PHÒNG GD&ĐT NHƯ THANH            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       TRƯỜNG THCS HẢI VÂN                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

          Số:24/ BC -THCS HV                            Hải Vân, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

                                       BÁO CÁO

   KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HỌC KỲ I

                            Năm học: 2015-2016

 

Thực hiện công văn số Số: 520/PGDĐT-GDTrH, ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Phòng giáo dục và Đào tạo về việc h­ướng dẫn báo cáo Sơ kết học kỳ I năm học 2015-2016, trường THCS Hải Vân báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2015-2016 như sau:

Phần 1. Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ học kỳ I năm học 2015-2016:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo Huyện, Phòng GD&ĐT và sự quan tâm của chính quyền địa phương trong công việc thực hiện nhiệm vụ năm học, tạo điều kiện cho mọi hoạt động dạy và học của nhà trường đi vào nề nếp.

- Đội ngũ giáo viên có ở tất cả các bộ môn và có trình độ chuẩn trở lên. Có nhiều giáo viên dạy lâu năm, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm học.

      2. Khó khăn:  

       - Cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy như: Phòng thí hóa nghiệm, phòng học bộ môn, sân chơi bãi tập cho học sinh không có...; và phần nào việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường còn gặp khó khăn.

      - Chất lượng học sinh không đồng đều, tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn cao ở học kỳ I năm học 2015-2016, còn nhiều học sinh ý thức học tập chưa cao, không học bài cũ và làm bài tập ở nhà...

Phần 2. Kết quả đạt được:

1. Công tác triển khai thực hiện Chỉ thị, Quyết định của Bộ GD&ĐT, của UBND huyện và hướng dẫn của Phòng GD&ĐT:

 - Năm học 2015-2016 nhà trường đã triển khai chương trình hành động, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

          - Thực hiện công văn số 4647/ SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học 2015-2016.

         - Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2015 của Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2015-2016 của GDMN, GDPT và GDTX. Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường thực hiện nhiệm vụ năm học 2015-2016.

       Ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai Chỉ thị, Quyết định đến toàn bộ GV và HS thực hiện có hiệu quả hướng dẫn của Bộ, Sở, Huyện. Đồng thời thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những hành động thiết thực phù hợp với điều kiện địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường. Tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, sáng tạo của học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học sinh, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đặc biệt, năm học 2015-2016 nhà trường thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT theo công văn số 4668/ BGD&ĐT - GDTrH về việc hướng dẫn triển khai mô hình trường học mới Việt Nam cấp THCS từ năm học 2015-2016 và công văn số 4669/ BGD&ĐT - GDTrH về việc hướng dẫn đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới. Nhà trường đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT theo mô hình trường học mới Việt Nam.

2. Công tác tham mưu với chính quyền địa phương.

 - Tham mưu về công tác tăng cường cơ sở vật chất, các giải pháp để phát triển giáo dục.

       - Trước khi vào năm học mới tham mưu với chính quyền địa phương tu sửa cở sở vật chất như: Hệ thống điện, bàn ghế, cửa, nền nhà...để đảm bảo điều kiện vào năm học mới. Tham mưu để xây dựng CSVC đảm bảo chuẩn quốc gia trong năm 2016.

 - Công tác phối kết, hợp với các ngành, đoàn thể, phụ huynh học sinh...

 - Phối hợp với UBND, Hội khuyến học, ban văn hóa xã, phụ huynh học sinh để làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, vận động học sinh nghỉ học ra lớp; phối hợp với ban đại diện hội phụ huynh của lớp, hội phụ huynh nhà trường thông báo kịp thời những bất cập và biểu hiện hành vi của học sinh kịp thời để hội trưởng phụ huynh trao đổi với bậc phụ huynh của học sinh nêu trên khắc phục sửa chữa nên đã hạn chế nhiều biểu hiện chưa tốt trong cuộc sống cũng như trong học tập nên không có học sinh bỏ học và vi phạm khuyết điểm khác trong HKI.

3. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển, quy mô lớp, học sinh của nhà trường.

- Thực hiện theo đúng kế hoạch của UBND Huyện giao từ đầu năm học:

+ Tổng số lớp học: 05 lớp

+ Tổng số học sinh: 159 em

- Khối 6: 02 lớp      Tổng số HS: 43 em

- Khối 7: 01 lớp      Tổng số HS: 37 em

- Khối 8: 01 lớp      Tổng số HS: 42 em

- Khối 9: 01 lớp      Tổng số HS: 37 em

+ Học kỳ I năm học 2015-2016 khôngcó học sinh nào bỏ học.

+ Tuyển sinh đầu cấp đạt tỉ lệ 100%.

4. Đánh giá việc tăng cường các điều kiện đảm bảo cho giáo dục:

- CSVC- Thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

   + Cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện cho học sinh học 01 ca/ngày và ôn tập cho học sinh buổi 2.

  + Thiết bị dạy học: Đảm bảo trang thiết bị dạy học ở các bộ môn

  + Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Nhà trường tham mưu với địa phương và UBND Huyện xây dựng đủ CSVC. Đồng thời, đảm bảo các tiêu chí khác như chất lượng học sinh, giáo viên, thư viện, phòng đọc...để đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên;

  + Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, năng lực đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Chỉ đạo và phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp, chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nâng cao vai trò của GVCN lớp, đồng thời chú trọng đến các tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục cho học sinh.

- Phong trào xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài.

           + Ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội nghị phụ huynh đầu năm để thực hiện, trong đó ngoài nhiệm vụ năm học đã lồng ghép công tác xã hội hóa giáo dục đến từng phụ huynh học sinh, tăng cường bố sung, tu sửa nhỏ CSVC, điều kiện học tập cho HS để HS thực hiện được tốt nhiệm vụ năm học.

 + Công tác khuyến học, khuyến tài: Ngay từ đầu năm nhà trường đã phối kết hợp với hội khuyến học xã xây dựng kế hoạch khuyến học, khuyến tài trong năm học 2015-2016 như: Học sinh đạt HSTT, HSG cấp trường, cấp huyện thưởng bằng tiền khuyến khích các em trong việc học tập và thưởng cho những em trên địa bàn xã thi đỗ vào các trường đại học.

         5. Chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Tỉ lệ phổ cập giáo dục của nhà trường;

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2015: 90,6%

Đánh giá kết quả giáo dục đại trà (xếp loại hạnh kiểm; văn hóa);

I. Hạnh kiểm

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Loại tốt

106

66,7 %

Loại khá

46

28,9 %

Loại TB

07

4,4 %

Loại yếu

0

 

II. Học lực

 

 

Loại Giỏi

04

2,5 %

Loại khá

71

44,7 %

Loại TB

73

45,9 %

Loại yếu

09

5,7 %

Loại kém

02

1,2 %

- Đánh giá công tác giáo dục mũi nhọn.

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, giao cho chuyên môn, đặc biệt là 02 tổ, khối, phân công GV có năng lực, kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi ở các bộ mônlựa chọn học sinh để đưa vào đội tuyển và có kế hoạch ôn luyện.

6. Đánh giá chung.

 - Ưu điểm.

+ Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện đúng tinh thần công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Chủ tịch UBND Tỉnh, Huyện và Phòng GD&ĐT về nhiệm vụ năm học 2015-2016.  

 - Hạn chế.

  + Chất lượng học sinh mũi nhọn trong năm học còn thấp.

  + Tỉ lệ học sinh không học bài cũ và chuẩn bị bài trước khi đến lớp vẫn còn nhiều.

 - Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

  + Phần lớn phụ huynh trên địa bàn xã chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, đồng thời nhiều gia đình học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa, học sinh thường ở với ông bà, cô, gì, chú, bác nên sự quan tâm đến việc học tập của các em còn ít.

 + Công tác mũi nhọn chưa có hiệu quả cao do: Học sinh tuyển vào đầu cấp chất lượng còn thấp đồng thời học sinh có học lực khá, giỏi tuyển ra học trung tâm chất lượng cao của Huyện.

 + Cần có biện pháp, giải pháp động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà. Tăngcường công tác GVCN, GVBM gần gũi với phụ huynh học sinh, động viên cho các em kịp thời có tinh thần học tập ở nhà và có tinh thần phấn đấu trong học tập.

Phần 3. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II

   1. Phương hướng

         Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của cán bộ quản lý nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trường học, năng lực quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục; từ đó để thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng dạy- học giai đoạn 2013- 2020. Chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật. Điều chỉnh nội dung kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, nhà trường và khả năng của học sinh

 Tích cực triển khai Kế hoạch hành động của ngành giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vân động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của CBQL, GV, NV và học sinh nhà trường.

          Tiếp tục đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, đặc biệt đối với học sinh học theo mô hình trường học mới; đảm bảo trung thực, khách quan; phối hợp kết quả đánh giá trong quá trình học tập với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của giáo viên với tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và xã hội.

 Tiếp tục tập trung đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hoá các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học.  

2. Nhiệm vụ và giải pháp

   2.1. Nhiệm vụ:

   - Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

  Triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương 8 khóa XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế"; tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn 2013-2020; thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vân động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương, gắn với việc đổi mới công tác quản lí, đổi mới phương pháp dạy học; đẩy mạnh thực hiện các tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.

   - Điều chỉnh kế hoạch phát triển của nhà trường theo đúng chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên trong việc đổi mới sinh hoạt tổ, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới PPDH...theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học.

       - Tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, theo dõi uốn nắn học sinh có nguy cơ bỏ học để phối hợp ngăn chặn học sinh bỏ học; Phối hợp với Hội khuyến học, chính quyền, tổ chức ban ngành đoàn thể địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động học sinh bỏ học ra lớp kịp thời; nhà trường, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh phối hợp hỗ trợ giúp đỡ học sinh khó khăn có xu hướng bỏ học.

  2.2. Giải pháp:

          - Giải pháp về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

            + Giải pháp về đội ngũ nhà giáo: Thực hiện nghiêm túc chương trình các môn học theo quy chế chuyên môn, quy định của ngành, thời khóa biểu, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng; sử dụng tốt đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.

         Sinh hoạt chuyên môn, tập huấn chuyên đề có chất lượng, hiệu quả. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, gắn với đổi mới kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

         Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm quản lý, dạy học; thực hiện tốt quy trình đăng ký, thẩm định đề tài. Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy - học; đặc biệt là thực hiện mô hình trường học mới áp dụng từ năm học 2015-2016.

        + Giải pháp về quản lý giáo dục: xây dựng kế hoạch, nội dung nhiệm vụ, biện pháp cụ thể cho từng mặt công tác. Tăng cường kiểm tra nội bộ trường học bằng nhiều hình thức. Chú trọng tự kiểm tra tập trung vào các nội dung: Bài soạn, sử dụng đồ dùng thiết bị, đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách. Phát hiện kịp thời những sai sót cần khắc phục, xử lý, đề nghị xử lý nghiêm khắc các biểu hiện vi phạm pháp luật, đạo đức, quy chế chuyên môn để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và giữ vững kỷ cương nề nếp trong nhà trường .

         Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

        - Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy, học.

Tiếp tục triển khai thông tư 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia; tham mưu với cấp ủy,chính quyền địa phương quy hoạch xây dựng và từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn về CSVC, trang thiết bị dạy học, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt-học tốt; đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường mua sắm bổ sung sách, trang thiết bị, ĐDDH theo hướng chuẩn quốc gia.

        - Giải pháp các nguồn lực, về XHH giáo dục.

        Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục tập trung mọi nguồn lực trong xã hội phục vụ phát triển giáo dục nhà trường. Nhà trường và các tổ chức đoàn thể luôn phát huy tinh thần dân chủ, mọi chính sách chủ trương của nhà nước đều được công khai, các hoạt động ở nhà trường được triểnkhai bàn bạc dân chủ tới CBGV, luôn lắng nghe ý kiến quần chúng; giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh tạo mối đoàn kết, đồng thuận trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

  - Giải pháp về chỉ đạo nâng cao chất l­ượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục toàn diện; nâng tỷ lệ học sinh đậu vào lớp 10:

          + Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và chất lượng giáo dục đại trà.

 + Bố trí giáo viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và có kinh nghiệm trong việc ôn luyện học sinh.

 + Xây dựng kế hoạch ôn thi vào lớp 10, trong quá trình thực hiện tổ chức thi khảo sát để làm căn cứ đánh giá và có biện pháp và kế hoạch dạy sao cho phù hợp.

  - Giải pháp về thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học.

        + Thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT và các quy định khác của ngành, của phòng GD. Công việc cụ thể: Dạy đúng, dạy đủ các tiết theo PPCT, không cắt xén, dồn tiết, chương trình đúng với thời gian quy định trong năm (HKI thực hiện 19 tuần, HKII thực hiện 18 tuần theo đúng thời gian quy định).

        + Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trọng tâm của năm học.

        + Nhà trường tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuyên môn.

        + Nâng cao hiệu quả thực hiện đổi mới, kiểm tra đánh giá thúc đẩy, đổi mới phương pháp dạy học. Trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng chuẩn kiến thức chương trình phổ thông.

        + Bồi dưỡng đội ngũ GV, cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện HS, nâng dần tỹ lệ HS khá, giỏi và chất lượng đại trà.

       + Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

         + Tổ, khối dự giờ thao giảng, xây dựng giờ dạy (đặc biệt là chương trình dạy học theo mô hình trường học mới ở lớp 6).

      - Giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém:

          + Có phương pháp cụ thể để từng bước nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh yếu kém xuống dưới 7%.

          + Kết hợp với phụ huynh học sinh tăng cường đôn đốc, nhắc nhở học sinh làm bài và học bài ở nhà, tự giác trong học tập.

         + Tập trung phụ đạo 2 môn Ngữ văn và Toán. Các môn khác giao cho GV bộ môn phụ đạo, cuối kì báo cáo kết quả. Học sinh yếu kém giảm so với chỉ tiêu đề ra.

         + Nhà trường kết hợp với địa phương và các tổ chức xã hội khác làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, động viên HS nghỉ học nhiều ra lớp, giảm thiểu tỉ lệ học sinh bỏ học .

          + Thực hiện xã hội hóa giáo dục trong việc huy động các nguồn lực nhằm chăm lo xây dựng, phát triển nhà trường,

       - Các giải pháp để khắc phục những tồn tại và yếu kém trong HK I

          + Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương, hội cha mẹ HS và các tổ chức khác nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa GD, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.

          + BGH Nhà trường cùng với CBGV-NV đoàn kết cùng thực hiện tốt nhiệm vụ HKII và cả năm học 2015-2016.

      Phần 4. Kiến nghị, đề xuất:

Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu với UBND Huyện bố sung kinh phí phục vụ cho công tác giảng dạy mô hình " Trường học mới" của nhà trường.  

     Nơi nhận:

     - Phòng GD&ĐT;

     - Đảng ủy, UBND Xã ;

     - Lưu:VT.

      HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

        Đinh Văn Nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU MẪU BÁO CÁO

(Kèm theo công văn số: 520/PGDĐT-KHTH ngày 21/12/2015 của Phòng GD& ĐT).

       1. Thực hiện kế hoạch phát triển của nhà trường                                      

Trường

Lớp

Học sinh

HS nữ

H.sinh

Dân tộc

Số học sinh bỏ học trong học kỳ I

Tổng số

So với năm hc trước Tăng,  giảm)

Trường THCS Hải Vân

5

159

+6

84

36

0

  2. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Trường

Tổng số CB, GV, NV

Nữ

Đảng viên

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Ng­ười

dân tộc

Thừa

 

Thiếu

SL

Tỷ

lệ

SL

Tỷ lệ

Số lượng

Ngoài biên chế

THCS Hải Vân

24

4

14

9

24

100%

16

66,7%

5

6

0

 

  3. Xây dựng cơ sở vật chất trư­ờng, lớp học.   

Phòng học

Số lượng

Tỉ lệ %

Ghi chú

Cao tầng

1

100%

 

Kiên cố

0

 

 

Cấp 4

0

 

 

Tạm

0

 

 

Cộng

1

 

 

            4. Kết quả chăm sóc, nuôi d­ưỡng GDMN (bậc MN).

TT

Độ tuổi

Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Kết quả giáo dục

Kết quả cân nặng

Kết quả đo chiều cao

TS  trẻ

Kênh bình thường

Kênh suy  DD dưới       ( - 2 và -3)

Kênh cao hơn tuổi (+2  và +3)

TS trẻ

Kênh bình thường

Kênh thấp còi

Kênh cao hơn tuổi

TS trẻ

 

 

Số trẻ học 2 buổi/ ngày

Tỷ lệ

Số trẻ

TL

Số trẻ

TL

Số trẻ

TL

Số trẻ

TL

Số trẻ

TL

Số trẻ

TL

1

Nhà trẻ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Mẫu giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         5. Kết quả chất giáo dục bậc THCS, học kỳ I năm học 2015-2016

I. Hạnh kiểm

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Tăng (+) Giảm (-) so với cùng kỳ năm trước

Loại tốt

106

66,7 %

+10

Loại khá

46

28,9 %

-10

Loại TB

07

4,4 %

+5

Loại yếu

0

 

 

II. Học lực

 

 

 

Loại Giỏi

04

2,5 %

0

Loại khá

71

44,7 %

+28

Loại TB

73

45,9 %

-5

Loại yếu

09

5,7 %

-20

Loại kém

02

1,2 %

+2

1

 


6. BÁO CÁO SỐ LIỆU VỀ XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC

HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016 

 

I. Chất lượng GD

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Tỉ lệ chung

 

Tổng số HS

Số hoàn thành

Tỉ lệ

Tổng số HS

Số hoàn thành

Tỉ lệ

Tổng số HS

Số hoàn thành

Tỉ lệ

Tổng số HS

Số hoàn thành

Tỉ lệ

Tổng số HS

Số hoàn thành

Tỉ lệ

Tổng số HS

Số hoàn thành

Tỉ lệ

1. Kết quả các môn học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Hoàn thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.Chưa hoàn thành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Năng lực

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.Chưa đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phẩm chất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chưa đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Ghi chú khi tổng hợp kết quả chất lượng GD tiểu học:  

- Những học sinh có từ 1 môn học chưa hoàn thành trở lên đều đánh giá là chưa hoàn thành.

   - Tỉ lệ học sinh hoàn thành = Số học sinh hoàn thành : Tổng số học sinh (và ngược lại khi tính tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành)

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

nguon VI OLET