MỤC LỤC
Nội dung
Trang

1.ĐẶT VẤN ĐỀ
2

1.1 Lí do chọn đề tài.
2

1.2. Xác định mục đích nghiên cứu.
4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4

1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
4

1.5. Phương pháp nghiên cứu.
4

1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
5

2. NỘI DUNG
5

2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
5

2.2Thực trạng về vấn đề nghiên cứu.
7

2.3. Mô tả phân tích các giải pháp. 
9

2.4. Kết quả thực hiện.
25

3.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
26

3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến.
26

3.2. Các đề xuất huyến nghị 
27

TÀI LIỆU THAM KHẢO
29














1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn.
Như chúng ta đã biết, ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang đứng trước hàng loạt nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử dụng nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng đang ở mức báo động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng tới nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Trong Tờ trình Chính phủ về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công thương dự báo, đến cuối thế kỷ này, các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn kiệt. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng và giao thông vận tải của nước ta hiện nay là rất lớn.
Cũng như các nước đang phát triển khác hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới...
Từ đó, vấn đề tiết kiệm năng lượng trở nên đặc biệt quan trọng khi Việt Nam đang và sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, gió...) hầu như chưa được khai thác hết tiềm năng sử dụng thì các nguồn năng lượng không tái tạo (dầu thô, than đá...) đang cạn kiệt dần. Vì lẽ đó, ngày nay vấn đề tiết kiệm năng lượng đã trở thành mối quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nguồn năng lượng mà con người đang sử dụng đều có nguồn gốc từ năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí đốt, ...  và chúng không phải là vô tận.  Nạn cháy rừng và tầng ôzôn bị phá hủy bởi khí thải từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp… đã gây hiểm họa khôn lường cho tài nguyên thiên nhiên. Tất cả những vấn đề trên đã làm cho năng lượng tự nhiên trong thiên nhiên của ta ngày càng tiêu hao lãng phí.
Trong thực tế đại bộ phận nhân dân nhận thức về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm còn thấp. Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tiết kiệm năng lượng của con người là một trong các nguyên nhân chính gây nên sự thiếu hụt và khan hiếm các nguồn năng lượng đang có nguy cơ cạn kiệt. Như vậy, với các vấn đề nêu trên cho thấy việc sử dụng hợp lý, hiệu quả năng lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên trong hôm nay là đảm bảo cho thế hệ mai sau có sự phát triển bền vững.
Nhận thức được điều này, Việt Nam đã cùng thế giới triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang  pháp lý căn bản cho việc thúc đẩy các giải pháp tiết kiệm năng lượng vì mục tiêu an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát
nguon VI OLET