SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ﭿ©ﭿ

ĐỀ TÀI

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở NHÓM 19-24 THÁNG TUỔI

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong những năm gần đây, vấn đề chăm sóc dạy dỗ trẻ ở lứa tuổi mầm non được quan tâm từ nông thôn đến thành thị, các bậc phụ huynhđã có sự quan tâm đến trẻ ,đặc biệt là những năm gần đây ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và thực hiện tốt các cuộc vận động ,đặc biệt là cuộc vận động môi trường thân thiện –học sinh tích cực,muốn trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp cũng như ở nhà, đòi hỏi trẻ phải có sức khỏe tốt.

- Để có sức khỏe tốt đầu tiên là vấn đề chăm sóc sức khỏe ,sức khỏe tốt thì mới học tốt,dựa trên thực tế trẻ nào suy dinh dưỡng ,thì trẻ đó mệt mỏi,không nhanh nhẹn thông minh bằng trẻ khác.Vì vậy vấn đề chăm sóc ở trường mầm non là hết sức quan trọng.

Vậy dinh dưỡng là gì? Tại sao dinh dưỡng lại quan trọng trong đời sống con người? ,bởi vì con người là một thực thể sống ,nhưng sự sống không tồn tại nếu con người không được ăn và uống ,nhưng phải ăn uống thế nào để có một cơ thể khỏe mạnh và một tinh thần minh mẫn

- Mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay  tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ theo như bác hồ đã nói “trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Vậy thì!ăn như thế nào? Ngủ như thế nào? Để đạt được ước mơ trẻ khỏe mạnh thông minh làm nền tảng vững chắc cho một tương lai đất nước sau này như Bác Hồ hằng mong đợi

- Đối với trẻ 19-24 tháng tuổi trong giai đoạn này thì cơ thể trẻ còn non yếu, khả năng dự trữ ít ,sự thích nghi với thức ăn chưa cao vì vậy các bữa ăn của trẻ dù có đầy đủ nhưng không hợp lý cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng (dinh dưỡng không hợp lý:thừa hoặc thiếu đều có hại cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ) dinh dưởng còn ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm lý (bán cầu đại não chậm phát triển) dẫn đến trẻ chậm nói

- Trước đây do xã hội nghèo dân thiếu ăn nên trẻ thường bị suy dinh dưỡng ở thể nặng như: phù, teo đét, tỉ lệ tử vong rất cao ,nhưng xã hội hiện nay đang trên đà phát triển, kinh tế ổn định. Trẻ không còn suy dinh dưỡng ở thể nặng mà còn chỉ ở thể thấp còi, nguyên nhân là các bậc phụ huynh chăm sóc chưa đúng cách và chưa nắm vững kiến thức nuôi con theo khoa học, do công việc bận rộn nên phụ huynh ít có thời gian để chăm sóc con, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố nuôi dưỡng và bệnh tật chiếm nhiều hơn là di truyền

- Vì vậy ở lứa tuổi này việc chăm sóc trẻ trong những năm đầu là rất quan trọng nên tôi đã trăn trở và suy nghĩ để tìm ra những biện pháp nhằm xóa suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non ở độ tuổi 19-24 tháng mà tôi đang phụ trách

II/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP

          .Tổng số trẻ đầu năm: 24

          .Trẻ suy dinh dưỡng cân nặng là1:tỷ lệ 4,2%

          .Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 3: tỷ lệ 12,5%

        Còn lại một số trẻ tuy chưa nằm ở mức thấp còi hoặc suy dinh dưỡng theo từng mức độ nhưng với thể trạng của trẻ so với cân nặng và chiều cao hiện nay nếu như chăm sóc trẻ không kỹ thì rất dễ dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng

    *Thuận lợi:

- Được sự quan tâm, phối hợp của ban giám hiệu nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục

- Đội ngũ cấp dưỡng có kiến thức chuyên môn, tích cực tìm tòi và chế biến các món ăn mới nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn

- Các cháu đều học bán trú thuận tiện cho việc giáo viên chăm sóc trẻ ở trường

- Địa bàn trường ở ngay thị xã nên việc cung cấp các loại thực phẩm, cũng như các loại rau, quả tươi sạch từ siêu thị rất phong phú và đa dạng

- Bản thân nắm vững kiến thức về dinh dưỡng,lên kế hoạch đầy đủ và phối hợp cùng ban giám hiệu,gia đình trong công tác chăm sóc trẻ

-Bản thân tôi nhiệt tình trong công tác,tự tìm tòi và khắc phục mọi khó khăn thường xuyên trao đổi với cấp dưỡng, chị em đồng nghiệp và các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục

   *Khó khăn

-Đa số cháu ở lứa tuổi này quá nhỏ và đang trong thời kỳ mọc răng nên gây ra tình trạng biếng ăn

- Đa số phụ huynh mãi lo công việc nên ít có thời gian chăm sóc trẻ

-Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ còn non yếu dẫn tới mắc một số bệnh dẫn tới trẻ biếng ăn ,ăn ít và bị suy nhược cơ thể dẫn tới suy dinh dưỡng

III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Để giải quyết tốt các tình trạng trên thì người giáo viên phải là một người nhiệt tình trong công tác,biết lắng nghe, sáng tạo, yêu nghề ,mến trẻ, kiên trì thực hiện các biện pháp đề ra ,khó khăn không lùi bước

Sau đây là những kinh nghiệm tôi đã học hỏi tích lũy được những năm học vừa qua và tôi sẻ áp dụng cho nhóm lớp mà hiện nay tôi đang phụ trách

1/Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phòng chống suy dinh dưỡng ở nhóm lớp

-         Dựa vào kế hoạch của nhà trường,tổ chuyên môn và kinh tế của gia đình trẻ,nguyên nhân suy dinh dưỡng mà giáo viên lập kế hoạch cho nhóm lớp của mình. Sau khi lập kế hoạch đưa ban giám hiệu chỉnh sửa và bổ sung hợp lý.Họp phụ huynh thông qua kế hoạch và đề nghị phụ huynh đóng góp ý kiến, phối hợp cùng giáo viên thực hiện kế hoạch đề ra

-         Ví dụ:- KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THEO THÁNG

 

Tháng

Nội dung công việc

Biện pháp thực hiện

Kết quả

09

- Họp phụ huynh học sinh đầu năm

- Nhóm thông báo số trẻ biếng ăn và số trẻ suy dinh dưỡng

 

- Mời phụ huynh đi họp, thông báo sức khỏe của trẻ, tuyên truyền một số kiến thức nuôi dạy trẻ

- phụ huynh đi họp đầy đủ, phụ huynh thấy được mức ăn về điều chỉnh cho phù hợp

10

Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên lên danh sách những cháu suy dinh dưỡng để cho cháu ăn giữa buổi

 

Cấp dưỡng mang sữa, thức ăn cho những trẻ suy dinh dưỡng vào các ngày thứ 2-4-6 trong tuần

- Giáo viên –cấp dưỡng kết hợp để trẻ ăn đúng lịch

-Hàng tuần dán ở bảng thực đơn ngoài cổng để phụ huynh xem

- Kết hợp buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên thông báo tình hình sức khỏe trẻ cho phụ huynh nắm.

- Vào các buổi sinh hoạt chuyên môn các buổi hội họp ở trường giáo viên biết nhiêm vụ của mình như:

- Tổ chức chế độ sinh hoạt hợp lý, linh hoạt

-         Hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ, lồng ghép với các hoạt động khác phù hợp

-         Tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách thoải mái ,vui vẻ, tích cực

-         Quan tâm ,chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để đảm bảo an toàn cho trẻ

-         Kiên trì rèn nề nếp lớp, hình thành thói quen ở trẻ những thói quen vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày giữ gìn vệ sinh môi trường

- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe

- Kết hợp với gia đình để đưa các hoạt động dinh dưỡng vào các hoạt động hàng ngày của trẻ

2/ Xây dựng góc tuyên truyền ở nhóm lớp

Mỗi lớp phải có góc tuyên truyền để dán những thông tin cần thiết đến các bậc phụ huynh nội dung tuyên truyền cần rõ ràng ,thiết thực ,dễ hiểu.Hàng tháng HPBT phát về lớp các bài tuyên truyền đánh máy to,rõ treo ở bảng thông tin cho phụ huynh xem

-         Mỗi tháng giáo viên sưu tầm những bài nói về giáo dục và đem xuống cho BGH duyệt và sau đó đem về đánh máy lồng ghép các hình ảnh về giáo dục –dinh dưỡng cho phụ huynh xem

-         Nội dung tuyên truyền cần căn cứ vào tình hình thực tế ,nên cho phụ huynh biết được tại sao nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng

                                                     Hình ảnh bảng tuyên truyền

 

 

 

 

                                            Hình

 

 

 

 

 

       - Giới thiệu cho phụ huynh xem tháp biểu đồ dinh dưỡng để cho phụ huynh thấy được vị trí , tầm quan trọng của dinh dưỡng và chế độ ăn uống như thế nào để cân bằng và hợp lý

                                         Hình ảnh tháp dinh dưỡng

 

 

 

 

                                               Hình

-         Thực đơn dán vào bảng tuyên truyền cho phụ huynh xem ,để phụ huynh tiện theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà cũng như những ngày nghĩ

                                          Hình ảnh thực đơn

 

 

 

 

                                        Hình

 

 

 

 

 

3/Tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh

Giáo viên dùng lời nói trao đổi trực tiếp đến các bậc phụ huynh

*Họp phụ huynh: đầu năm mời phụ huynh họp theo nhóm lớp giáo viên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ và đặc điểm của từng lứa tuổi, những thói quen sinh hoạt và ăn uống của trẻ để cùng thống nhất cách chăm sóc trẻ, trao đổi với phụ huynh một số kinh nghiệm nuôi con theo khoa học

Vd: Giáo viên và phụ huynh thống nhất một số thói quen ăn uống của trẻ , khẩu vị trẻ thích ăn và cách chăm sóc trẻ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật (ngày nghỉ của trẻ ở nhà) cho trẻ ăn như thế nào ? quy định số bữa ăn, giờ ăn và cách chế biến món ăn

*Trao đổi theo nhóm: Chỉ trao đổi với phụ huynh có con là đối tượng suy dinh dưỡng, những trẻ có cân nặng và chiều cao thấp hơn so với tháng tuổi, để bàn bạc và thống nhất cách chăm sóc riêng cho trẻ

  Vd: Các bữa ăn suy dinh dưỡng ở trường ,qua quan sát trẻ ăn tôi thấy trẻ ăn ngon miệng và thích ăn món đó thì qua giờ trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ ăn thêm vào những lúc trẻ ở trường về và ăn thêm vào các ngày thứ bảy và chủ nhật

*Trực tiếp đến tại gia đình trẻ: -Đối với bản thân là giáo viên thì khi trẻ đi học đều đó là niềm hạnh phúc còn nếu trẻ cứ nghỉ học nhiều đó cũng là nỗi băn khoăn trăn trở không biết vì sao? Nên tôi đã trực tiếp đi đến nhà của một bé thường nghĩ học, đó là bé thanh sơn một trong những bé có sức khỏe rất yếu các đường biểu diễn nằm ở mức độ suy dinh dưỡng,khi tôi đến nắm tình hình thì nói chung gia đình cháu tương đối ổn định.Nhưng do cha mẹ đi làm xa để bé ở nhà cho bà trông nên việc ăn uống thất thường lâu ngày dẫn đến không có sức đề kháng nên thường hay bệnh và không phát triển về cân nặng chiều cao dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng.từ đó tôi đưa ra những lời đông viên khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ đi học đều để có sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục sức khỏe cho trẻ

- Trao đổi với phụ huynh về chế độ ăn ở trường để phụ huynh biết cách chăm sóc tốt cho trẻ khi trẻ ở nhà.

- Đi thực tế như vậy sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho giáo viên,giúp cho giáo viên nắm được hoàn cảnh của từng trẻ để có lời khuyên hợp lý.

4/ Tuyên truyền gián tiếp:

-         Giáo viên sưu tầm các hình ảnh trong sách ,báo dán vào bờ tường cho trẻ nhìn thấy hàng ngày

-         Nhờ phụ huynh sưu tầm các bài nói về dinh dưỡng mới nhất trên mạng ,cho giáo viên dán vào bảng tin cho các phụ huynh khác xem

 

 

 

 

 

                                       Hình

 

 

 

 

       Phụ huynh sưu tầm bài tuyên truyền đưa cho giáo viên

5/ Theo dõi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng:

Trẻ phải được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng,để phát hiện trẻ suy dinh dưỡng và có biện pháp phòng chống kịp thời

Mỗi trẻ sử dụng một biểu đồ theo dõi

Đối với trẻ từ 19-24 tháng tuổi mỗi tháng cân đo và chấm biểu đồ một lần

*Lưu ý:cần chỉnh cân trước khi cân và sử dụng một chiếc cân để cân trẻ

6/Khám sức khỏe định kỳ:

Hàng năm cần khám sức khỏe định kỳ ít nhất 2 lần /năm.phối kết hợp trung tâm y tế phường để khám sức khỏe cho trẻ nhằm phát hiện trẻ bệnh để có biện pháp kịp thời phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.

7/Phòng bệnh và chăm sóc trẻ bệnh:

      -Tạo môi trường xanh-sạch-đẹp ở trường, trong lớp học, tạo điều kiện để trẻ được hít thở không khí sạch (không ô nhiễm, khói bụi…)

vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ như: thường xuyên rửa ĐDĐC,nhà vệ sinh sạch, khô ráo,quần ,áo trẻ ướt thì phải thay kịp thời,thực hiện đầy đủ các thao tác vệ sinh và vệ sinh cá nhân kịp thời cho trẻ.

 

Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh,đủ chất,tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh về các đợt tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh cho trẻ như: ho gà,bạch hầu,uốn ván,bại liệt sởi,viêm gan,viêm não…

8/Tổ chức tốt bữa ăn ở trường và gia đình:

-         Thực hiện tốt mười lời khuyên ăn uống hợp lý,giáo viên và phụ huynh cần thống nhất thực hiện đúng theo chế độ đảm bảo vệ sinh –an toàn thực phẩm

-         Luôn chọn thực phẩm tươi sạch để chế biến thức ăn cho trẻ

Mọi người cùng nắm vững chế độ dinh dưỡng của từng lứa tuổi để tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ

-         Linh động trong bữa ăn của trẻ nắm bắt kịp thời những trẻ ăn khỏe –ăn yếu để có biện pháp giúp trẻ ăn hết suất

 

                                                          H ình

 

 

 

 

 

 

 

                     Trẻ ăn chậm                                         Trẻ ăn nhanh

 

       +Trẻ 19-24 tháng :Ăn cơm,đầu tiên ăn cơm nát dần dần chuyển đến cơm bình thường,thức ăn của trẻ không nấu chung với người lớn mà nấu riêng,chế biến nhỏ nấu mềm dễ ăn ,trẻ ăn 5 bữa/ngày

Giai đoạn này là giai đoạn cai sữa và thời kỳ mọc răng nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ,cho trẻ ăn đủ chất ,tạo điều kiện cho trẻ ăn hết suất.Tôi cũng trao đổi với phụ huynh nếu cai sữa thì nên cai từ từ tránh đột ngột và tránh cai sữa vào mùa nóng nực,mùa nóng trẻ thường có triệu chứng biếng ăn và không được bú sữa mẹ thì sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng

Khi tổ chức bữa ăn cho trẻ cần phối hợp hòa quyện giữa nguồn dinh dưỡng động vật và nguồn dinh dưỡng thực vật

Tạo không khí thoải mái trước khi bước vào giờ ăn bằng các bài thơ ,bài hát

  Ví dụ: Bài thơ:                   “ĂN”

Đến giờ ăn cơm

Vào bàn bạn nhé

Nào thìa,bát,dĩa

Xúc cho gọn gàng

Chớ có vội vàng

Cơm rơi,cơm vãi.

-         Không quát mắng la hét trẻ ăn trong tư thế bị ép buộc,sợ hãi,sẽ không giúp trẻ hấp thu thức ăn mặc dù trẻ vẫn ăn hết suất                             

Thường xuyên thay đổi thực đơn trong tuần,ngày để kích thích trẻ ăn ngon miệng

Ngoài ra trong các buổi hội họp ở trường được BGH phổ biến về các loại thực phẩm mà khi chế biến cho trẻ ăn dễ bị ngộ độc tôi đã nắm kỹ và tuyên truyền cho phụ huynh biết ,để khi chế biến thức ăn cho trẻ không bị ngộ độc giúp cho thực đơn phong phú và có chất lượng hơn .

Ví dụ: Sữa bò và nước hoa quả xung khắc với nhau.

 

Song song về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ thì bên cạnh đó giấc ngủ ngon là một yếu tố giúp trẻ tăng cân.

Để có giấc ngủ ngon cho trẻ đầu năm BGH đã trang bị mùng để phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ,ngoài ra ở lứa tuổi này trẻ quá nhỏ nên khi ngủ thường hay đái dầm,tôi cũng trao đổi với phụ huynh nên đưa cho trẻ hai cái nệm phòng khi ướt thay kịp thời để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và phòng tránh được một số bệnh cho trẻ

Khi trẻ đã quen giờ giấc nề nếp sinh hoạt ở lớp vì vậy có những thời gian trẻ nghĩ dài ngày như nghĩ tết thì giờ giấc sinh hoạt của trẻ sẻ bị đảo lộn,phụ huynh bận rộn nên cho trẻ ăn uống sơ sài nên đa số trẻ đi học lại đều bị sụt cân nên tôi đã động viên phụ huynh đưa trẻ đi học đều vừa để duy trì sĩ số và cho trẻ ăn ngủ đúng giờ.

Thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tuyên truyền chế độ dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về dinh dưỡng.

Hàng tháng tôi xem lại những việc nào làm chưa được và những việc nào làm đượcđể từ đó tôi bổ sung kế hoạch của tháng tới.

9/Lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các giờ hoạt động.

Qua các giờ hoạt động để giúp trẻ ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc hơn vì vậy tôi tận dụng các cơ hội lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các giờ hoạt động,giúp trẻ được lĩnh hội các kiến thức về dinh dưỡng.Đó là cơ hội tốt nhất để giúp trẻ hiểu biết về dinh dưỡng và kích thích trẻ ăn uống đủ chất,hứng thú trong các bữa ăn

Vd:Qua giờ hoạt động : Nhận biết tập nói:QUẢ CAM

Tôi cung cấp cho trẻ một số kiến thức về tên gọi,màu sắc, hình dáng,mùi vị từ đó giáo dục cho trẻ ăn các loại quả rất tốt cho sức khỏe ,quả cung cấp vitamin và các chất xơ giúp sạch răng ,răng chắc khỏe, da dẻ hồng hào.

                                       Hình NBTN

 

 

 

 

 

Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường,ăn xong bỏ vỏ hạt vào thùng rác

Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trong ăn uống như:rửa tay –lau mặt trước và sau khi ăn,ăn hết suất,ăn không làm rơi vãi,ăn chậm nhai kỹ

                                 Hình TTVS

 

 

 

 

 

 

IV/ KẾT QUẢ:

Sau khi tìm ra các biện pháp trên và tôi đã áp dụng vào nhóm tôi phụ trách trong năm học 2010-2011 cho thấy:thời gian đầu mới nhận cháu vào nhóm,do cháu lạ lớp ,lạ cô,lạ môi trường sống và sinh hoạt nên trẻ khóc nhiều,ăn ít ,không chịu ăn đã ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trẻ,một số trẻ đã sụt cân,không tăng cân.Tôi luôn gần gũi,quan tâm,yêu thương trẻ tạo cho trẻ có cảm giác an toàn khi đến lớp và tôi đã áp dụng các biện pháp mà tôi đã tích lũy và rút kinh nghiêm vào trong nhóm,thường xuyên khuyến khích tạo không khí vui tươi trước giờ ăn động viên trẻ ăn hết suất.Từ đó cháu đã thích nghi với môi trường rất nhanh,một số cháu tăng cân.Tỷ lệ suy dinh dưỡng đầu năm ở thể nặng và thấp còi đến nay đã xóa hết ,còn một số cháu chậm tăng cân thì nay cũng đã tăng cân hàng tháng.Các cháu thích đi học và ăn uống đều đặn hơn nhờ vào cách chế biến thức ăn thay đổi của các cô cấp dưỡng trong nhà trường

Thông qua các hội thi ,các hình thức tuyên truyền bản tin.Mà phụ huynh đã nắm được kiến thức nuôi con theo khoa học ,giúp cho phụ huynh biết cách chế biến thức ăn cho trẻ tại nhà và biết tạo được không khí vui vẻ trước bữa ăn,giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn hết suất của mình

Còn bản thân tôi cũng luôn ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của người giáo viên cũng rất quan trọng nên tôi luôn lắng nghe ý kiến các bạn đồng nghiệp,phụ huynh và những người đi trước để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.Để tổ chức tốt các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ độ tuổi 19-24 tháng

V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Muốn đạt được kết quả cao trong công tác của mình thì người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng,sẵn lòng nhiệt tình ,yêu nghề ,mến trẻ,luôn năng nổ trong công tác,thích tìm tòi,khám phá,sáng tạo trong chuyên môn.Ở mọi lúc mọi nơi trong mọi tình huống cần xử lý đúng,nhanh gọn

Khi thiết kế bài dạy cần nghiên cứu kỹ đề tài để lồng ghép các chuyên đề vào tiết học của trẻ một cách nhẹ nhàng,thoải mái,hiệu quả

Phối hợp tốt giữa gia đình –nhà trường nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc –giáo dục trẻ

Đối với phụ huynh và học sinh phải vui vẻ,khéo léo,nhiệt tình,kiên trì

Tổ chức tốt các bữa ăn ở nhà trường và gia đình

Luôn biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến hay từ các đồng nghiệp,cấp trên,phụ huynh

Để tạo lòng tin đối với các phụ huynh thì giáo viên phải nuôi dưỡng-chăm sóc trẻ cho tốt

Với tinh thần yêu nghề,mến trẻ và lòng say mê nhiệt tình trong công tác đã giúp tôi hoàn thành biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ lứa tuổi từ 19-24 tháng

 

                                                                Ngày 17/11/2010

Người viết

 

 

 

 

Dương thị xuyên

 

 

 

 

XÉT DUYỆT CỦA TỔ

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

 

 

XÉT DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

nguon VI OLET