SKKN
Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh qua PPDH giải quyết vấn đề môn Địa Lý 9



Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trong dạy học, việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tự tìm tòi phát hiện kiến thức nhằm phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh chính là một trong những mục tiêu của dạy học tích cực và lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học giải quyết vấn đề là dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của phương pháp này là tạo nên một chuỗi những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề đó. Nhờ vậy, nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học.
Dạy học theo cách giải quyết vấn đề giúp học sinh liên hệ và sử dụng những tri thức đã có trong việc tiếp thu tri thức mới cũng như tạo được mối liên hệ giữa những tri thức khác. Thông qua đó học sinh có thể giải thích được các sự sai khác giữa lý thuyết và thực tiễn, những mâu thuẫn nhận thức được tìm thấy trong quá trình học tập.
Dạy học giải quyết vấn đề giúp học sinh thấy rõ trách nhiệm về việc học tập của bản thân, phát triển được các kĩ năng viết và kĩ năng diễn đạt, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, phát triển năng lực giao tiếp xã hội. Sự tham gia tích cực của học sinh trong quá trình học tập làm tăng cường niềm vui và khả năng của bản thân đối với việc lĩnh hội kiến thức nên làm tăng cường động cơ học tập.
Đặc trưng cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là “Tình huống có vấn đề” hoặc “Tình huống học tập”. Qua thực tế giảng dạy cho thấy: Tư duy của học sinh chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề, tức là ở đâu không có vấn đề thì ở đó không có tư duy. Tình huống có vấn đề luôn luôn chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ. Do đó, kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết tình huống có vấn đề sẽ là tiếp thu tri thức mới, nhận thức mới hoặc phương pháp hành động mới.
Dạy học giải quyết vấn đề phải dựa trên các yếu tố sau:
- Nhu cầu nhận thức hoặc hành động của học sinh.
- Có sự kiếm tìm những tri thức và phương thức hành động chưa biết.
- Khả năng trí tuệ của học sinh thể hiện ở kinh nghiệm và năng lực. Nó xuất hiện nhờ tính tích cực nghiên cứu của chính học sinh.
Đối với dạy học ở lớp 9 nói chung và ở môn Địa lý lớp 9 nói riêng việc dạy học để rèn luyện tính tích cực, tự lập của học sinh là hết sức cần thiết, góp phần hình thành ý thức tự giác học tập, say mê với bộ môn và nâng cao chất lượng dạy học. Chính vì vậy, bản thân tôi trong quá trình dạy học đã thấy được việc rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học tạo tình huống có vấn đề là không thể thiếu trong các khâu lên lớp và tôi đã chọn chủ đề này để thử nghiệm trong quá trình dạy học, bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Vì thế, tôi đã mạnh dạn viết thành đề tài này để áp dụng cho các năm học sau của bản thân và đồng nghiệp của trường THCS Bách Quang.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm giúp cho học sinh có những kĩ năng cơ bản về việc giải quyết các tình huống có vấn đề trong môn học Địa lí. Từ đó tạo cho các em có lòng say mê, tìm tòi và khám phá những chân trời tri thức mới. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn cũng như chất lượng chung trong nhà trường. Tạo đà cho các em có khả năng lĩnh hội những kiến thức cao hơn ở bậc THPH.
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Quy mô: Rèn luyện tính tích cực học tập của học sinh quan phương pháp dạy học giải quyết có vấn đề cho học sinh lớp 9.
Không gian: Học sinh lớp 9 trường THCS Bách Quang- TX Sông Công- Tỉnh Thái Nguyên.
Thời gian: Năm học 2011- 2012.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Xây dựng tình huống có vấn đề trong một số bài học môn học Địa lí 9.
Các giải pháp giải quyết các tình huống có vấn đề.
Những kinh nghiệm giảng dạy nội dung phần này của bản thân.
5. Phương pháp nghiên
nguon VI OLET