MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang 2

1. Lí do chọn đề tài
Trang 2

2. Mục đích nghiên cứu
Trang 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 3

4. Thời gian nghiên cứu
Trang 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trang 3

1. Cơ sở lí luận
Trang 3

2. Thực trạng của vấn đề
Trang 7

3. Các biện pháp tiến hành
Trang 9

Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ bản thân
Trang 9

Biện pháp 2: Sưu tầm, lựa chọn các bài hát phù hợp vơi trẻ
Trang 10

Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức, tạo hứng thú cho trẻ
Trang 11

Biện pháp 4: Xây dựng môi trường
Trang 18

Biện pháp 5: Sáng tác động tác múa
Trang 24

Biện pháp 6: Phát triển vận động múa qua các ngày hội, ngày lễ và các hội thi
Trang 35

Biện pháp 7: Tuyên truyền, kết hợp cùng phụ huynh
Trang 39

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Trang 40

PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
Trang 40

1. Ý nghĩa của vấn đề
Trang 40

2. Bài học kinh nghiệm
Trang 41

3. Ý kiến đề xuất
Trang 41

PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 42






















PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
“Nghệ thuật múa là loại hình nghệ thuật đặc thù”, phương tiện thể hiện chính là con người, ngôn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, cùng với sự chuyển động, hoạt động có tính lôgic, có thể chuyển tải nộidung, một tư tưởng phản ánh một sự việc, một sự kiện, một tình cảm nào đó.
Nghệ thuật múa đối với trẻ thơ là cả một thế giới kỳ diệu đầy màu sắc. Múa thu hút trẻ bằng chính sự hấp dẫn của bản thân nó. Thông qua các hình tượng múa, các động tác múa, trẻ khám phá được sự bí ẩn của cuộc sống xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng cũng hết sức tinh tế. Khi tiếp cận với nghệ thuật múa trẻ như thấy mình bay vào thế giới rộng lớn của con người với bao điều mới lạ, hấp dẫn.
Nghệ thuật múa có một sức hút kỳ lạ với trẻ mẫu giáo. Đặc biệt, ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé (3-4 tuổi) có khả năng chú ý có chủ định, khả năng tái tạo và sáng tạo đang dần phát triển thì múa càng hấp dẫn trẻ hơn. Trẻ lứa tuổi này đã bắt đầu biết thể hiện tình cảm qua các động tác cụ thể, trẻ biết phối hợp giữa chân và tay, đầu, mình một cách nhịp nhàng.
Múa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật múa là bức “điêu khắc sống” để làm cho một bức điêu khắc múa, ở múa chính là con người thể hiện gây ấn tượng sâu sắc tới những người thưởng thức. Nó mang trong mình về màu sắc, về đạo đức thẩm mỹ vui chơi giải trí, nó có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động.
Dạy múa cho trẻ ở mầm non sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, làm giàu đẹp đời sống tinh thần như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng trẻ thơ. Khi trẻ chập chững vào đời, vào trường học đầu tiên- trường học mầm non dạy trẻ những điệu múa để hình thành phát triển nhân cách và khả năng linh hoạt của cơ thể.
Hơn thế nữa, múa còn giúp trẻ nhận biết cái đẹp, tự tin và làm chủ cơ thể, làm đẹp cho mình, giảm bớt sự căng thẳng của cơ thể. Cơ thể thoải mái là cơ sở, điều kiện giúp trẻ khôn lớn và trưởng thành sau này có dáng vóc đẹp và khoẻ mạnh.
Nếu như đơn giản là những vận động theo nhạc hay động tác nhún chân, cuộn cổ tay, nghiêng người theo nhạc, theo lời bài hát. Không có sự phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển và lôgic giữa tay- chân- mặt. Giữa động tác với lời ca, nhịp điệu bài hát. Có nghĩa là chưa ý thức được đây là múa, mặt khác chưa tổ chức cho trẻ múa tập thể còn rất hạn chế. Chỉ có một số trẻ được tham gia múa trong các ngày lễ hội và trẻ đó thường có năng khiếu về múa, hơn các trẻ khác. Và trẻ thường không có kiến thức về các động tác cơ bản về múa.
Bên cạnh đó trình độ và khả năng hướng dẫn múa của giáo viên còn nhiều
nguon VI OLET