủ lập hiến.       C. Cộng hòa tư sản.   D. Chế độ Cộng hòa.

Câu 18. Thời kỳ nào đã đưa cách mạng tư sản Pháp lên đến đỉnh cao?

A. Thời kỳ phái lập hiến cầm quyền.                   B. Thời kỳ phái Girôngđanh cầm quyền.

C. Thời kỳ phái Giacôbanh cầm quyền.               D. Thời kỳ Đốc chính.

Câu 19. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp cuối thế kỷ XVIII là giữa những đẳng cấp nào?

A.  Tăng lữ với quý tộc                                  B. Tăng lữ với Đẳng cấp thứ 3.

C. Quý tộc với Đẳng cấp thứ 3.                     D.  Tăng lữ, quý tộc với Đẳng cấp thứ 3.

Câu 20.  Tầng lớp nào đã đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển đưa cách mạng tư sản Pháp đến thành công?

A.  Tư sản.                 B. Quý tộc                 C. Quần chúng nhân dân.                   D. Tăng lữ.

Câu 21.  Khẩu hiệu nổi tiếng trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?

A. Tự do - Bình đẳng - Độc lập.                              B. Tự do -  Bình đẳng - Hạnh phúc.                          

C. Tự do -  Bình đẳng - Bác ái.                               D. Tự do -  Bình đẳng - Phát triển. 

Câu 22. Tháng 9 - 1791, Hiến pháp mới thông qua quy định nước Pháp theo thể chế chính  trị nào?

A. Quân chủ chuyên chế.   B. Quân chủ lập hiến.  C. Cộng hòa tư sản.     D. Chế độ cộng hòa.

Câu 23. Tháng 6 - 1793, Hiến pháp mới thông qua quy định nước Pháp theo thể chế chính trị nào?

A. Quân chủ chuyên chế.     B. Quân chủ lập hiến.   C. Cộng hòa tư sản.   D. Chế độ cộng hòa.

Câu 24. Tính chất của cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII là

A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.  B. cách mạng XHCN.

C. chiến tranh giải phóng dân tộc                  D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 25.  Tại sao cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII được xem là cuộc cách mạng tư sản triệt để?

A. Giai cấp tư sản nắm quyền.           C. Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc CMTS.    

B. Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế.    D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 

Câu 26. Vai trò của trào lưu Triết học ánh sáng trong việc chuẩn bị cho cách mạng Pháp là gì?

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

A. Đây là những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.                          

B. Đây là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản, dọn đường cho cách mạng Pháp bùng nổ.

C. Phê phán chế độ phong kiến lạc hậu với những giáo lý lỗi thời.                               

D. Thể hiện tư tưởng dân chủ của giai cấp tư sản.

Câu 27. Tại sao thời kỳ chuyên chính Giacobanh được xem là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?

A. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.      

B. Chiến thắng ngoại xâm nội phản, bảo vệ được thành quả cách mạng.

C. Ban bố  hiến pháp mới, tuyên bố chế độ cộng hòa, quyền dân chủ rộng rãi.

D. A, B, C đúng.     

Câu 28. Ai là người chế tạo thành công vắc - xin phòng bệnh chó dại?

A. Páp - lốp.               B. Lui - Pa - xtơ.             C. Len - xơ.               D. Rơn - ghen.

Câu 29. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật cuối XIX đầu XX có tác dụng gì?

A. Giúp nông nghiệp được cải tiến.

B. Làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế TBCN, đánh dấu bước tiến mới của CNTB.

C. Tăng sản lượng một số ngành công nghiệp.        D. Máy móc sử dụng ngày càng nhiều.

Câu 30. Năm 1895 đánh dấu sự ra đời của phát minh quan trọng nào?

A.  Luật tuần hoàn.                           B. Tia X(Rơn - ghen).

C. Nguồn năng lượng hạt nhân.       D. Thuyết electron.

Câu 31. Học thuyết nào cho thấy nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất?

A. Thuyết electron(Tôm xơn).                                    B. Thuyết tiến hóa.

C. Thuyết năng lượng hạt nhân.                                 D. Thuyết về hiện tượng phóng xạ.

Câu 32. Xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong vào thời gian nào?

A. Đầu thế kỉ XIX.            B. Giữa thế kỉ XIX.        C. Cuối thế kỉ XIX.           D. Đầu thế kỉ XX.

Câu 33. Cuối thế kỉ XIX, ngoài máy hơi nước đã có sự ra đời của những động cơ nào?

A. Tuốc bin chạy bằng sức nước, tuốc bin liên hợp với đi - a - mô.

B. Động cơ đốt trong.              C. Lò Bét - xme.                       D. Lò Mác - tanh. 

Câu 34. Đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?

A. Thứ nhất.           B. Thứ hai.                 C. Thứ Ba.             D. Thứ tư.

Câu 35 Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh chú trọng nhiều nhất đến vấn đề gì trong kinh doanh?

A. Cải tiến kĩ thuật sản xuất để nâng cao năng suất lao động.

B. Đổi mới và phát triển công nghiệp.            C. Xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.

D. Tiếp nhận những thành tựu khoa học – kĩ thuật để thay đổi cơ cấu sản xuất.

Câu 36. Tại sao khi tư sản Anh tập trung vốn đầu tư sang thuộc  địa thì công nghiệp trong nước lạc hậu?

A. Trong nước thiếu phát minh của trí thức.

B. Công nhân Anh thất nghiệp, thị trường nội địa kém.

C. Đa số dân Anh chuyển sang thuộc địa ở để làm giàu.    D. Kĩ thuật lạc hậu - năng suất thấp.

Câu 37. Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp, Anh vẫn đứng đầu thế giới về

A. tài chính và xuất khẩu tư bản.

B. tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.

C. xuất khẩu tư bản và thuộc địa.                   D. xuất khẩu tư bản, hải quân và thuộc địa.

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

Câu 38. Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp.       C. Ngân hàng.          D. Giao thông vận tải.

Câu 39. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                                     B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.            D. Chủ nghĩa đế quốc bành trướng.

Câu 40. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?

A. Mĩ, Đức, Anh.  B. Đức, Nga, Mĩ.     C. Mĩ, Nga, Trung Quốc.    D. Nga, Pháp, Hà Lan.

Câu 41. Đặc điểm của tổ chức độc quyền ở Pháp là gì?

A. Tập trung tài chính đạt mức độ cao.         B. Tập trung ngân hàng đạt mức độ cao.

C. Xuất khẩu tư bản tài chính.                      D. Tập trung tư bản vào sản xuất công nghiệp.

Câu 42. Đặc điểm của Chủ nghĩa đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX -  đầu thế kỉ XX là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                    B. Chủ nghĩa đế quốc ngân hàng.

C. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.       D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.

Câu43. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu, sau nước nào?

A. Đứng thứ hai, sau Mĩ.                               B. Đứng thứ nhất.

C. Đứng thứ ba, sau Mĩ, Anh.                       D. Đứng thứ tư, sau Mĩ, Anh, Pháp.

Câu 44. Sự hình thành các công ty độc quyền của Đức dựa trên cơ sở nào?

A. Tập trung sản xuất và tập trung ngân hàng.           B. Tập trung tư bản và tài chính.

C. Xuất khẩu tư bản.                                                   D. Tập trung sản xuất và tư bản.

Câu 45. Các công ti độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào?

A. Các ten và tơ - rớt.                          B. Các ten và xanh - đi - ca.

C. Tơ - rớt và Xanh - đi - ca.              D. Tơ - rớt và Rốc - phe - lơ.

Câu 46. Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mĩ là gì?

A. Các ten.     B. Xanh - đi - ca.          C. Rốc - phe - lơ.   D. Tơ - rớt.

Câu 47. Tại sao quá trình tập trung tư bản và sản xuất ở Đức diễn ra nhanh?

A. Do cạnh tranh trong sản xuất công nghiệp nặng.      B. Do khoa học - kĩ thuật phát triển.

C. Do tư sản cần nhiều tiền.                                          D. Do có nhiều máy móc tối tân.

Câu 48. Nội dung nào sau đây đúng thể hiện sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp Mĩ?

A. Tập trung vùng chuyên canh.                                B. Phát triển trang trại.

C. Vựa lúa và nơi cung cấp, lương thực, thực phẩm cho thị trường châu Âu.

D. Sản lượng nông nghiệp Mĩ tăng.

Câu 49. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?

A. Đòi ngày làm 8 giờ.                      B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C. Đòi quyền phổ thông đầu phiếu.  D. Đòi chính phủ Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.

Câu 50. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?

A. Nước Anh.    B. Nước Pháp.   C. Nước Đức.  D. Nước Mĩ.

Câu 51. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất

A. Khởi nghĩa Li - ông (Pháp). B. Phong trào Hiến chương (Anh) (1836 - 1848).

C. Khởi nghĩa Sơ - lê - din.     D. Khởi nghĩa Li - ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).

Câu 52. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li - ông (Pháp) đấu tranh đòi quyền lợi gì?

A. Thiết lập nền cộng hòa.                 B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương.

C. Được tự do bầu cử.                        D. Tăng lương, giảm giờ làm.

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

Câu 53. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh , Pháp, Đức bị thất bại?

A. Lực lượng công nhân còn ít.                          B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.

C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.

Câu 54. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là

A. CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới.

B. Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

D. Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó cần phải thay đổi.

Câu 55. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời?

A. Sự phát triển của phong trào công nhân.   B. Sự ra đời và hoạt động của CNXH không tưởng.

C. Sự thành lập quốc tế thứ nhất.                   D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng - ghen.

Câu 56. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là

A.  Xanh - xi - mông, Phu - ri - ê và Crom - oen. B.  Phu - ri - ê, Ô - oen và Mông - te - xki - ơ.

C. Xanh - xi - mông, Phu - ri - ê và Ru - xô.       D.  Xanh - xi - mông, Phu - ri - ê và Ô - oen.

Câu 57. Nhận xét nào sau đây đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX?

A. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.

B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành.             C. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước.

D. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân.

Câu 58. Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

C. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản.

D. Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn.

Câu 59.  Tổ chức “đồng minh những người chính nghĩa” thành lập ở đâu? Vào thời gian nào?

A. Ở Pa - ri (Pháp). Vào năm 1836.                 B. Ở Luân - đôn (Anh). Vào năm 1847.

C. Ở Pa - ri (Pháp). Năm 1847.                        D. Ở Bruc - xen (Bỉ). Vào năm 1836.

Câu 60. Tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời nhằm mục đích gì?

A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”. 

B. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”.

C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”.

D. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”.

Câu 61. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản xác định vai trò của giai cấp vô sản là

A. cùng với nông dân lãnh đạo cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.

B. lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và xây dựng chuyên chính vô sản.

C. lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức,  bóc lột. 

D. lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 62. Tháng 2/1848, một tác phẩm nổi tiếng của Mác, Ăng - ghen ra đời, đó là tác phẩm nào?

A. Đồng minh những người vô sản.           B. Đồng minh những người cộng sản.

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.            D. Tuyên ngôn những người chính nghĩa.

Câu 63. Ý nào dưới đây không  có trong nội dung của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản?

A. Chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn, cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản tất yếu nổ ra.

B. Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi phải có chính đảng tiên phong của mình.

C. Trình bày một cách hệ thống những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa cộng sản. Chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của CN cộng sản.

D. Từ đây phong trào công nhân đã có lí luận cách mạng soi đường.

Câu 64. Quốc tế thứ nhất có tên gọi đầy đủ là gì?

A. Hội Liên hiệp giai cấp công nhân quốc tế.        B. Hội Liên hiệp công nhân lao động.

C. Hội Liên hiệp lao động quốc tế.                        D. Hội Liên hiệp công nhân quốc tế.

Câu 65. Linh hồn của Quốc tế thứ nhất là ai?

A. Xta – lin.   B. V.I.Lê nin            C. C.Mác.  D. Ph.Ăng - ghen.

Câu 66.  Vì sao cuộc  cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 (Pháp) được gọi là cuộc  cách mạng vô sản?

A. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản tiến hành.

B. Vì cuộc cách mạng này đã lật đổ được chính quyền giai cấp tư sản.

C. Vì giai cấp vô sản đã thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.

D.  Vì giai cấp vô sản đánh đuổi được quân Phổ, thiết lập được nền chuyên chính vô sản.

Câu 67. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pari đã thành lập các đơn vị

A. Vệ quốc quân.       B. Quốc dân quân.        C. Quân đội nhân dân.        D. Đội tự vệ đỏ.

Câu 68. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?

A. Chính phủ Vệ quốc                            B. Chính phủ yêu nước.

C. Chính phủ phản quốc                         D. Chính phủ cứu quốc.

Câu 69. Khi quân Phổ tiến sâu vào nước Pháp và bao vây Pari, chính phủ tư sản lâm thời đã

A. quyết định đầu hàng và xin đình chiến.        B. kiến quyết đứng lên chống Phổ đến cùng.

C. kêu gọi nhân dân cứu nguy cho Tổ quốc.     D. giải tán lực lượng vũ trang.

Câu 70. Khi quần chúng nhân dân Pari nổi dậy (18/3/1871), chính phủ tư sản Chi - e rút chạy về đâu?

A. Mông – mác.          B. Xơ – đăng.           C. Véc - đoong.                   D. Véc – xai.

Câu 71. Ngày 26/3/1871 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Pháp?

A. Quân khởi nghĩa đã đánh chiếm các trụ sở của chính phủ tư sản lâm thời.

B. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc tòa thị chính.                 C. Bầu cử Hội đồng Công xã.

D. Hội đồng Công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.

Câu 72. Cơ quan cao nhất của nhà nước kiểu mới trong Công xã Pari là gì?

A. Hội đồng Công xã.                        B. Hội đồng nhân dân.

C. Quốc hội lập pháp.                        D. Ủy ban trung ương Quốc dân quân.

Câu 73. Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Công xã Pari thất bại là

A. giai cấp vô sản Pháp còn non yếu.      B. giai cấp vô sản Pháp chưa có chính đảng lãnh đạo.

C. chưa thực hiện liên minh công nông.

D. các thế lực phản động cấu kết với  nhau để tiêu diệt cách mạng.

Câu 74. Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari là gì?

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

A. Phải thành lập chính đảng lãnh đạo.          B. Phải thực hiện liên minh công nông.

C. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù.                  D. Phải thực hiện triệt để chuyên chính vô sản.

Câu 75. Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của Công xã?

A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học          B. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc ,  miễn học phí.

C. Giao cho công nhân quản lý các xí nghiệp của bọn chủ bỏ trốn.

D. Quy định về tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt, cấm đánh đập công nhân.

Câu 76. Sai lầm của Ủy ban trung ương sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản là

A. không chăm lo cải thiện đời sống nhân dân.     B. không chú  trọng xây dựng quân đội mạnh.

C. không chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, khoa học -  kỹ thuật.

D. chỉ tập trung vào việc bầu cử, không kiên quyết trấn áp kẻ thù.

Câu 77. Vì sao nói Công xã Pari là nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.

Câu 78. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại Công xã?

A. Công xã tách nhà thờ ra khỏi nhà nước.

B. Công xã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.

C. Công xã thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đối lập nhà nước tư bản.

D. Công xã ban  bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.

QUỐC TẾ THỨ HAI

Câu 1. Sự kiện tiêu biểu của phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX diễn ra ở nước nào?

A. Anh.                        B. Pháp.                        C. Đức                      D. Mỹ.

Câu 2. Từ thập niên 20 của TK XIX, Chủ nghĩa tư bản phát triển  mạnh mẽ ở đâu?

A. Tây Âu và Châu Á.                      B. Tất cả các nước Châu Âu.

C. Tây Âu và Bắc Mỹ.                      D. Châu Âu và châu Mỹ.

Câu 3. Ngày 1 - 5 - 1886, công nhân Mỹ đấu tranh đòi quyền lợi gì?

A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.                        B. Đòi ngày làm 8 giờ.

C. Đòi tự do dân chủ.                                         D. Đòi tăng lương, cải thiện đời sống.

Câu 4. Ngày 1/5/1886 ở Mỹ diễn ra sự kiện gì ?

A. Công nhân Si - ca - gô tổng bãi công.            B. Cuộc tổng bãi công của công nhân Niu - ooc.

C. Công nhân Oa - sinh - tơn tổng bãi công.     D. Công nhân Caliphocnia tổng bãi công.

Câu 5. Hạn chế lớn nhất của phong trào công nhân quốc tế cuối TK XIX là gì?

A. Chưa liên minh chặt chẽ với nông dân.      B. Chưa tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Ăng ghen.

C. Chưa có sự thống nhất trong lãnh đạo, sự phối hợp đấu tranh và chưa có đường lối.

D. Chưa xây dựng được lực lượng đấu tranh.

Câu 6: Quốc tế thứ hai quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động nhằm

A. để cho công nhân được làm việc, nghỉ ngơi cho đúng luật lao động quốc tế.

B. để cho công nhân được làm việc 8 giờ.   C. để cho công nhân được hưởng mọi quyền lợi.

D. để đoàn kết và biểu dương lực lượng giai cấp vô sản thế giới.

Câu 7. Kết quả lớn nhất của phong trào công nhân cuối TK XIX là gì?

A. Chủ  nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.

B. Giai cấp tư sản phải tăng lương, giảm giờ làm cho công nhân.

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

C. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập.

D. Lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày Quốc tế lao động.

Câu 8. Vì sao cần phải thành lập một tổ chức quốc tế mới nối tiếp nhiệm vụ của Quốc tế thứ nhất?

A. Phong trào công nhân phát triển mạnh.

B. Các tổ chức chính trị của công nhân ở các nước được thành lập.

C. Chủ  nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu rộng trong phong trào công nhân các nước.

D. Chủ nghĩa tư bản đã thành lập một tổ chức Quốc tế để chống lại phong trào công nhân.

Câu 9. Người tham gia hoạt động tích cực trong  Quốc tế I là ai?

A. C.Mác.     B. Ph.Ăng - ghen.                 C. Lênin.      D. Rô - da Lúc - xem - bua.

Câu 10. Quốc tế thứ hai tồn tại và hoạt động gắn liền với tên tuổi của

A. C.Mác.     B. Ph.Ăng - ghen.                 C. V.I.Lênin.      D. Rô - da Lúc - xem - bua.

 

LÊ - NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX

Câu 1. Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX tình hình kinh tế nước Nga như thế nào ?

A. Kinh tế phong kiến phát triển mạnh mẽ hơn so với kinh tế TBCN.

B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ.

C. Kinh tế TBCN phát triển , nhưng bị cản trở bởi chế độ chuyên chế Nga hoàng và tàn dư của chế độ nông nô.

D. Kinh tế TBCN chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Câu 2. Mùa thu năm 1895 , Lê - nin thống nhất những nhóm macxit ở Xanh Pê - téc - bua thành một tổ chức chính trị duy nhất, lấy tên là

A. Liên hiệp đấu tranh giải phóng các dân tộc Nga.     C. Liên hiệp cách mạng  Nga.

B. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân.

D. Liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân.

Câu 3. Năm 1900, Lê - nin cùng các đồng chí của mình xuất bản tờ báo lấy tên là

A. Tia sáng.              B. Tia lửa.           C.Ánh sáng.               D. Phá xiềng xích.

Câu 4. Tính tiên phong của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thể hiện như thế nào?

A. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ Nga hoàng.

B. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ tư bản, phong kiến.

C. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ tư bản.

D. Lãnh đạo nhân dân  kiên quyết chống  chế độ tư bản và Nga hoàng.

Câu 5. Tháng 6 - 1905 diễn ra sự kiện lịch sử gì trong cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga ?

A. 40 vạn công nhân ở Pê - téc - bua biểu tình.

B. Binh lính và nông dân Nga nổi dậy chống  Nga hoàng.

C. Cuộc tổng bãi công của công nhân ở Mat - xcơ - va.

D.Thủy thủ trên chiến hạm Pô - tem - kin khởi nghĩa.

Câu 6. Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản.                    B. dân chủ tư sản kiểu mới.

C. vô sản.                                 D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 7. Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga có tác động mạnh mẽ nhất đối với phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào?

A. Các nước phương Tây.                    B. Các nước ở khu vực Mĩ - la - tinh.

C. Các nước phương Đông.                 D. Các nước ở khu vực châu Phi.

1

 


TuyÓn chän c©u hái tr¾c nghiÖm ¤n thi tèt nghiÖp THPT n¨m 2019 m«n LÞch sö

Câu 8. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm 1905 - 1907 ở Nga là gì ?

A. Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.       C. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga -  Nhật.

D. Tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ.

Câu 9. Lực lượng nào tham gia phong trào cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?

A. Công nhân, nông dân.                          B. Công nhân, nông dân, binh lính.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản.       D. Công nhân, nông dân,tư sản.

Câu 10. Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga ?

A. Cuộc đấu tranh “Ngày chủ nhật đẫm máu”(9 - 1 - 1905) của 14 vạn công nhân Pê - téc - bua.

B. Cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5 - 1905) của nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô - tem - kin (6 - 1905).

D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát –xcơ –va (12 - 1905).

Câu 11. Tại sao cách mạng Nga 1905 - 1907 gọi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Vì do giai cấp vô sản lãnh đạo.                B. Vì do giai cấp tư sản lãnh đạo.

C.Vì nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

D. Vì nhằm lật đổ  nền chuyên chính tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản.

Câu 12. Từ Công xã Pari (1871), một bài hát truyền thống của giai cấp vô sản ra đời. Đó là bài hát nào?

A. Mác – xây – e.            B. Tiến quân ca.            C. Quốc tế ca.            D. Ca – chiu – sa.

 

1

 

nguon VI OLET