MỘT SỐ CHỨC NĂNG CỦA MÁY TÍNH CẦM TAY FX 570 ES PLUS

(FX 570 ES, FX 570 VN)

 

I. LẬP BẢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀM SỐ TRÊN KHOẢNG (a;b) ĐOẠN [a;b] (TABLE)

Quy trình:

MODE + 7 => F(X)= (NHẬP HÀM SỐ VÀO ĐÂY) Rồi bấm =

=> START? (Nhập giá trị a) Rồi bấm =

=> END? (Nhập giá trị b) Rồi bấm =

=> STEP? (Nhập giá trị (b-a):28) Rồi bấm =

Đợi 1 lát máy hiện ra bảng giá trị của hàm số F(X) ví dụ (xoay ngang lại) như sau:

X

a

 

 

 

 

 

 

xi

 

 

xj

xk

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

F(X)

F(a)

 

 

 

 

 

 

0

 

 

+

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

F(b)

 Chú ý: (cách đọc các kết quả từ bảng giá trị -> cột F(X) )

- Cách nhập chữ X thì bấm là: ALPHA + X(màu đỏ)

- Nếu là khoảng (a;b) thì F(a) và F(b) không tính vào giá trị của hàm số F(X)

- Nếu là các hàm số lượng giác thì cần chú ý chuyển đơn vị đo từ D sang R hoặc ngược lại tùy đề bài

- Nếu không nói trên khoảng nào thì ta nhập a=-14 còn b=14 và STEP? Là 1

- Cách nhập sin2x như sau: (sin(X))2, cot2x như sau (cos(X)/sin(X))2,…

- Với các hàm số có chứa tham số m ta sẽ lập bảng với các giá trị đặc biệt của m để loại/chọn đáp án

- Nếu F(xi) = 0 thì xi là một nghiệm của pt F(X) = 0

- Nếu F(xj).F(xk) < 0 thì pt F(X) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc khoảng (xj ; xk)

- Nếu các giá trị ở cột F(X) tăng dần dần và không thấy giảm đi thì hàm số F(X) đồng biến trên khoảng đang xét (a;b)

- Nếu các giá trị ở cột F(X) giảm dần dần và không thấy tăng lên thì hàm số F(X) nghịch biến trên khoảng đang xét (a;b)

- Nếu các giá trị ở cột F(X) vừa tăng và vừa giảm thì hàm số F(X) không đồng biến, không nghịch biến trên khoảng đang xét (a;b)

- Từ cột F(X) ta có thể dự đoán gần đúng GTLN,GTNN của hàm số F(X) trên khoảng, đoạn đang xét

- Để xét tính chẵn, lẻ của hàm số F(X) ta sẽ nhập START? -14 và END? 14 và STEP? 1. Sau đó so sánh các giá trị F(-X) với F(X) tương ứng (hai giá trị X đối nhau). Nếu thấy tất cả F(-X)=F(X) thì F(X) là hàm số chẵn. Nếu thấy tất cả F(-X)= - F(X) thì F(X) là hàm số lẻ. Nếu F(-X) khác +, - F(X) thì hàm số F(X) không là hàm số chẵn,lẻ.

- Để xem pt F(X) = 0 có bao nhiêu nghiệm thuộc khoảng (a;b)_ “nhỏ” ta đếm các số 0 ở cột F(X) và các dấu +, - rồi từ đó suy ra số nghiệm tương ứng.

- Để xem pt F(X) = 0 có nghiệm hay không ta có thể kiểm tra ở cột F(X) nếu toàn gía trị dương hoặc toàn giá trị âm thì pt F(X) = 0 không có nghiệm trên khoảng đang xét

- Để tìm tập xác định của hàm số F(X) ta có thể kiểm tra ở cột F(X) nếu thấy  ERROR thì nhìn sang cột bên trái sẽ thấy X là giá trị bị loại

- Có thể biết được tọa độ của một số điểm thuộc đồ thị hàm số y = F(X)

- Có thể tìm được giới hạn tại một điểm và giới hạn tại vô cực, giới hạn vô cực của hàm số F(X)

 

nguon VI OLET