Đề: Trong bài Văn tế ngĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có một “tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dânchống giặc ngoại xâm. Anh (chị) hãy phân tích bài văn tế để làm rõ vẻ đẹp hiếm có của hình tượng nghệ thuật đó

Bài làm:

Có thể nói Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là đỉnh điểm tư tưởng – nghệ thuật trong văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Trong kho tàng văn tế Việt Nam xưa, nó xứng đáng được treo giải nhất “chi nhường cho ai ?”. Phạm Văn Đòng trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc từng đặt bài văn tế này ngang hàng Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi và cho rằng: một bên là ca ngợi người anh hùng chiến thắng, một bên là ca ngợi người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang.

Quả là như thế, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước hết là một tiếng khóc cao cả. Khóc cho những nghĩa sĩ Cần Giuộc hi sinh trong chiến đấu. Khóc cho đất nước, cho nhân dân trong “cơn bấn loạn”,bị giặc Pháp xâm chiếm tàn hại, và qua tiếng khóc đó, có một “tượng đài nghệ thật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chóng giặc ngoại xâm, mà có người nhận xét là vô tiền khoáng hậu (trước sau đều không có). Cái độc đáo ở đây chính là chỗ không phải bài văn tế-qua phần thích thực có nội dung hồi tưởng và ngợi ca – làm hiện lên hình tượng người nghĩa sĩ yêu nước mà là người nghĩa sĩ – nông dân cứu nước. Điều hiếm là ở bản chất nông dân của người nghĩa sĩ, nếu chỉ là nghĩa sĩ không thôi thì hẳn là không hiếm. Cũng cần nói thêm: đây là một hình tượng không chỉ có giá trị nghệ thuật , mà là một hình tượng nghệ thuật xuất sắc với tính chất hoàn chỉnh của nó. Có lẻ vì vậy mà ai cũng mệnh danh nó là một “tượng đài nghệ thuật”. Và một “ tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng. Nói bi tráng là vì nó hùng vĩ nhưng hùng vĩ trong thất bại đau thương.

Trước hết, cái “ tượng đài nghệ thuật” này đã được dựng lên trong một bối cảnh thời đại có mâu thuẫn dân tộc quyết liệt, dữ dội đến mức cự điểm: “ Hỡi tôi! Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ”. Một bên là giặc, một bên là dân. Nói đến giặc là nói đến súng, đến giết chóc dã mang ở mức rền vang cả mặt đất. Nói đến dân là nói đến tấm lòng, đến chính nghĩa, ở mức rực sáng giữa bầu trời. Trong bối cảnh thời đại đó, có “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ vốn là những người nông dân:

“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó,

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”

Đây là nông dân của thế kỉ XIX, nông dân của nước Việt Nam phong kiến, lạc hậu, nghèo nàn, cả đời không ra khỏi “làng bộ”, đến cái khiên, cái súng, cái mác, cái cờ, cũng chưa hề được ngó mắt tới, nói gì là chuyện “cung ngựa”, “trường nhung”, nói gì là “mười tám ban võ nghệ”…

Thế nhưng khi giặc Pháp đến đánh chiếm quê hương đất nước, thì chính người nông dân tưởng như không biết gì ấy, chỉ biết “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó” lại trở thành những người nghĩa sĩ đánh giặc giữ làng, giữ nước kiên cường, bất khuất đến tuyệt vời. Họ đã vào cuộc chiến đấu vệ quốc này bằng lòng căm thù giặc ngoại xâm, một kiểu căm thù cũng rất nông dân không cần lý lẽ gì nhiều mà cứ nổi dậy như một thứ bản năng, bản tính tự nhiên: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn ăn gan ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Họ “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”.

Họ vào cuộc chiến đấu với một tâm lý hoàn toàn tự nguyện. Không cần nào đợi ai đòi ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi”. Mà cũng “Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống dục”.Họ vào cuộc chiến đấu với mọi sự thiếu thốn, thiếu “mười tám ban bõ nghệ”, thiếu “chín chục trận binh thư”, thiếu tập, thiếu rèn. Họ vào cuộc chiến đấu với những gì họ có hằng ngày. Với “manh áo vải” vẫn mặc, với “ngọn tầm vông”,vẫn gánh vẫn gồng, với “rơm con cúi”vẫn mang ra đòng đốt cỏ,với “lưỡi dao phay” vẫn dùng  trong gia đình. Chỉ thế thôi. Nhưng ở họ có một tấm lòng “mến nghĩa”mà họ thành quân “chiêu mộ”, xông vào cuộc chiến đấu như vũ bão:

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai họ.

Chi nhọc quan quản gióng trống kỳ, trống giục đạp rào lướt tới, coi giặc cung như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều lĩnh như chẳng có.

Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh. Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tầu đòng súng nổ”.

Đúng đây là một bức tranh của quần chúng nổi dậy, công đồn, như vũ bão, như thác đổ, không dễ có trong văn họcthời trung đại, trong đó, sừng sững lênngười nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúng ta có thể khai thác ở đoạn văn tế trên đây bao nhiêu là yếu tố tu từ, yếu tố nghệ thuật của văn chương: cách dùng ngôn ngữ của đời thường mà là đời thường của nông dân, cách dùng động từ dồn dậpvà chỉ động tác dứt khoát, mãnh liệt (đốt xong, chém rớt, đạp, lướt…), cách dùng từ chéo (đâm ngang chém ngược, hè trước ó sau…), cách ngắt nhịp ngắn gọn trong câu…tất cả cứ bừng bừng một khí thế xông trận, cứ sáng rực lên hình tượng người nông dânnghĩa sĩ Cần Giuộc đánh giặc cứu nước. Thật là hiếm có. Và coi đó  là một “tượng đài nghệ thuật”,hoàn toàn đúng. “Tượng đài nghệ thuật” này cũng rõ ràng là mang tính chất hoàng tráng, hùngtráng. Hùng tráng vì nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất cao cả. Hùng tráng ở chỗ nó được dựng lên giữ một bối cảnh thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước, của dân tộc như trên đã nói – hùng tráng nhưng lại gắn với bi ai, với đau thương. Cái “tượng đài nghệ thuật” về người nông dân nghĩa sĩ này đã được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ và của nhân dân, dân tộc. Cho nên, nói đây là tượng đài mang tính chất bi tráng, chứ không chỉ là “tráng” đơn thuần, cũng là đúng. Đọc tiếp phần “ai vãn” tiếp theo đó trong bài văn tế, ta dễ thấy thêm tính chất bi tráng này.

 

nguon VI OLET