Một số Biện pháp nâng cao CL dạy và học môn Tin học trong trường TH Trần Văn Tất

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

MÔN TIN HỌC TRONG TRƯỜNG TH TRẦN VĂN TẤT

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Bất kỳ môn học nào cũng vậy, trang bị đầy đủ cho học sinh về chuẩn kiến thức, kỹ năng luôn được các giáo viên đặt biệt quan tâm. Đối với môn Tin học là một bộ môn khá mới mẽ cho học sinh tiểu học vì vậy việc hoàn thiện cho học sinh về chuẩn kiến thức kỹ năng cũng là điều kiện tiên quyết trong việc giảng dạy bộ môn Tin học cho học sinh trong nhà trường. Để giúp học sinh nắm được chuẩn kiến thức, kỹ năng tốt thì người giáo viên cần phải có những biện pháp nhầm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong nhà trường.

- Việc giảng dạy môn Tin học cũng giống như các môn chuyên khác trong nhà trường luôn luôn được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn để khắc phục những sai lầm, thiếu sót của giáo viên. Tuy nhiên các buổi học trên lớp và các buổi trong phòng thực hành Tin học vẫn còn bộc lộ nhiều thiều sót trong quá trình giảng dạy. nhiều buổi học chất lượng còn chưa cao, chưa đạt kết quả như mong muốn của giáo viên bộ môn. Vì vậy cần phải có những biện pháp nhầm nâng cao chất lượng giảng dạy và học môn Tin học là điều rất cần thiết nhầm đem lại hiệu quả cao về chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh, ngoài ra một số biện pháp đưa ra sau đây còn đánh giá được 03 lĩnh vực của chuẩn nghề nghiệp của giáo viên dạy bộ môn Tin học trong các trường Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Trần n Tất nói riêng.

- Thay đổi được tư duy của giáo viên trong việc giảng dạy môn Tin học. Mặc dù môn Tin học là môn tự chọn đối với học sinh Tiểu học hiện nay, nhưng tầm quan trong của bộ môn Tin học là rất lớn đối với học sinh Tiểu học vì nó giúp các em học sinh trong nhà trường có thể tiếp cận đến các kiến thức mới thông qua việc sử dụng Internet trên máy vi tính. Vì vậy giáo viên dạy môn Tin học cần phải đặc biệt quan tâm nhiều đến chất lượng giáo dục môn Tin học.

- Điểm mới của SKKN không những cải thiện được chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh mà còn đánh giá được lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, lĩnh vực kiến thức, lĩnh vực kỹ năng sư phạm của giáo viên dạy Tin học.

Phần II. NỘI DUNG

  1.   THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC TẠI TRƯỜNG TH TRẦN VĂN TẤT.
    1. Thuận lợi.

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện, lãnh đạo Sở GD – ĐT Bạc Liêu, Phòng GD – ĐT Hồng Dân đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường nhầm phát huy tối đa tiềm lực đối với bộ môn Tin học tại nhà trường.

- Cơ sở vật chất trong nhà trường đầy đủ để tiếp tục phát triển trong sự nghiệp giáo dục tại nhà trường. Năm học 2014-2015 trường TH Trần Văn Tất nhận được phòng máy vi tính từ các cấp lãnh đạo nhầm phục vụ cho công việc giảng dạy cho môn Tin học và các hoạt động giáo dục khác như thi Toán qua mạng, thi Tiếng anh qua mạng … được tốt hơn.

- Các em học sinh trong nhà trường ngoan hiền, lễ phép, dễ dạy bảo, đặc biệt là các em luôn luôn đam mê và hứng thú trong quá trình học tập đối với môn Tin học.

- Giáo viên trẻ nhiệt tình trong công tác giảng dạy, năng động trong việc tiếp thu cũng như tìm tòi những kiến thức mới để kịp thời đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

b. Khó khăn

- Trường TH Trần n Tất cách trung tâm huyện khoảng 10 km, tuy việc đi lại không còn khó khăn như trước nhưng quá trình tiếp cận máy tính đối với học sinh rất hạn chế. Các học sinh trong trường đặc biệt là điểm trung tâm hầu hết là chưa biết hoặc là chưa thấy được chiếc máy tính ra sao. Chỉ một số nhỏ là con em giáo viên mới được tiếp cận nhưng vẫn còn rất hạn chế.

-  Đặc thù môn Tin học là bộ môn sử dụng rất nhiều từ tiếng anh, mặc khác do nhà trường cũng mới áp dụng dạy tiếng anh đối với các khối lớp 3, 4, 5 vì vậy việc truyền đạt kiến thức của giáo viên đến việc học tập, tiếp thu kiến thức của học sinh gặp rất nhiều khó khăn.

- Giáo viên dạy Tin học mới ra trường còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy. còn thụ động trong quá trình quản lý lớp.

- Học sinh ở những điểm lẻ (điểm Cầu Đỏ) khi học môn Tin học cũng còn rất nhiều trở ngại đặc biệt là không có phòng vi tính cho các em thực hành, việc đi lại giữa điểm lẻ và trung tâm còn khá xa nên chất lượng dạy bộ môn Tin học ở các điểm lẻ còn hạn chế.

- Số lượng học sinh nhiều, số máy vi tính thì hạn chế nhà trường có 19 máy phục vụ cho việc giảng, dạy. thông thường 01 máy có 02 học sinh.

- Học sinh trong 01 lớp giữa học sinh với nhau luôn có sự chênh lệch cao về khả năng tư duy, kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất.

  1. BIỆN PHÁP NHẦM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIN HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG.
  1. Biện pháp 1.

* Mục tiêu.

- Nâng cao chất lượng giáo án trên từng lớp nhầm phù hợp với kiến thức đối với từng năng lực của học sinh trong nhà trường.

* Nội dung.

- Môn Tin học cũng như các môn học khác giáo viên cần phải luôn luôn thay đổi cách soạn giảng để tương thích với kiến thức học sinh trong nhà trường để học sinh dễ tiếp thu hơn.

- Trong giáo án luôn thể hiện sự phân hóa cho học sinh trong một lớp.

* Cách thực hiện.

Đối với GV Tin học:

- Cần nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm. năng cao khả năng tụ học, tự bồi dưỡng

- Nắm được nội dung chính của bài. giúp học sinh ghi ít, hiểu nhiều từ đó áp dụng thực hành trên máy dễ dàng hơn.

- Kịp thời cập nhận các kiến thức mới vào bài soạn, lượt bỏ những kiến thức lỗi thời không phú hợp trên máy tính hiện nay (Sử dụng Windows 8).

+ Trong tin học lớp 3 phần vẽ công cụ tự do của chương trình vẽ Paint đã bị loại bỏ (bài 4 trang 66)

+ Trong tin học lớp 4 phần sữ dụng biểu tượng trong suốt công cụ cọ vẽ của chương trình vẽ Paint đã bị loại bỏ (bài 3 trang 25 và bài 5 trang 32)

Đối với Ban giám hiệu nhà trường.

- Nhận xét, giúp đỡ các giáo án còn chưa đạt yêu cầu trong quá trình giảng dạy như: kiến thức, cách trình bày, đặc biệt là các hoạt động trong quá trình giảng dạy…

  1. Biện pháp 2.

* Mục tiêu.

- Phải có sự phối hợp chặc chẽ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tin học.

* Nội dung.

- Đây là điều rất cần thiết để đánh giá tổng quan được học sinh trong một lớp học. giáo viên dạy Tin học cần nắm được chuẩn kiến thức kỹ năng của từng học sinh trên lớp để kịp thời phối hợp với giáo viên chủ nhiệm hay Ban giám hiệu nhà trường để khắc phục những tình trạng còn hạn chế của học sinh ở lớp.

* Cách thực hiện.

- Nắm rõ chuẩn kiến thức kỹ năng của học sinh học môn Tin học. sau đó ghi vào sổ theo dõi chất lượng hàng tháng, đánh giá được tất cả các khía cạnh của học sinh như: Năng lực, phẩm chất, kiến thức, kỹ năng.

- Nên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm bằng cách cho giáo viên nắm được sổ theo dõi chất lượng của giáo viên Tin học từ đó có hướng rèn luyện thêm những em học yếu và phát huy thế mạnh của những em có thành tích tốt trong học tập.

- Ban giám hiệu nhà trường duyệt sổ theo dõi chất lượng đột xuất và thường xuyên đối giáo viên Tin học. Nắm bắt được quá trình phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tin học từ đó có hướng chỉ đạo thực hiện công việc tốt hơn.

  1. Biện pháp 3.

* Mục tiêu.

- Rèn kỹ năng cơ bản cho học sinh trong khi thực hành.

* Nội dung.

- Tin học là môn học gắn liền với máy vi tính. Nếu học sinh có giỏi lý thuyết, hiểu hết bài giảng của giáo viên nhưng thực hành yếu thì vẫn chưa thực sự đạt được kiến thức, kỹ năng đối với môn Tin học. Vì vậy việc giúp học sinh rèn kỹ năng cơ bản như cách sử dụng chuột, cách gõ bàn phím bằng 10 ngón tay… là rất quan trọng tránh trường hợp dạy và học “chay” không hình thành được kỹ năng cho học sinh sau này.

* Cách thực hiện.

Đối với học sinh:

- Cần mạnh dạn, không rụt rè khi thực hành. Do các em học sinh trong nhà trường mới bước đầu tiếp cận với máy vi tính nên còn thiếu tự tin, không dám sử dụng máy vi tính.

- Cần chăm chỉ hơn không những ở trên lớp học mà còn phải chăm chỉ khi ở nhà. Nếu học sinh không có máy thì nên đọc sách trước còn nếu nhà học sinh có máy thì nên thực hành nhiều để tự tin trong khi thực hành.

Đối với giáo viên.

- Giúp học sinh nắm được các kỹ năng thực hành trên lớp bằng lý thuyết, từ đó giúp học sinh mạnh dạn hơn khi thực hành.

- Phát hiện và bồi dưỡng những em học sinh có khả năng thực hành tốt trên máy vi tính. Nhận xét, giúp đỡ những bạn còn yếu kém trong khi thực hành.

  1. Biện pháp 4.

* Mục tiêu.

- Thường xuyên dự giờ thăm lớp đối với các giáo viên chuyên nói chung và giáo viên Tin học nói riêng.

* Nội dung.

- Giúp Ban giám hiệu nhà trường cũng như các giáo viên dự giờ nắm được kỹ năng sư phạm và chất lượng tiết dạy của giáo viên dạy Tin học từ đó có hướng giúp đỡ.

* Cách thực hiện.

- Thường xuyên dự giờ đột xuất đối với các giáo viên Tin học để các buổi học của giáo viên Tin học có nhiều áp lực hơn. Từ những áp lực của việc dự giờ đột xuất giáo viên có thể nâng cao chất lượng soạn giảng, đồ dung dạy học đặc biệt là chất lượng tiết dạy luôn đạt hiệu quả cao nhất.

- Giáo viên Tin học cũng phải dự giờ nhiều tiết dạy của các giáo viên khác để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý lớp, kỹ năng sư phạm của các giáo viên chủ nhiệm hoặc các giáo viên chuyên khác.

  1. Biện pháp 5.

* Mục tiêu.

- Nâng cao nhận thức, tư duy đối với giáo viên Tin học nhầm đạt chất lượng tốt nhất.

* Nội dung.

- Luôn quán triệt tư tưởng nhận thức về quá trình tự học hỏi, tự rút kinh nghiệm sau những tiết dự giờ, những tiết dạy chưa phát huy hết được chất lượng…

* Cách thực hiện.

Đối với giáo viên Tin học:

- Cần phải ghi nhận những lời nhận xét, rút kinh nghiệm của Ban giám hiệu cũng như giáo viên khác. Không nên xem những lời nhận xét, rút kinh nghiệm là những lời phê bình mà xem đó là những đóng gớp để giúp quá trình trồng người của giáo viên được hoàn thiện hơn. Nên có những áp dụng thực tế những lời nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm vào những tiết dạy sau để thấy được chất lượng tiết dạy được nâng cao hơn.

- Tự rút kinh nghiệm trong tiết dạy của mình. Luôn nhận thức được những lỗi về kỹ năng sư phạm hoặc là kiến thức của giáo viên Tin học từ đó luôn trao dồi tự học hỏi để nâng cao chuyên môn và kỹ năng sư phạm.

Đối với Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên khác.

- Luôn nhận xét một cách nhiệt tình không vì sợ “đồng nghiệp buồn lòng” mà không dám nhậm xét thẳng thắng. cố gắn giúp đỡ giáo viên để đạt tiết dạy chất lượng nhất, đặc biệt là nhận xét kỹ năng sư phạm của giáo viên.

  1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM.

- Cần có nhiều hơn các biện pháp để phát huy tốt hơn nữa chất lượng tiết dạy, kỹ năng sư phạm của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục tại nhà trường.

- Các biện pháp điều rất dễ thực hiện và luôn luôn được nhà trường quan tâm, giúp đỡ trong quá trình thực hiện.

- Khi áp dụng tất cả các biện pháp vào trong nhà trường thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên. Đặc biệt là giáo viên Tin học trong trường ngày càng được nâng cao về nghiệp vụ sư phạm cũng như kiến thức trong giảng dạy.

- Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường dự giờ thăm lớp đột xuất.

- Đẩy mạnh hơn việc phối hợp giữa giáo viên Tin học và giáo viên chủ nhiệm.

- Giáo án của giáo viên Tin học cần phát huy hơn tính tích cực của thầy và trò trong các hoạt động giảng dạy. đẩy mạnh hơn việc dạy học phân hóa và loại bỏ phần bài học không phù hợp với máy tính hiện nay.

  1. ỨNG DỤNG TRONG NHÀ TRƯỜNG.

- Các biện pháp trên được trường TH Trần Văn Tất áp dụng vào tình hình thực tế tại nhà trường. nhưng hiệu quả của việc thực hiện còn chưa được cao do kỹ năng sư phạm của giáo viên Tin học còn hạn chế. Phối hợp giữa giáo viên Tin học và giáo viên chủ nhiệm còn chưa chặt chẽ. Số tiết dự giờ thăm lớp đối với giáo viên Tin học còn hạn chế.

- Năm học 2014-2015 trường TH Trần Văn Tất mới bước đầu áp dụng môn Tin học vào các khối lớp 3, 4, 5, tại điểm trung tâm. Nhưng bước đầu cũng đạt hiệu quả đối với kết quả học sinh tại nhà trường. Năm học 2015-2016 số lượng học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tin học giảm mạnh so với năm học 2014-2015.

So sánh kết quả học tập môn Tin học của học sinh điểm trung tâm ở học kì I năm học 2014-2015 và năm học 2015-2016

Lớp

Năm học

Sĩ số

Đạt

Chưa đạt

3A

2014-2015

35

28

7

4A

32

22

10

5A

30

26

4

3A

2015-2016

25

24

1

4A

20

18

2

5A

26

25

1

Phần III. KẾT LUẬN

  1. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI.

- Trường TH Trần Văn Tất luôn luôn ứng dụng các biện pháp trên trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

- Nên nhân rộng các biện pháp không những đối với giáo viên tin học mà có thể là tất cả giáo viên chuyên khác cũng như giáo viên đứng lớp tại trường Tiểu học Trần Văn Tất nhầm đạt hiệu quả cao nhất.

- Những biện pháp được đưa ra thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp với mỗi giáo viên chuyên trong nhà trường.

  1. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT.

- Đối với ban giám hiệu nhà trường: Quan tâm, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục đối với tất cả các môn chuyên. Luôn dự giờ, thăm lớp đột xuất để đánh giá năng lực, kỹ năng sư phạm của giáo viên từ đó có những phương hướng chỉ đạo phú hợp với thực tế nhà trường.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm: luôn đóng gớp ý kiến trực tiếp với giáo viên chuyên, mạnh dạn phê bình những điểm chưa làm được của giáo viên chuyên nhầm mục đích xữ lý kịp thời những sai lầm trong quá trình lên lớp của giáo viên chuyên nói chung cũng như giáo viên Tin học nói riêng.

- Đối với giáo viên: Tích cực học tập, tự bồi dưỡng; biết ghi chép tiếp thu những vướng mắc những điều chưa hiểu rõ; trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường. Thực hiện việc soạn giảng sáng tạo, linh hoạt nhầm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

  Vĩnh Lộc, ngày 29 tháng 03 năm 2016

  TÁC GIẢ

 

 

 

 

  Nông Văn Đá

 

Tác giả: Nông Văn Đá         Trang 1

nguon VI OLET