QUI TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BALASA N01 ĐỂ TẠO ĐỆM LÓT SINH THÁI TRONG NUÔI LỢN

 

Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:

1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:  

      - Cải thiện môi trường sống cho người lao động

      - Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc

2. Sẽ không phải dọn phân và rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng , lượng nước và lượng điện dùng

3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột ở lợn và gà đặc biệt là lợn con và gà con; giảm tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp ở lợn và bệnh hen ở gà; giảm tỷ lệ chết và đào thải ở gà (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh

4 . Tăng chất lượng đàn lợn và chất lượng của sản phẩm

    Lợn gà con nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Lợn gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch.

   Thịt chắc, thơm ngon,  giảm tồn dư kháng sinh

5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi

- Môi trường không ô nhiễm

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng

- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Quy trình kỹ thuật này quy định các điều kiện và khuyến nghị khi sử dụng chế phẩm BALASA N01 làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn để đảm bảo hoạt động tốt.

1. Đối tượng vật nuôi

Sử dụng đệm lót sinh thái thích hợp đối với:

- Các giống lợn: Lợn thuần, lợn lai, lợn siêu nạc, lợn rừng.

- Các loại lợn: Nái chờ phối, nái chửa, lợn cai sữa, lợn dưới 60 kg, lợn trên 60 kg (cần những điều kiện đi kèm ở phần sau).

- Mật độ nuôi: Lợn lớn là 1,5 m2 đệm lót cho 1 con, lợn choai là 1,2 m2 đệm lót cho 1 con, lợn nhỏ là 1 m2 đệm lót cho 1 con.

Chú ý: mật độ lợn được xác định trên m2 đệm lót, không phải là m2 chuồng. Phải tuân thủ tuyệt đối đến qui định về mật độ nuôi để đệm lót sử dụng được lâu dài, nếu không đệm lót dễ bị ướt hỏng do lượng nước tiểu nhiều

2. Nền và cấu trúc chuồng

- Chuồng xây mới thì nền đất nện chặt, không láng xi măng.

- Nếu là chuồng cũ cải tạo có thể (i) phá nền cũ để tạo nền chuồng mới hoặc (ii) giữ nguyên nền xi măng nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ có đường kính 4 cm, cứ cách 30 cm đục 1 lỗ để làm loại đệm lót nổi trên mặt đất.

- Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối diện nhau để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho lên men.

- Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót tối thiểu 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.

- Xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót.

- Thiết kế hệ thống phun nước (phun mù) làm mát và giữ độ ẩm đệm lót.

3. Xác định cao trình nền chuồng

Xác định chiều cao nền chuồng so với mặt nước (ao, hồ, mương máng...) để phù hợp với một trong các loại đệm lót sau đây:

- Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất có độ sâu bằng độ dày của đệm lót. Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất đồi, vùng đất cao có cao trình cao hơn mặt nước xung quanh 1 m (ở tháng có mưa nhiều nhất).

- Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây tường bao cao hơn hoặc bằng so với độ dày của đệm lót. Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất thấp có cao trình cao hơn mặt nước xung quanh chỉ khoảng 30–40 cm (ở tháng có mưa nhiều nhất).

- Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất có độ sâu bằng một nửa độ dày đệm lót. Loại đệm lót này thích hợp ở vùng đất đồi, vùng đất cao có cao trình cao hơn mặt nước xung quanh khoảng 60-70 cm (ở tháng có mưa nhiều nhất).

Các loại đệm lót nêu trên phải giữ luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng, hoặc giảm thời gian sử dụng đệm lót.

4. Độ dầy đệm lót

- Độ dày đệm lót: đệm lót thường có độ dày khoảng 60 cm.

- Một số lưu ý quan trọng:

  + Khi làm đệm lót mới cần tăng độ dày của đệm lót thêm 20% vì độ dày của đệm lót thường bị nén xuống sau khi lên men một thời gian.

  + Bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao.

5. Nguyên liệu và cách phối trộn

Cách lựa chọn nguyên liệu làm đệm lót: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn, có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích đối với lợn.

Các loại nguyên liệu phù hợp: Mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc; trấu, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, xơ dừa. Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông có thể để nguyên hoặc cắt, nghiền có kích thước 3- 5 mm.

Tùy thuộc nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để phối trộn các nguyên liệu làm đệm lót theo như hướng dẫn sau

Nguyên liệu trấu và mùn cưa (hoặc vỏ bào).

- Cách phối trộn: Có thể chỉ sử dụng riêng trấu hoặc mùn cưa nhưng tốt nhất là dùng phối hợp hai loại nhưng không nhất thiết phải theo một tỷ lệ nào mà loại nào có sẵn, dễ kiếm thì dùng với tỷ lệ nhiều hơn.

- Một số lưu ý khi làm đệm lót: Thông thường rải lớp trấu ở dưới, lớp hỗn hợp mùn cưa và trấu ở trên theo tỷ lệ mùn cưa/trấu là 60/40 hoặc 50/50. Làm như vậy sẽ giảm bớt được lượng mùn cưa sử dụng và tạo cho lớp đệm lót phía trên không  bị nén chặt nên không phải cuốc vất vả để làm tơi xốp đệm lót.

Nếu nơi nào có sẵn mùn cưa thì lớp dưới cũng dùng hỗn hợp mùn cưa với trấu.

Nguyên liệu là vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông, thân cây bông.

- Cách phối trộn: Sử dụng một loại hoặc phối hợp một vài loại nguyên liệu với nhau.

- Một số lưu ý khi làm đệm lót: Nếu số lượng một loại hoặc vài loại đủ dùng để làm đệm lót thì đem cắt, nghiền thành bột thô có kích thước 3-5cm, nếu số lượng ít thì cần phối hợp với trấu và mùn cưa. Các loại nguyên liệu trên có thể không cần nghiền, khi làm đệm lót thì xếp chúng thành một lớp ở dưới cùng (khoảng 30cm, xem ảnh ở dưới), sau đó đổ trấu lên và cào cho lấp đầy khe hở thành một lớp đệm trấu, tiếp là lớp mùn cưa dầy khoảng 30cm. Cách làm cụ thể như hướng dẫn ở Phần II.

 

Nguyên liệu là xơ dừa

- Cách phối trộn: Lớp dưới cùng là trấu có độ dầy 30 cm, lớp trên là xơ dừa dầy 30cm. Cách làm như hướng dẫn ở Phần II với nguyên liệu là trấu và mùn cưa.

- Một số lưu ý khi làm đệm lót: nếu phần đệm lót xơ dừa ở trên bị xẹp xuống cần bổ sung thêm để đảm bảo độ dầy của đệm lót.

Sau 1- 2 lứa lợn (4 – 8 tháng) có thể lấy đi lớp đệm lót xơ dừa ở trên để dùng cho trồng trọt, sau đó đầu tư làm lớp đệm lót xơ dừa mới. 

Nguyên liệu là bã mía

- Cách phối trộn: Bã mía là nguyên liệu tương đối dai, không dễ bị nát mủn khi thấm nước, có thể dùng riêng hoặc dùng phối hợp với trấu hoặc mùn cưa.

- Một số lưu ý khi làm đệm lót: Cách làm đệm cũng giống như làm với nguyên liệu là trấu và mùn cưa.

II. CÁCH LÀM ĐỆM LÓT

 Các bước làm đệm lót có độ dày 60cm cho 20 m2 nền chuồng như sau:

1. Nguyên liệu

 - Trấu và mùn cưa: số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 60 cm (có thể thay bằng các nguyên liệu khác như đã nêu ở Mục 5, Phần I).

Để đảm bảo rải đủ độ dày 60 cm trên diện tích chuồng là 20 m2 thì lượng mùn cưa cần là 600 kg và lượng trấu cần là 1.600 – 2.000kg. Công thức tính chung cho lượng nguyên liệu dùng để làm 1 m2 đệm lót có độ dầy 60 cm là từ 80 – 100 kg

- Bột ngô: 20 kg (diện tích chuồng có thể lớn hoặc nhỏ hơn thì bột ngô có thể tăng giảm tương ứng nhưng men có thể giữ nguyên hoặc tăng lên).

- Chế phẩm BALASA N01: 1 kg.

2. Công việc chuẩn bị

- Chuẩn bị mặt bằng: Nếu làm đệm lót chìm dưới mặt đất phải đào  nền chuồng sâu xuống 60 cm. Chỉ đào 2/3 diện tích nền chuồng để làm đệm lót, còn lại 1/3 diện tích dùng để láng xi măng hoặc lát gạch để đặt máng ăn và cho lợn nằm khi nhiệt độ bên ngoài cao. Chú ý láng lát nền dốc về phía cửa (có rãnh thoát nước) để dễ làm vệ sinh máng ăn và tắm mát cho lợn bằng thùng ô-doa hay bình phun khi trời nóng mà không sợ bị ướt đệm lót.

- Cách chế 200 lít dịch men: Cho 1 kg chế phẩm BALASA N01, 15 kg bột ngô, 200 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì dùng nước ấm) cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 1-2 ngày.

- Cách xử lý bột ngô: Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm. Chuẩn bị hỗn hợp bột ngô với nước men này trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ. 

3. Cách làm đệm lót

Bước 1: Rải 800 kg trấu (chiếm 2/3 lượng trấu đã chuẩn bị) lên nền chuồng để đạt độ dầy khoảng 30 cm.

Bước 2: Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.

Bước 3: Tiếp tục rải lớp hỗn hợp mùn cưa với trấu lên trên theo cách sau: đầu tiên rải đều 200 kg trấu sau đó rải đều 300 kg mùn cưa lên trên; tiếp theo đó lại rải đều 200 kg trấu và sau đó là 300 kg mùn cưa còn lại. Sau khi rải xong tiến hành phun nước sạch, vừa phun nước vừa phải dùng cào đảo để cho mùn cưa và trấu trộn đều vào nhau và để cho hỗn hợp trấu - mùn cưa được làm ẩm đều cho đến khi đạt độ ẩm trên dưới 30%.

Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trấu trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là đạt yêu cầu.

Bước 4: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa.

Bước 5: Rắc đều hết phần bã ngô lấy từ dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa.

Bước 6: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa. 

Bước 7: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.

Bước 8: Để lên men 3- 5 ngày. Bới sâu xuống 30 cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu.

Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn với mục đích thải hết khí độc nếu có trong đệm lót ra.

Khi thả lợn phải quan sát trong 1 giờ, nếu có biểu hiện trúng độc thì bắt ngay lợn ra cho uống nước chanh đường, sau đó xới tơi đệm lót để trong vài ngày là có thể thả lợn lại được.

Trước khi thả lợn, nhặt phân lợn từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để tránh lợn có thói quen thải phân, nước tiểu ở một chỗ.

Chú ý: Dù làm với bất cứ loại nguyên liệu nào thì cũng cần phải làm thành hai lớp đệm để xử lý men trên hai lớp đó như hướng dẫn ở trên.

III. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT

1. Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót

     - Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 30% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt và lợn cũng cảm thấy khó chịu khi sống ở độ ẩm này.

     - Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun như mưa phùn

     - Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống chẩy ra làm ướt đệm lót.  Khi đệm lót bị ướt  cần bổ xung độn lót khô

     2. Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót

     Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy hàng ngày phải chú ý sới tơi đệm lót ở độ sâu trong khoảng 15 cm, đặc biệt ở chỗ độn lót có hiện tượng kết tảng

3. Cần thường xuyên quan sát phân

     - Phân phải được vùi lấp tốt do sự vận động của lợn. Nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải giúp vùi lấp. Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết có thể hót bớt đi.

     - Nếu cá biệt có lợn bị bệnh ỉa chẩy nặng thì cần cách ly, phân lợn bệnh cần xúc ra khỏi đệm lót và xử lý bằng vôi bột; chỗ thải phân cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30 cm

4.  Bảo dưỡng đệm lót

     - Tốt nhất hàng tháng cần phải tiến hành bảo dưỡng như sau: lấy 1kg BALASA N01 trộn đều với một lượng bột khô (bột gì cũng được) đủ rắc đều cho 40 m2 đệm lót chuồng

     - Nếu như trong quá trình nuôi còn mùi thối của phân là đệm lót không hoạt động tốt, cần phải làm như sau:

      + Nếu đệm lót bị ướt cục bộ do lợn thải nước tiểu tập trung một chỗ hoặc do nước mưa, nước uống thì phải thay bằng đệm lót khô và bổ sung thêm men và có biện pháp để ngăn không cho đệm lót bị ướt tiếp tục

      + Nếu bị nước từ ngoài thấm vào làm ướt toàn bộ thì phải hủy bỏ đệm lót

      + Nếu trường hợp đệm lót có kết tảng và độ ẩm cao thì sới tung đệm lót ở độ dầy 15 cm để cho tơi xốp sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men

      + Nếu do nuôi nhiều cần điều chỉnh mật độ lợn nuôi trong chuồng

     - Thường thì sau một hoặc 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm mới cần bổ sung thêm 5- 10% chất độn và chế phẩm men.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT CHÚ Ý

1. Đưa lợn vào chuồng

Trước khi thả lợn, nhặt phân lợn từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để tránh lợn có thói quen thải phân, nước tiểu ở một chỗ.

 2. Điểm đặc biệt chú ý: Khi nuôi lợn có trọng lượng hơn 60 kg trở lên thì lượng phân, nước tiểu thải nhiều, lợn ít vận động và có thói quen bài tiết tập trung ở một nơi cho nên đệm lót chỗ đó bị ướt, dễ bị hỏng do không tiêu hủy hết phân và nước tiểu, do vậy cần có biện pháp để lợn không ỉa đái tập trung một chỗ. Nếu không khắc phục được thì chuyển lợn nuôi sang chuồng không có đệm lót.

Khuyến cáo đệm lót lên men dùng nuôi lợn nái, lợn con và lợn choai có trọng lượng dưới 60 kg là phù hợp nhất.

3. Chống nóng cho lợn trong mùa hè

Để chống nóng cho lợn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

4.1. Chuồng phải thông thoáng (Hình 1). Cần có hệ thống bạt có thể kéo lên hạ xuống để che chắn khi có mưa bão, gió rét hoặc nắng chiếu thẳng vào chuồng. Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.

Có thể tắm mát cho lợn như đã nêu ở Mục 2 phần II

4.2. Dùng quạt (Hình 2).

4.3. Lắp đặt hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng (Hình 3) hoặc có thể lắp đặt dàn phun mưa lên mái.

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Chuồng thoáng mát.

 

 

Hình 2. Quạt mát cho lợn

Hình 3. Hệ thống phun mù cho lợn lắp đặt tại chuồng

 

V. THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT

Thời gian sử dụng đệm lót có thể duy trì trong thời gian 2-3 năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên có thể duy trì thời gian sử dụng trên 4 năm.

 

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SỬ DỤNG CHẾ PHẨM

BALASA N01 ĐỂ TẠO ĐỆM LÓT SINH HỌC NUÔI GÀ

(LÀM ĐỆM LÓT CHO VỊT, DÊ, THỎ THAM KHẢO Ở PHẦN NÀY )

Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:

1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:  

      - Cải thiện môi trường sống cho người lao động

      - Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc

2. Sẽ không phải thay độn lót trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm độn lót

3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chẩy ở và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và đào thải giảm (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh

4 . Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm

      Úm trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon,  giảm tồn dư kháng sinh

5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi

- Môi trường không ô nhiễm

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay độn lót

- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

 

       I. QUY ĐỊNH CHUNG

Q uy trình kỹ thuật này quy định các điều kiện và khuyến nghị khi sử dụng chế phẩm BALASA N01 làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

1. Đối tượng vật nuôi

        - Giống gà: Tất cả các giống gà.

- Các loại gà: Gà giống, gà hướng trứng, gà hướng thịt.

- Lứa tuổi: Gà ở tất cả các lứa tuổi.

- Mật độ nuôi: Gà úm 50-70 con/m2, gà nhỡ 15-20 con/m2, gà lớn: 7 con/m2.

2. Loại hình chăn nuôi

- Gà nuôi trực tiếp trên nền chuồng hở.

- Gà nuôi nuôi trực tiếp trên nền chuồng kín.

- Gà nuôi trên lồng tầng, chuồng kín.

3. Nền chuồng

Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới nên làm nền chuồng đất nện, không láng lát phù hợp hơn và giảm chi phí xây dựng.

4. Độ dày đệm lót chuồng

- Độ dày đệm lót đối với gà úm, nuôi thịt, gà giống: 7-10 cm.

- Độ dày đệm lót đối với gà mái đẻ nuôi trên lồng tầng: 20-30cm.

5. Nguyên liệu làm chất độn

- Cách lựa chọn nguyên liệu: Các nguyên liệu có độ xơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn, không độc, không gây kích thích đối với gà. 

- Các loại nguyên liệu phù hợp: Mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc; trấu, vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông, bã mía, xơ dừa. Vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông nghiền có kích thước 3-5 mm.

II. PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI GÀ TRỰC TIẾP TRÊN NỀN (CHUỒNG KÍN HOẶC HỞ)

Cách 1: Rắc men trực tiếp lên đệm lót

Các bước làm đệm lót có độ dày 10 – 15 cm cho 30 m2 nền chuồng như sau:

Nguyên liệu:

- Trấu hoặc mùn cưa: 500 – 700 kg

- Bột ngô hoặc cám gạo: 1 kg

- Chế phẩm Balasa N01: 1 kg

Cách làm

Bước 1: Rải đều trấu hoặc mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng có độ dầy 10 cm (gà thịt), trên 15 cm (gà đẻ trứng). Nếu trấu hoặc mùn cưa khô bụi thì phun một ít nước sạch để tránh cho gà bị viêm khí quản do hít phải bụi. Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi.

        Bước 2:  Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà lớn thì xử lý bằng men.

        Bước 3: Chuẩn bị bột men bằng cách trộn đều 1 kg BALASA  N01 với 1 kg bột ngô hoặc cám gạo (cẩn trọng khi dùng bột ngũ cốc bị mốc gây nguy hiểm cho gà).

Bước 4: Rắc đều hỗn hợp men và bột lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Chú ý rắc men ở nơi có phân thải ra nhiều để một mặt tăng cường sự tiêu hủy phân mặt khác vi sinh vật trong men dùng phân làm nguồn dinh dưỡng để tăng nhanh số lượng.

Sau khi rắc men gà có thể bới để ăn men thì chỉ có lợi mà không có hại gì

Cách 2: Tiến hành nhân men sau đó mới rắc lên đệm lót

Các bước làm đệm lót có độ dày 10 – 15 cm cho 50 m2 nền chuồng như sau:

Nguyên liệu:

- Trấu hoặc mùn cưa: 750 – 1.100 kg

- Bột ngô hoặc cám gạo: 3 kg

- Chế phẩm Balasa N01: 1 kg

Cách làm

Bước 1: Rải đều trấu hoặc mùn cưa lên toàn bộ nền chuồng có độ dày 10 cm (gà thịt), trên 15 cm (gà đẻ trứng). Sau khi rải xong thì thả gà vào nuôi.

Bước 2:  Sau khi thả gà vào chuồng 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, 2- 3 ngày đối với gà lớn thì xử lý bằng men đã được nhân như bước 3 trước đó 2 ngày.

Bước 3: Nhân men bằng cách trộn đều 1 kg chế phẩm BALASA N01 với 3 kg bột ngô hoặc cám gạo, sau đó cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu). Sau đó cho bột vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ấm ủ trên dưới 2 ngày. Khi nào bột có mùi thơm, hơi chua là đạt yêu cầu.

Bước 4: Rắc đều bột đã ủ (ở bước 3) lên toàn bộ bề mặt đệm lót.

Chú ý

- Làm theo cách này thì 1 kg chế phẩm BALASA N01 có thể dùng cho diện tích chuồng nuôi rộng hơn, giảm chi phí men. Nhưng nếu diện tích chuồng nuôi nhỏ hoặc không muốn ủ men phức tạp thì rắc men thẳng như Cách 1.

- Làm đệm lót nuôi vịt như cách này nhưng độ dầy đệm lót phải đạt trên dưới 30 cm và có thêm mùn cưa. Khi nuôi vịt nhớ tránh làm cho đệm lót bị ướt do nước uống hay vịt lội nước xong đi vào chuồng

III. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT ĐỂ NUÔI GÀ LỒNG TẦNG

Cách 1: Áp dụng đối với chuồng nuôi có khoảng cách giữa sàn chuồng với đáy lồng khoảng 70 cm nhưng chưa thả gà.

            ( Có thể áp dụng cách này làm đệm lót cho dê, thỏ)

Các bước làm đệm lót có độ dầy 40cm cho diện tích nền chuồng 30m2 như sau:

Nguyên liệu

- Trấu và mùn cưa: số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 40 cm là khoảng 1.800 kg

- Bột ngô: 5 kg

- Chế phẩm BALASA N01: 1 kg.

Công việc chuẩn bị

- Chuẩn bị mặt bằng: Dùng gạch hoặc ván để ngăn khu vực nền chuồng cần làm đệm lót, tránh cho nguyên liệu không bị tràn ra ngoài

- Cách chế 100 lít dịch men: Cho 1 kg chế phẩm BALASA N01, 5 kg bột ngô, 100 lít nước sạch (nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì dùng nước ấm) cho vào thùng và khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chuẩn bị dịch men trước 1-2 ngày.

Cách làm đệm lót

Bước 1: Rải lớp trấu dày 20 cm ra nền chuồng.

Bước 2: Tưới đều 50 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô lấy từ trong thùng dịch men để rải lên trên mặt lớp trấu.

Bước 3: Tiếp tục rải lớp mùn cưa đến độ dầy là 20 cm lên trên lớp trấu, vừa rải vừa phun nước sạch và dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều, đạt đến độ ẩm 25- 30%. Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm màu, bốc mùn cưa trên tay nắm chặt lại có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là đạt yêu cầu

Chú ý: Có thể làm ẩm mùn cưa ở bên ngoài sau đó mới rải lên trên lớp trấu

Bước 4: Rắc đều hết phần bã ngô còn lại lấy từ trong thùng dịch men lên bề mặt đệm lót, sau đó tưới đều 50 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa.

Bước 5: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa. 

Bước 6: Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon. Nếu chỗ nào phủ bạt không kín thì sẽ xuất hiện mốc trắng.

Bước 8: Để lên men 3- 5 ngày. Bới sâu xuống 30 cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu là đạt yêu cầu.

Bước 9: Sau khi lên men kết thúc thì bỏ bạt phủ, cào lớp bề mặt (sâu khoảng 20 cm) cho tơi, để thông khí sau 12 giờ mới thả gà.

Làm cách này sau 1 năm mới phải dọn chuồng

Cách 2: Áp dụng đối với chuồng nuôi có khoảng cách giữa sàn chuồng với đáy lồng khoảng 40- 70 cm và đang nuôi gà. Các bước làm đệm lót cho diện tích nền chuồng 20m2 như sau

Nguyên liệu

- Trấu hoặc mùn cưa: số lượng đảm bảo rải đủ độ dày 30 cm

- Bột ngô hoặc cám gạo: 6 kg

- Chế phẩm BALASA N01: 3 kg.

Cách làm đệm lót

Bước 1: làm sạch nền chuồng sau đó rắc trấu hoặc mùn cưa một lớp dầy 10cm

Bước 2: sau khi làm bước 1 một ngày thì nhân men như sau: lấy 1kg BALASA N01 trộn đều với 2kg bột ngô hoặc cám gạo sau đó cho vào 0.8 lít nước sạch xoa cho ẩm đều, cho vào túi sạch buộc kín để ở nơi ấm 2 ngày.

Bước 3: lấy men đã nhân sau 2 ngày ở bước 2 rắc đều lên 20m2 bề mặt nền chuồng, sau đó rắc thêm lên trên một lớp trấu hoặc mùn cưa dày 3cm.

Bước 4: sau khi làm bước 3 một ngày thì nhân men giống như bước 2

Bước 5: lấy men đã nhân sau 2 ngày ở bước 4 rắc đều lên 20m2 bề mặt nền chuồng, sau đó rắc thêm lên trên một lớp trấu hoặc mùn cưa dày 3cm.

Bước 6: sau khi làm bước 5 một ngày thì nhân men giống như bước 2

Bước 7: lấy men đã nhân sau 2 ngày ở bước 6 rắc đều lên 20m2 bề mặt nền chuồng, sau đó rắc thêm lên trên một lớp trấu hoặc mùn cưa dày 3cm.

Bước 8: sau 2 ngày dùng cào để đảo đệm lót ở độ dầy 10 cm

Bước 9: sau 30 ngày lấy men được nhân như bước 2 rắc lên 50m2 diện tích bề mặt nền chuồng.

Làm cách này sau 3- 4 tháng phải dọn chuồng để làm đệm lót mới

IV. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG

1. Chỉ cần rắc men 1 lần trong suốt quá trình nuôi, nhưng để đảm bảo cho đệm lót hoạt động tốt, lâu dài có thể định kỳ (trên 1 tháng/lần) bổ sung thêm chế phẩm BALASA N01 bằng cách đem 1 kg  chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 2 kg bột ngô hoặc cám gạo rồi đem rắc cho 50 m2 nền chuồng.

2. Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng để phân  được phân hủy tốt hơn.

3. Chuồng nuôi phải thông thoáng để thoát mùi hăng hắc sinh ra từ quá trình tiêu hủy phân.

4. Tránh để nước uống và nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót. Nếu thấy nước làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

5. Đệm lót lên men có khả năng khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót.

6. Vào tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng như mở toàn bộ cửa cho thông thoáng, làm đệm lót mỏng hơn để thoát hơi nóng nhanh.

7. Nếu nuôi gà với mật độ thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể dùng kéo dài hàng năm nhưng cần chú ý định kỳ bổ sung thêm men BALASA N01.       

8. Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng 50 cm còn phía trên phải để thoáng. Đặc biệt trong mùa nóng, khi úm gà cần giảm đèn sưởi và treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao gây bốc hơi nước làm gà bị nhiễm lạnh, ẩm, dễ bị bệnh.

V. CHỐNG NÓNG

1. Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt, nhưng ở các tháng mùa hè cần có biện pháp chống nóng.

2. Không cần chống nóng đối với úm gà, gà thả vườn, nuôi gà ở chuồng kín và gà đẻ lồng tầng bởi lý do sau:

- Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên sử dụng đệm lót chuồng để úm gà có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm.

         - Nuôi gà ở chuồng kín do có quạt hút làm hạ nhiệt độ của chuồng nuôi.

- Nuôi gà đẻ lồng tầng cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm do gà không trực tiếp sống trên đệm lót.

3. Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi hướng thịt trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Thực hiện các cách sau:

- Mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thoát hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh cho gà bị stress nặng có thể bị chết do om nhiệt.

- Giảm độ dày của đệm lót để thoát hơi nóng nhanh, định kì thay mới.

- Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể ngừng không sử dụng đệm lót./              

 

 

DÙNG BALASA N01 ĐỂ XỬ LÝ Ô NHIỄM

 

       1. Thông tắc và tăng năng lực phân hủy của bể Biogas

 

 Xử lý bể Biogas bị kết tảng, năng lực phân hủy kém, gas kém, nước thải ra có mùi thối.

Lượng dùng: 1kg Balasa N01 dùng cho 10m3 bể biogas.

Nhân men: Cho 1kg Balasa N01 cùng với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô ( hoặc có thể dùng 2,0 kg rỉ đường hay mật mía ) vào thùng; cho thêm 100 lít nước sạch vào quấy đều, đậy thật kín, để chỗ ấm trong 2 ngày là có thể dùng.

Cách dùng: Đem nước men đã nhân đổ vào bể Biogas. Nếu bể biogas đầy thì trong 7 ngày đầu  phải hạn chế tối đa lượng nước rửa vào bể để tránh men bị trôi mất.  Chỉ trong vòng 7-10 ngày bể biogas sẽ được thông tắc, màng bị phá, nước thải không còn mùi. Dùng Balasa N01để thông tắc bể biogas sẽ không làm giảm lượng gas.

 

2. Dùng để xử lý ao hồ

 

 Dùng trong chuẩn bị ao nuôi, xử lý làm sạch đáy ao, kiểm soát chất lượng nước và xử lý ao hồ bị ô nhiễm phân và các chất hữu cơ làm cho nước bị đục, có mùi thối và cã hiÖn t­îng c¸, t«m... bÞ bÖnh

Liều sử dụng: 1 kg BALASA NO1 dùng cho 350- 500 m2 diện tích ao hồ

Nhân men: Cho 1kg Balasa N01 cùng với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô ( hoặc có thể dùng 2,0 kg rỉ đường hay mật mía ) vào thùng; cho thêm 100 - 150 lít nước sạch vào quấy đều, đậy thật kín, để chỗ ấm trong 2 ngày là có thể dùng.

Cách dùng : Đem men đã nhân khuấy đều sau đó tưới lên toàn bộ mặt nước hay đáy ao. Sau 3-5 ngày nước sẽ không thối và dần dần trong trở lại hoặc đáy ao sẽ được làm sạch. Nếu nước ao hồ ô nhiễm nặng cần xử lý thêm lần nữa

Khi tưới men tôm cá có ăn chế phẩm thì không hề có hại mà ngược lại có thể phòng trị tốt các bệnh truyền qua đường ruột.

Dùng BALASA N01 để xử lý định kỳ ao hồ nuôi tôm cá tháng 1 lần sẽ đảm bảo nước luôn luôn sạch, phân và thức ăn thừa sẽ không còn bị lắng đọng ở đáy ao và cá rất ít bị mắc bệnh đường ruột

 

3. Dùng để ủ phân tươi

 

 Để biến khối lượng phân tươi này thành phân vi sinh hữu cơ, không còn mùi thối và có chất lượng cao để bón cho cây trồng, không gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống.

Liều sử dụng: 1 kg BALASA N01 dùng để xử lý 2- 3 tấn phân tươi

Nhân men: Dùng 1 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô sau đó cho thêm hơn 2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều ( đảm bảo độ ẩm nhưng vẫn tơi rời là được), cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, có mùi thơm và chua nhẹ là được

Cách xử lý: Phương pháp ủ thành đống trên nền đất. Cụ thể sau khi rải lớp phân dầy 10 cm thì rắc đều một lượt men lên trên mặt, sau đó rắc 5 cm trấu hoặc rơm khô chặt ngắn hay xơ dừa khô lên trên (mục đích là hút ẩm và tạo độ xốp để lên men tốt). Tiếp tục làm như vậy để tạo thành một đống phân có nhiều lớp. Sau đó che đậy để tránh nước mưa lọt vào trong, không cần phủ kín; nếu ủ bằng bao thì không cần buộc kín. Thời gian lên men  trên dưới 1 tháng.

Chú ý: Nếu lượng phân ít thì nhân men với lượng đủ dùng trong vài ngày, men Balasa N01 còn lại chưa dùng đến phải cho vào túi nhựa hàn kín lại.

 

4. Khö mïi hố chứa phân, nước tiểu, cống rãnh:

 

Liều sử dụng: 1kg chế phẩm cho 5 – 10 m3

Cách dùng: Nhân men lỏng hay men khô giống như đã trình bầy ở phần trên sau đó rắc hoặc tưới lên hố, rãnh.

 

5. Khử mùi bể phốt

 

Để bể phốt phân giải tốt, không còn mùi hôi khi xả nước

Cách dùng: cho 1 kg Balasa N01 vào trong toilet sau đó xả nước

 

 

 

                                  MEN VI  SINH HOẠT TÍNH

 

MEN VI  SINH HOẠT TÍNH

 

“ MEN VI  SINH HOẠT TÍNH ”  ĐEM LẠI NIỀM TIN: CHĂN NUÔI CÓ LÃI

 

1. Men vi sinh Hoạt tính dùng để làm gì?

Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn… phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này không được làm chín thì  chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy tiêu tốn và chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia cầm, tôm cá …cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn khi được làm chín.

Chúng ta đã biết làm chín rau cải, thịt lợn sống, tôm sống để làm thành các món ăn ngon dễ tiêu là dưa, nem chua, mắm chua…Đó là phương pháp lên men thức ăn nhờ có các vi sinh vật có lợi có sẵn trong tự nhiên ( trong nước và không khí ). Trong chăn nuôi, để lên men làm chín cám, bột ngô, bột sắn… nhanh hơn, tốt hơn thì không dùng vi sinh vật trong tự nhiên mà cần một nhóm vi sinh vật có lợi được chọn lọc thuần khiết, thông qua một quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo ra chế phẩm  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”

Sử dụng thức ăn lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH” sẽ đạt được hiệu quả:

- Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh

- Giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn. Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn

  - Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột nên giảm chi phí thuốc

  - Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ít, phân ít thối

  - Hạch toán : Chắc chắn sẽ có lãi cao.  

2- Giới thiệu về  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ”

“ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” được dùng để lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín thức ăn để chăn nuôi mà không phải đun nấu.

“ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” do T.S Tuấn nghiên cứu ra để thay thế cho “ MEN Ủ VI SINH N.N I ” .  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” có các ưu điểm nổi bật sau đây:

- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” có thể thực hiện lên men thức ăn với lượng nước ít được gọi là lên men khô (ẩm) giống như sử dụng “ MEN Ủ VI SINH N.N I ” trước đây đồng thời nó còn có thể lên men thức ăn với nhiều nước được gọi là lên men ướt , tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi lựa chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.

- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” còn có thể lên men tốt các phụ phẩm của chế biến  như bã đậu, bã sắn…và cả các loại rau

- Lên men thức ăn tốt trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu.

- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” cho lên men với lượng  thức ăn bột nhiều hơn “ MEN Ủ VI SINH N.N I ”

- Khi dùng thức ăn lên men với “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” thì chỉ cần trộn với thức ăn đậm đặc là đủ mà không cần phải dùng thêm bất cứ loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn tăng trọng hay chất bổ sung nào khác nữa mà vẫn đạt hiệu quả chăn nuôi cao

3. Men “MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” dùng để lên men thức ăn, nguyên liệu nào?

- Các loại thức ăn giàu chất bột:  tấm, cám gạo, cám mạch, thóc nghiền, bột ngô, bột sắn khô, bột khoai khô, bã sắn, bã đậu…song không phải cần có đủ tất cả các loại trên mà có thể dùng 1 loại hay 2 hoặc 3 loại bột phối hợp tùy theo điều kiện thực tế.

- Tốt nhất nên sử dụng nguyên liệu chính là bột ngô (bắp): có thể chỉ dùng riêng bột ngô hoặc có phối hợp thêm một phần cám gạo, tấm, bột sắn… nhưng tỷ lệ bột ngô trong hỗn hợp thấp nhất phải đạt là 50%. Còn trong chăn nuôi gà thường dùng ngô phối hợp với một lượng cám ít hơn.

- Bột sắn : dùng phối hợp với ngô nhưng tỷ lệ không dùng quá 30%

- Bã đậu, bã sắn: các loại này thường chỉ dùng trong nuôi heo với tỷ lệ dùng tốt nhất không vượt quá 30%.

4.  Dùng thức ăn lên men nuôi các đối tượng động vật nuôi nào?

- Heo : Heo đực giống, heo nái ( chửa và nuôi con ), heo thịt ( từ lúc tách mẹ đến khi xuất chuồng )

- Gà, vịt, ngan, ngỗng .

-  Bò thịt, bò sữa, dê , thỏ

- Tôm, cá  …

           5. Chất lượng của các sản phẩm chăn nuôi khi dùng thức ăn ủ men

     - Lợn ăn thức ăn ủ men có tỷ lệ móc hàm cao tỷ lệ nạc cao được những người mổ giết và người tiêu dùng ưa thích. Thịt có mầu sắc đẹp, thơm ngon và tiêu hóa tốt.

     - Thịt gà, cá rắn chắc, trắng thơm

     - Thịt đảm bảo sạch an toàn vệ sinh thực phẩm và có mùi vị rất thơm ngon khi chế biến                         

6. Phương pháp lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”

Lượng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” sử dụng: 0,5 kg men dùng để lên men cho 100 kg bột khô.

  1. Phương pháp lên men ướt:

Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm,  đỡ tốn công, cho lên men nhanh trong mọi điều kiên; có thể lên men  cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Dùng nuôi heo, bò, gà thả vườn,vịt ngan…

Ví dụ: Để lên men cho 100 kg gồm bột ngô cám gạo …

- Lấy 0,5 kg men và 4 kg bột ngô hoặc cám cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước không nhiễm mặn… ), khuấy đều để trong 1 giờ.

- Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt đi. Chú ý: trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men

-  Để hở miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng

- Thùng được để ở nơi ấm trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè để lên men được tốt

- Thời gian lên men : Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.

Chú ý:

- Khi lên men thức ăn bị đẩy nổi lên trên, vì thế không được cho bột vào đầy mà phải để cách miệng một khoảng chừng 15 cm

- Mùa thu, đông thời tiết mát mẻ, lạnh có thể thực hiện một lần lên men để cho ăn vài ngày. Nếu trời nóng, nhiệt độ thường trên 30oC thì chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 2 ngày là tốt nhất

- Nếu thùng lên men bị lọt khí hay bị mở ra nhiều lần sẽ dễ bị nấm trắng trên mặt nên cần chú ý  đậy thật kín thùng lên men và tốt nhất chỉ nên cho lên men lượng thức ăn trong 1-2 ngày vào một thùng.  Nếu bị một ít nấm trắng thì vẫn dùng cho heo lớn ăn được.

- Trước khi cho ăn phải ấn cho chìm phần bột ở trên xuống để được trộn đều với dịch lên men ở dưới

  1. Phương pháp lên men ẩm:

Đây là phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn, làm tốn công hơn và chỉ dùng lên men được với các loại bột mà thôi ( không tận dụng được bã đậu, bã sắn…)

Dùng để nuôi heo số lượng lớn hoặc khi cần thức ăn có độ ẩm thấp để dùng máng ăn tự động, nuôi gà và cút nhốt trong chuồng, nuôi cá … và để người chăn nuôi muốn ủ trong bao tải cho tiện và tiết kiệm

Ví dụ : Để lên men cho 100 kg gồm bột ngô và cám gạo

- Cho 0,5 kg men “MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” và 2 kg bột ngô hoặc cám vào thùng có khoảng 35 lít nước sạch khuấy đều và để trong 1 giờ

- Trộn ngô và cám cho đều sau đó tưới nước men lên. Sau khi dùng xẻng trộn qua thì dùng tay xoa ( hoặc dùng sàng ) làm cho bột tơi và ẩm đều.

    Ở các cơ sở chăn nuôi lớn, phải sử dụng khối lượng thức ăn lớn có thể dùng máy trộn. Cách trộn: cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua sau đó cho nước men vào trộn cho  đến khi bột tơi và ẩm đều.

- Bốc vào thùng hoặc bao tải có lót ni lông nhưng không được lèn và dỗ chặt, để hở miệng sau 5-6 giờ  thì buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi ấm (trởi lạnh), nơi thoáng mát (trời nóng) để ủ.

- Thời gian ủ lên men : Nhiệt độ ngoài trời cao ( trên 30oC ) 24- 36 giờ,  nhiệt độ ngoài trời thấp ( dưới 25oC ) thường từ 36- 48 giờ, thức ăn có sự tăng nhiệt độ và có mùi thơm mát và chua nhẹ là được. Có thể thực hiện một lần ủ men để cho ăn vài ngày. Nhưng chú ý lượng thức ăn mỗi ngày nên ủ vào một túi hoặc 1 thùng để cho ăn hết trong ngày.

Khi ủ thức ăn cho cá cần ủ trên dưới 3 ngày để hạt thức ăn xốp nhẹ dễ nổi trong nước.

Chú ý trong phương pháp lên men ẩm:

- Không được nén và dỗ chặt thức ăn khi cho vào bao hoặc thùng, không để các bao đè lên nhau; Đảm bảo nhiệt độ khi ủ tốt, đặc biệt trời lạnh phải ủ ở nơi ấm

- Nếu túi hoặc thùng không được buộc hoặc đậy kín , túi bị rách thủng hoặc do túi thức ăn ủ bị mở ra nhiều lần ( một túi mà cho ăn kéo dài 2-3  ngày nên phải lấy ra nhiều lần) sẽ xuất hiện đám mốc trắng

       7. Cách cho ăn

- Phải dùng phối hợp với  thức ăn đậm đặc để bổ xung đạm và các thành phần vitamin và khoáng vi lượng để con vật tăng trọng nhanh, sinh sản tốt, tiết kiệm được thức ăn

Trước khi cho ăn mới trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc. Xin lưu ý cần chọn loại thức ăn đậm đặc có hàm lượng đạm trên 45% được bán tại các công ty sản xuất thức ăn có uy tín thì mới có được hiệu quả nuôi dưỡng cao như ý muốn.

- Sau khi trộn thức ăn lên men với thức ăn đậm đặc thì có thể để nguyên dạng thức ăn như vậy hoặc trộn thêm nước thành dạng lỏng để cho ăn

Tỷ lệ trộn thức ăn đậm đặc với thức ăn đã lên men như sau:

Heo thịt

- Heo tách mẹ - 25kg : 1 kg đậm đặc trộn với 4,5 - 5,5 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với 3,2 - 3,8 kg thức ăn đã lên men ẩm

- Heo từ 25 - 45kg: 1 kg đậm đặc trộn với 5,5 - 6,5 kg thức ăn lên đã men ướt hoặc với 3,8 - 4,6 kg thức ăn đã lên men ẩm

- Heo từ 45 - 65kg: 1 kg đậm đặc trộn với 6,5 - 7,5 kg thức ăn lên đã men ướt hoặc với 4,6 - 5,3 kg thức ăn đã lên men ẩm

- Heo từ 65 - 85kg:1 kg đậm đặc trộn với 7,5 - 8,5 kg thức ăn lên đã men ướt hoặc với 5,3 - 6,2 kg thức ăn đã lên men ẩm

- Heo từ 85 - 110kg:1 kg đậm đặc trộn với 8,5 - 9 kg thức ăn lên đã men ướt hoặc với 6,2 - 6,5 kg thức ăn đã lên men ẩm

Định lượng cho ăn: cho ăn tự do;  heo từ tách mẹ đến 35 kg cho ăn ngày 3 bữa, từ 36 kg đến xuất chuồng cho ăn ngày 2 bữa. Chú ý cho ăn đủ không để thức ăn thừa.

Heo nái

- Heo nái chửa và hậu bị: 1 kg đậm đặc trộn với 8 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với  6,0 kg thức ăn đã lên men ẩm

- Heo nái nuôi con:1 kg đậm đặc trộn với 6 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với 4,5 kg thức ăn đã lên men ẩm

Định lượng cho ăn khi lên men ướt sẽ tăng hơn 80- 90% so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên.

Định lượng cho ăn khi lên men ẩm sẽ tăng hơn 35 % so với dùng thức ăn hỗn hợp ăn thẳng hay thức ăn viên.

Gà, vịt, ngan, cút…

- Loại nhỏ :1 kg đậm đặc trộn với 5 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với 4 kg thức ăn đã lên men ẩm.

- Loại nhỡ :1 kg đậm đặc trộn với 6 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với 4,5 kg thức ăn đã lên men ẩm.

- Loại lớn :1 kg đậm đặc trộn với 7 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với 5,5  kg thức ăn đã lên men ẩm.

- Loại đẻ trứng :1 kg đậm đặc trộn với 6 kg thức ăn đã lên men ướt hoặc với 4,5 kg thức ăn đã lên men ẩm.

Cho ăn tự do ngày 2 – 3 lần nhưng thức ăn không được để thừa trên máng ăn qua đêm

 

CÁCH SỬ DỤNG BÃ ĐẬU VÀ BÃ SẮN TRONG TRONG CHĂN NUÔI LỢN

 

Bã đậu và bã sắn không thể sử dụng nhiều và không cho ăn sống được vì chúng không chỉ còn chứa chất dinh dưỡng không nhiều mà còn có các thành phần không có lợi cho quá trình tiêu hóa hấp thu cũng như sức khỏe của con vật. Vì vậy để sử dụng có hiệu quả bã đậu và bã sắn cần phải làm chín chúng và cách làm chín tốt nhất là dùng phương pháp lên men bằng chế phẩm MEN VI SINH HOẠT TÍNH

Trước hết cần phải biết được lượng bã đậu và bã sắn sử dụng nuôi lợn là bao nhiêu để có thể áp dụng vào trong thực tế chăn nuôi cho có hiệu quả

Tỷ lệ các loại bã sử dụng có hiệu quả là 20- 30% (trong 100 kg bột hỗn hợp thì có 20- 30kg bã sắn hoạc bã đậu)

Tuy nhiên do nhiều người chăn nuôi muốn tận dụng nguồn bã này do có sẵn và giá rẻ để chăn nuôi mặc dù thời gian nuôi có thể kéo dài thì có thể sử dụng lượng bã như sau:

Lợn đến 15 kg: sử dụng lượng bã 20%

Lợn 16- 25 kg: sử dụng lượng bã 25%

Lợn 26- 35 kg: sử dụng lượng bã 30%

Lợn 36- 45 kg: sử dụng lượng bã 40%

Lợn 46- 55 kg: sử dụng lượng bã 50%

Lợn 56- Xuất chuồng : sử dụng lượng bã 60%

Các loại bột khác có thể dùng là bột ngô, cám gạo, cám mạch…Có thể dùng riêng bột ngô hoặc hỗn hợp bột ngô với các loại cám

Cách lên men bã sắn hoặc bã đậu

Sử dụng phương pháp lên men ướt . Ví dụ lên men bã đậu hoặc bã sắn dùng cho lợn có trọng lượng từ 36- 45 kg như sau:

Công thức:

- Bột ngô hoặc bột ngô với cám gạo…: 60 kg

- Bã sắn hoặc bã đậu: 40 kg

- Muối ăn: 0,3 kg

- MEN VI SINH HOẠT TÍNH: 0,5 kg

Cách làm:

- Lấy 0,5 kg men , muối 0,3 kg và 4 kg bột ngô hoặc cám cho vào thùng sau đó cho vào 100 lít nước sạch (nước không có sắt, nước không nhiễm mặn… ), khuấy đều cho tan muối, để trong 1 giờ.

- Trộn số bột còn lại cùng với bã đậu hoặc bã sắn sơ qua cho đều, sau đó đổ từ từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là được, nếu chưa đủ nước thì cho thêm, còn nếu thừa nước thì lần sau bớt đi. Chú ý: trước khi đổ bột vào thùng cần phải khuấy cho đều nước men

-  Để hở miệng 4-5 giờ sau mới đậy kín thùng

- Thùng được để ở nơi ấm trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè để lên men được tốt

- Thời gian lên men : Phụ thuộc nhiệt độ ngoài trời: nhiệt độ từ 30oC trở lên thì khoảng 24 giờ, nhiệt độ từ 30oC trở xuống thì từ 24 - 48 giờ, khi nào thức ăn có mùi thơm mát và chua nhẹ là được.

Chú ý:

- Điều chỉnh lượng bã sử dụng theo trọng lượng của lợn được nêu trên

- Phải sử dụng thức ăn đậm đặc như đã hướng dẫn mới đạt được hiệu quả tốt. Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn có bã đậu hoặc bã sắn sau khi đã lên men như hướng dẫn ở phần trước                        

 

MEN VI SINH HOẠT DÙNG ĐỂ Ủ CÂY NGÔ VÀ CỎ TƯƠI

 

Công thức ủ:

Cây ngô hoặc cỏ tươi : 100 kg

Cám gạo: 10 kg

Men VI SINH HOẠT TÍNH : 100 g

Cách làm

Bước 1 : Cây ngô hoặc cỏ tươi phải được đem phơi cho hơi tái, sau đó băm thái để  có kích thước thích hợp

Bước 2: đem 100 g MEN VI SINH HOẠT TÍNH trộn với 10 kg cám gạo  cho thật đều

Bước 3 : Rải cỏ đã thái thành từng lớp có độ dầy vừa phải sau đó rắc hỗn hợp bột men lên. Làm như vậy nhiều lượt cho đến khi hết lượng cỏ cần ủ

Bước 4 : Lấy xẻng trộn đều sau đó cho vào bao có lót ni lông, vừa cho vào vừa lèn cho thật chặt đến khi đầy bao (không được để rách bao). Lấy dây buộc chặt miệng bao

Bước 5 : Xếp các bao cỏ vào chỗ ấm, kín gió để ủ.

Bước 6 : Sau thời gian vài ngày có thể quan sát thấy cỏ chuyển mầu vàng nhạt, có mùi chua ngọt là được, nếu chưa được phải để ủ tiếp

Cây ngô và cỏ ủ như vậy có thể cho ăn kéo dài trong 20 ngày

Cây ngô và cỏ ủ như trên cũng có thể để trong thời gian dài nếu được hút chân không, còn nếu để nguyên như vậy cũng có thể được nhưng độ chua thức ăn có thể cao và có một tỷ lệ bị hỏng nên cần theo dõi để định ra thời gian dự trữ thích hợp

                                           

 

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

 

Qua một thời gian sử dụng đại đa số người chăn nuôi đều đánh giá cao hiệu quả tác dụng mà chế phẩm  “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH” đem lại. Song để giúp mọi người dùng men trong chăn nuôi tốt hơn, chúng tôi xin lưu ý một số điểm:

1- “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH ” có thể thực hiện lên men khô (ẩm) đồng thời nó còn có thể lên men thức ăn với nhiều nước được gọi là lên men ướt . Cả hai phương pháp đều cho hiệu quả tốt như nhau, người chăn nuôi có thể lựa chọn cách nào cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình. Nếu nguyên liệu là bã sắn , bã đậu , rau củ thì phải dùng phương pháp ủ ướt

2- Thực hiện phương pháp lên men ướt có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng cần lưu ý là: Trong điều kiện thời tiết nóng ( nhiệt độ ngoài trời thường trên 30oC ) khi thực hiện phương pháp lên men ướt thì sự lên men nhanh, thường chỉ sau 24 giờ là có thể cho ăn được,  nếu kéo dài thời gian cho ăn thì thức ăn lên men có độ chua cao và có thể xuất hiện meo trắng trên mặt. Do đó cần lưu ý:

- Thùng lên men phải để ở nơi thật thoáng mát.

- Chỉ sau khoảng 24 giờ lên men là có thể cho con vật ăn.

- Tốt nhất nên ủ men lượng thức ăn của một ngày vào một thùng để cho ăn hết trong ngày.

- Một lần ủ men chỉ với một lượng thức ăn đủ dùng trong thời gian 2 - 3 ngày hay dài hơn tùy thuộc vào người chăn nuôi xem xét trong thực tế về mùi vị và trạng thái của thức ăn 

3- Một số trường hợp mấy ngày đầu heo ăn không nhiều thường rơi vào trường hợp heo ăn cám viên và thức ăn nấu chín. Do vậy phải thay thế thức ăn men từ từ để cho heo quen dần

4- Nhiều trường hợp lúc đầu heo ăn nhiều sau đó ăn giảm đi đó là điều bình thường bởi vì thức ăn lên men có tỷ lệ tiêu hóa hấp thu cao nên heo chỉ cần ăn một lượng ít hơn cũng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho tăng trọng mà không cần ăn thêm.

5- Thức ăn lên men không bao giờ gây tiêu chẩy. Nếu con vật sau một thời gian ăn men bị tiêu chẩy hoặc trong đàn chỉ có một vài con bị tiêu chẩy thì là do bị dịch hay bị nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài cần điều trị.

Trong một số trường hợp do con vật non, mới tách mẹ  hoặc chuyển từ ăn chín sang chưa thích nghi với thức ăn men có thể bị đi tiêu lỏng . Vậy nên cần thay thế thức ăn dần dần.

6- Ở các trang trại chăn nuôi lớn do lượng thức ăn sử dụng nhiều nên công việc lên men thức ăn nếu làm thủ công sẽ rất tốn công vì vậy cần trang bị máy trộn. Và để công việc được thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện thì có thể trộn thức ăn đậm đặc cùng với các loại bột để lên men cùng, như vậy sẽ giảm được công việc phải trộn với thức ăn đậm đặc sau lên men. 

 

 

                 Cần tư vấn về các vấn đề có liên quan xin liên hệ với:

                  T.S Nguyễn Khắc Tuấn       Điện thoại: 0983.097.660

             Email: tuanemitan@yahoo.com.vn

 

 

 

 

 

 

1

 

 

nguon VI OLET