ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BIÊN SOẠN

1. Bạch Thị Năm – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
2. Nguyễn Thị Hiên – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
3. Nguyễn Thị Nguyệt Nga – Giáo viên Địa lí, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội

CHỦ ĐỀ 9: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Mục tiêu
Kiến thức
Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế.
Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; thành tựu và thách thức của các nước thành viên.
Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong ASEAN.
Kĩ năng
Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế của các nước ASEAN.
Nhận xét các số liệu, tư liệu về kết quả phát triển kinh tế của các nước ASEAN.



I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
ĐÔNG NAM Á
Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á.
- Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền và phần hải đảo.
- Trên đất liền ở phía bắc giáp với Ấn Độ và Trung Quốc. Mặt còn lại giáp với biển và đại dương.
→ Đông Nam Á có vị trí địa – chính trị rất quan trọng, đây là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa lớn và cũng là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.
Đặc điểm tự nhiên
Đặc điểm
Đông Nam Á lục địa
(bán đảo Trung Ấn)
Đông Nam Á hải đảo
(quần đảo Mã Lai)

Địa hình
Chủ yếu là đồi núi, chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, cao nguyên thấp.
Thung lũng sông chia cắt địa hình.
Đồng bằng phù sa tập trung ven biển, hạ lưu sông.
Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa.

Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa, phía bắc Mi-an-ma và phía bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.
Nhiệt đới gió mùa và xích đạo.

Sông ngòi
Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn chảy theo hướng bắc – nam hoặc tây bắc – đông nam.
Nguồn cung cấp nước chính là mưa, chế độ nước theo mùa, có giá trị thủy điện, sông nhiều phù sa.
Sông nhỏ, ngắn, dốc.
Chế độ nước điều hòa, có giá trị thủy điện.

Cảnh quan
Rừng nhiệt đới ẩm.
Rừng rụng lá theo mùa.
Rừng thưa và xavan cây bụi.
Rừng nhiệt đới ẩm và xích đạo.

Khoáng sản
Than, sắt, thiếc,...
Dầu mỏ, khí tự nhiên, đồng,...






ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc → phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Có lợi thế về biển (tất cả các nước đều giáp biển, trừ Lào) → phát triển tổng hợp kinh tế biển.
- Diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lớn.
- Nằm trong vành đai sinh khoáng → nhiều loại khoáng sản.
Khó khăn
- Diện tích rừng đang bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng.
- Kề sát “vành đai núi lửa Thái Bình Dương” → nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,...
→ Vấn đề khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, phòng tránh, khắc phục thiên tai là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trong khu vực.
ĐÔNG NAM Á
Dân cư
- Đông Nam Á là khu vực đông dân, mật độ dân số cao (năm 2015 khoảng 632 triệu người, mật độ dân số khoảng 140 người/), tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, dân số trẻ, tăng nhanh
nguon VI OLET