BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH

Môn Khoa học xã hội, Lớp 8, Mô hình trường học mới

 

I. Khung phân phối chương trình

1. Hướng dẫn chung

- Khung Phân phối chương trình (PPCT) này áp dụng cho lớp 8 theo mô hình trường học mới, từ năm học 2017-2018.

- Khung PPCT quy định thời lượng dạy học cho từng phần của chương trình.

- Thời lượng quy định tại khung PPCT áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày. Tiến độ thực hiện chương trình khi kết thúc năm học được quy định thống nhất cho tất cả các trường thực hiện mô hình trường học mới lớp 8.

Căn cứ khung PPCT, các trường thực hiện mô hình trường học mới cụ thể hoá thành PPCT chi tiết sao cho phù hợp với nhà trường.

Các trường thực hiện mô hình trường học mới có điều kiện bố trí dạy học 2 buổi/ngày, có thể điều chỉnh PPCT tăng thời lượng dạy học cho phù hợp.

Khung phân phối chương trình

 

Số tuần/tiết thực hiện

Tổng số tiết

Số tiết thực hiện bài học

Số tiết ôn tập, kiểm tra, dự phòng

Cả năm

35/105

95

12

Học kì 1

18/54

48

6

Học kì 2

17/51

45

6

a) Cả năm: 35 tuần; 105 tiết. Mỗi tuần 3 tiết (1,5 tiết phân môn Lịch sử, 1,5 tiết phân môn Địa lý).

b) Học kì 1: 18 tuần (có thể bố trí học Lịch sử: 02 tiết/ tuần; Địa lý: 01 tiết/tuần)

- Phần bài học liên môn 04 tiết: Bài 1. Biển đảo Việt Nam, được thực hiện trong đầu năm học, trước khi thực hiện các bài theo phân môn Lịch sử và Địa lý.

- Phân môn Lịch sử: Thực hiện từ bài : Thực hiện từ Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu Mĩ thế kỉ XVII –XVIII  đến Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX.

- Phân môn Địa lý: Thực hiện từ bài Tự nhiên châu Á đến bài Tây Nam Á và Nam Á.

- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.

1

 


c) Học kì II: 17 tuần (Lịch sử: 01 tiết/ tuần; Địa lý 02 tiết/tuần)

- Phân môn Lịch sử: Thực hiện các bài còn lại;

- Phân môn Địa lý: Thực hiện các bài còn lại;

- Phần bài học Liên môn 03 tiết: Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương;

- Ôn tập, kiểm tra đánh giá và trải nghiệm sáng tạo.

Lưu ý: Tiến trình dạy học môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần Gợi ý khung phân phối chương trình, các nhà trường chủ động sắp xếp kế hoạch dạy học đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lý trong mỗi học kì được thực hiện song song.

2. Gợi ý phân phối chương trình và số tiết/bài học

Bài

Số tiết

Ghi chú

Học kì I

Bài 1. Biển đảo Việt Nam

4

Bài học liên môn

Bài 2. Các cuộc cách mạng tư sản Âu - Mĩ thế kỉ XVII –XVIII

3

 

Bài 3. Cách mạng công nghiệp

2

 

Bài 4. Các nước tư bản chủ yếu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

4

 

Bài 5. Châu Á trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây

4

 

Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 -1918

2

 

Bài 7. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939

4

 

Bài 8. Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939

3

 

Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941

3

 

Bài 10. Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945

3

 

Bài 11. Sự phát triển của khoa học –kĩ thuật và văn hóa thế giới thế kỉ XVIII –nửa đầu thế kỉ XX

3

 

Bài 12. Tự nhiên châu Á

4

 

Bài 13. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

2

 

Bài 14. Kinh tế châu Á

3

 

Bài 15. Tây Nam Á và Nam Á

4

 

Học kì II

Bài 16. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến 1884

4

 

1

 


Bài 17. Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

4

 

Bài 18. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội (từ năm 1987- đến năm 1914)

2

 

Bài 19. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

3

 

Bài 20. Khu vực Đông Á

3

 

Bài 21. Khu vực Đông Nam Á

3

 

Bài 22. Hiệp Hội các nước Đông Nam Á

2

 

Bài 23. Vị trí địa lí, giới hạn và lịch sử hình thành lãnh thổ Việt Nam

3

 

Bài 24. Địa hình, khoáng sản Việt Nam

3

 

Bài 25. Khí hậu Việt Nam

3

 

Bài 26. Sông ngòi Việt Nam

3

 

Bài 27. Đất và sinh vật Việt Nam

3

 

Bài 28. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam

2

 

Bài 29. Các miền địa lí tự nhiên

4

 

Bài 30. Tìm hiểu văn hóa, giáo dục địa phương

3

Bài học liên môn

 

II. Một số vấn đề cần lưu ý

- Khung phân phối chương trình môn KHXH thực hiện như hướng dẫn ở phần I, kế hoạch dạy học cụ thể, chi tiết cho từng tuần, từng học kì do nhà trường chủ động xây dựng, sao cho đảm bảo nội dung của từng phân môn Lịch sử và Địa lý trong mỗi học kì được thực hiện song song.

- Số tiết của mỗi bài trong PPCT chi tiết nêu ở trên chỉ gợi ý, không bắt buộc các trường phải thực hiện đúng như trên, tổ (nhóm) chuyên môn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp và trình hiệu trưởng phê duyệt./.

 

 

 

1

 

nguon VI OLET