Em hãy phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm được biết đến là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường có rất nhiều những bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn; sống cuộc sống an nhàn, thanh thơi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lại còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán đặc sắc như “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân  quốc ngữ thi”. Và thơ phẩm “Nhàn “được rút trong tập thơ “ Bạch Vân quốc ngữ thi” của ông. Bài thơ dường như đã viết bằng thể thất ngôn bát cú đường luật, và đó chính là tiếng lòng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về một cuộc sống nhiều niềm vui , an nhàn và thanh thản nơi đồng quê.
Có thể nhận thấy xuyên suốt bài thơ “Nhàn” là tâm hồn tràn ngập niềm vui và sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Và có thể xem đây là một trong những điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ vơi 8 câu thơ đường luật ngắn gọn đơn giản thôi nhưng dường như tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.
Mở đầu bài thơ là hai câu thơ đề rất mộc mạc:
Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Với việc sử dụng thành công phép lăp “một”-“một” đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, và rất đỗi đơn sơ nơi quê nghèo. Và cho dù có một mình đi chăng nữa nhưng không hề đơn độc. Và với hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn như thể hiện được sự êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” cũng như đã gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Ta như đã thấy được hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông an nhàn, một lão nông hết sức thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Và dường như có thể nói là đây chính là một cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người ở thời kỳ phòng kiến ngày xưa nhưng không phải ai ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê nhưNguyễn Bỉnh Khiêm. Sử dụng động từ rất đắt đó là từ  “thơ thẩn” ở trong câu thơ thứ hai cũng như đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, và rất êm ái cho người đọc. Dù rằng ngoài kia người ta vui vẻ nơi chốn đông người thì Nguyễn Bỉnh Khiêm ông như vẫn mặc kệ, vẫn bỏ mặc ngoài tai để “an phận” với cuộc sống của mình hiện tại. Có lẽ rằng chính cuộc sống của ông khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Cho đến hai câu thơ thực tiếp theo càng khắc họa rõ nét hơn chân dung của “lão nông Nguyễn Bỉnh Khiêm”.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Dường như đây có thể xem là tuyên ngôn sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau  những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông dường như đã tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Có thể thấy ở con người  Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái của ông. Ông cũng như đã bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Như là một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở trong hai câu thơ này dường như này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” –“khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Tác giả hay cũng chính là nhân vật trữ tình Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Và đặt trong thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là đó chính là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.
Hai câu thơ luận dường như cũng đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao
Ta như thấy được một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Có thể thấy được vào trong mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, và cho dù không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, cũng như đã khiến tác giả an phận và hài long. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông 
nguon VI OLET