SƠ LƯỢC DÂN CA MỘT SỐ VÙNG MIỀN VIỆT NAM
1. Dân ca Trung du và châu thổ Bắc Bộ
Dân ca vùng Trung du và châu thổ Bắc Bộ, có nhiều thể loại như: Hát Xoan, Hát Ghẹo, Hát Dô, Hát Chèo tầu, Hát Dậm, Ca trù, Chèo, Chèo Chải hê, Hát Ví, Hát Đúm, Hát Trống Quân, Cò lả, Xa mạc, Bồng mạc, Hát Quan Họ, Hát Văn, Hát Xẩm, Hát Ru...
Chúng tôi đã lựa chọn một số thể loại tiêu biểu cho các hình thức diễn xướng dân gian như:
+ Hát nghi lễ, tín ngưỡng: Hát Văn, Hát Dậm, Hát Chèo tầu, Hát Dô
+ Hát giao duyên (đối đáp): Hát Xoan, Hát Ghẹo, Hát Quan Họ, Hát Đúm, Hát Trống Quân, Hát Ví.
+ Hát thính phòng mang tính chuyên nghiệp: Ca trù
+ Kịch hát dân gian cổ truyền: Chèo
DỆT GẤM
Dân ca Trung du và Châu thổ Bắc bộ
2. Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc
- Miền núi Bắc Bộ là nơi tập trung khá nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Nơi đây có thể chia làm 2 khu vực: đó là khu vực miền núi Tây Bắc và khu vực miền núi Đông Bắc.
- ở Tây Bắc có hơn 20 dân tộc cùng chung sống tiêu biểu như: Thái, Mường, Hmông, Khơ-mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ, Lào, Cống, Mảng, Phù Lá, Kháng, Si La, Dao, Xinh Mun, La Ha...
- Đông Bắc tiêu biểu là các dân tộc: Hmông, Tày, Nùng, Dao, Thái, Giáy, Lự, Bố Y, Kháng, La Ha, La Chí, Phù Lá (Xá Phó), Hà Nhì, Mường, Sán Chay, Sán Dìu, Cao Lan, Hoa...
- Trong phần này, chúng tôi chỉ giới thiệu về dân ca của một số dân tộc ở khu vực miền núi phía Bắc là: Thái, Mường, Tày, Nùng, Hmông.
2.1. Dân ca Thái: dân ca Thái tiêu biểu là những điệu "Khắp" với giai điệu trong sáng giản dị và có nhiều thể loại như:
+ Hát tín ngưỡng
+ Hát mời
+ Hát giao duyên
+ Hát đồng dao
2.2. Dân ca Mường: khá phong phú và có nhiều thể loại trong đó có thể chia làm 4 thể loại chính:
+ Loại hát trai gái gồm có các loại: hát Rang, hát Ví, hát Ca.
+ Loại hát ru con
+ Hát Giáo bùa, phát rác
+ Hát Mo, hát Mỡi
2.3. Dân ca Tày: Dân ca Tày có nhiều loại: loại hát Lượn, hát Then, ngâm "phong sli" (còn gọi là ngâm thơ tình), hát Nàng lẩu (hay thơ lẩu), hát Nàng lùa"...trong mỗi loại hát trên lại có nhiều điệu khác nhau. Tuy nhiên khi nói đến dân ca Tày thì thể loại tiêu biểu là: hát Lượn và hát Then.
+ Hát Lượn: là một loại hát giao duyên hay hát trai gái
+ Hát Then: Là một loại hát tín ngưỡng mang tính chất tôn giáo
2.4. Dân ca Nùng: Do có nhiều nét gần gũi với dân tộc Tày nên trong văn hoá nghệ thuật của dân tộc Nùng cũng có nhiều điểm tương đồng với văn hoá Tày, đặc biệt trong phương diện âm nhạc, có nhiều loại hát của Nùng hoà nhập với nhau như hát đám cưới, hát chúc mừng. Trong âm nhạc Nùng, Sli và Lượn là hai thể loại phổ biến nhất.
+ Hát Sli: là một lối hát đối đáp lâu đời
+ Hát Lượn: hát Lượn của người Nùng có nhiều điệu khác nhau do ảnh hưởng các ngành (các nhóm sắc tộc)
2.5. Dân ca Hmông: Dân ca Hmông có giai điệu đằm thắm trữ tình quyến rũ, giàu tình cảm, bố cục chặt chẽ. Có lúc tâm tình thủ thỉ như lời bày tỏ tình yêu của đôi trai gái, khi thì sôi nổi rộn ràng.
+ Đa số các bài dân ca Hmông mang tính chất trữ tình, điển hình là các bài thuộc thể loại "khâu xìa plềnh" còn gọi là Tình ca.
+ Ngoài ra còn có loại hát Then, hát ru, hát chúc mừng...
MÙA XUÂN VỀ
Dân các các dân tộc miền núi phía Bắc
3. Dân ca Trung Bộ
3.1. Dân ca Bắc Trung Bộ:
Bắc Trung Bộ có nhiều vùng dân ca nổi tiếng với nhiều điệu Hò, điệu Lý, hát Ví, hát Dặm, hát ru, hát đồng dao- Dân ca Trung Bộ có thể chia làm ba vùng chính:
+ Thanh Hóa
+ Nghệ An - Hà Tĩnh (gọi tắt là Nghệ - Tĩnh)
+ Quảng Bình- Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế (gọi tắt là Bình - Trị -Thiên)
Dân ca Thanh Hóa: Dân ca Thanh Hóa có nhiều thể loại khác nhau nhưng nổi bật nhất là Hò Sông mã và hệ thống trò Xuân Phả, Đông Anh
+ Hò là thể loại dân ca nảy sinh trong lao động tập thể. Hò trong dân ca Thanh Hóa có hai phần: Phần hò và phần xô. (gắn với 2 con sông: sông Chu và sông Mã)
+ Hệ thống trò diễn Trò Xuân Phả, Đông Anh đã làm nên nét độc đáo cho dân ca Thanh Hoá.
Hầu hết các trò này bắt nguồn từ các hình thức cúng tế gắn với tín ngưỡng dân gian.
Qua quá trình phát triển chúng được nghệ thuật hoá thành những điệu ca múa và kịch hoá thành trò diễn. Trong các trò diễn có tích trò, múa và hát.
Dân ca Nghệ Tĩnh: Dân ca Nghệ Tĩnh cũng vô cùng phong phú với nhiều thể loại: Hát Ví, hát Dặm, Hò, Vè, hát ru. Đặc biệt nhất là Ví và Dặm
+ Hát Ví: là thể loại dân ca trữ tình. Ví của Nghệ Tĩnh thường dành riêng cho nam nữ hát đối đáp, giao duyên. Khi hát được chia thành hai nhóm nam và nữ để bày tỏ tâm sự và cũng là để thi thố tài năng.
Người dân có thể vừa lao động vừa hát Ví
Khi hát kết thành bạn, thành phường nên gọi là Ví phường vải, Ví phường cấy, Ví phường nón, Ví đò đưa, Ví hái củi.
+ Hát Dặm: Hát Dặm rất phổ biến trong nhân dân lao động Nghệ Tĩnh. Mỗi bài Dặm gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn được gọi là một khổ. Mỗi khổ Dặm cổ có 5 câu thơ, m?i câu 5 chữ, câu thứ 5 nhắc lại câu thứ tư nhưng có biến hóa. Dặm khỏe khoắn, dứt khoát, sôi n?i
Dân ca Bình - Trị - Thiên: Dân ca Bình Trị Thiên là một kho tàng với nhiều thể loại Hò, Vè, Lý, Hát ru, Đồng dao.Đặc sắc nhất là Hò và Lý.
+ Hò: Căn cứ vào đặc điểm lao động và môi trường diễn xướng, người ta chia Hò thành hai loại: Hò trên cạn và Hò sông nước.
+ Lý: Lý thường được hát trong lúc nghỉ ngơi, giải trí, dùng để diễn tả tâm tư, nỗi niềm, là loại hát tâm tình của người lao động Trung Bộ và Nam Bộ, không mang tính đối đáp như Hò.
MỜI TRẦU
Dân ca NGHỆ AN
3.2. Dân ca Nam Trung Bộ:
Giống như dân ca Bắc Trung Bộ, các thể loại Hò, Vè, Lý ở Nam Trung Bộ rất phổ biến.
Hò của Nam Trung Bộ phong phú với đủ các thể loại hò sông nước và hò trên cạn: Hò kéo lưới, Hò giựt chì, Hò đi cấy, Hò xay lúa...
Lý của Nam Trung Bộ gần gũi với Lý Bình - Trị - Thiên song số lượng bài bản nhiều hơn và có sự mộc mạc, hồn nhiên hơn: Lý hái dâu, Lý đi chợ, Lý vãi chài, Lý bắt bướm, Lý quân canh.
Dân ca Chăm: Dân ca Chăm có cấu trúc chặt chẽ, gọn gàng; phổ biến là thể loại hát giao duyên với tính chất trong sáng, hồn nhiên. Cũng có những làn điệu mang âm điệu trữ tình, đằm thắm gần gũi với dân ca người Việt.
3.3 Dân ca Khơ-me Nam Bộ
Kho tàng dân ca Khơ-me Nam Bộ phong phú với đủ các thể loại dân ca sinh hoạt và dân ca nghi lễ phong tục: hát ru, hát đồng dao, chèo thuyền, đâm cá sấu, đi săn, đuổi chim, giã gạo, Phong phú nhất là những bài hát huê tình (giao duyên), được hát khi đi cấy, đi gặt, lúc bơi thuyền, chèo ghe hoặc trong các dịp lễ hội vui chơi.

4. Dân ca Tây Nguyên
- Cũng như các vùng miền khác ở Việt Nam, trong dân ca Tây Nguyên gồm có nhiều thể loại như: hát giao duyên, hát ru, hát đồng dao. Ngoài ra ở đây còn có thể loại hát khá đặc biệt là hát kể chuyện trường ca (còn gọi là hát Khan hay kể Khan).
- Khi nói đến dân ca Tây Nguyên là nói đến dân ca của tất cả các tộc người sinh sống trên dải đất Tây Nguyên. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi giới thiệu dân ca của một số dân tộc ở Tây Nguyên như: Dân ca Gia-rai, Dân ca Ê-đê, Dân ca Ba-na, Dân ca Ra-glai, Dân ca Cơ-ho, Dân ca Xơ-đăng.
BÓNG EM
dân ca Tây Nguyên
5. Dân ca Nam Bộ
- Dân ca Nam Bộ của người Việt rất quen thuộc là những điệu Hò và nhất là những điệu Lý (Lý Nam Bộ).
- Hò Nam Bộ có thể chia làm 2 loại: Hò trên sông nước và Hò trên cạn.
+ Hò trên sông nước: Trong điệu hò có phần kể (lớp mái) và phần xô (lớp trống) đan xen nhau. Cũng có điệu hò không có phần xô mà chỉ là các mái nối tiếp nhau, có điệu không có xướng và xô mà chỉ diễn xướng tự do, đơn lẻ (gọi là hát mái một): hò Đồng Tháp, hò Bến Tre, hò Trà Vinh
+ Hò trên cạn: Loại hò này được tạo ra từ môi trường lao động sản xuất để người ta quên đi nỗi nhọc mệt khi làm việc, như: Hò cấy lúa, Hò xay lúa, Hò mái ổ, Hò giọng đồng.
Các điệu Lý: Lý là những khúc hát bình dân chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ. Lý được sáng tác từ các câu ca dao nên kho tàng các bài Lý nhiều vô kể. Các bài Lý gần như là một ca khúc hoàn chỉnh, ngắn gọn, xúc tích, mỗi bài là một đường nét giai điệu khác nhau. Có thể nói Lý là những khúc hát rất giản dị, chân thật, hài hòa. Mỗi làn điệu Lý có phong vị độc đáo, có dáng dấp riêng và thể hiện sự tài ba trong thể hiện nội dung từ những câu ca dao lục bát: Lý cây bông, Lý con sáo, Lý cây chanh, Lý con cua, Lý con chuột, Lý con mèo, Lý chim chuyền, Lý con sáo, Lý con quạ, chuồn chuồn...
Ngoài Hò và Lý, Nam Bộ còn có rất nhiều thể loại dân ca mà người Việt đã sáng tạo ra như: Hát ru (Hát đưa em, hát ru con); Hát huê tình còn gọi là hát giao duyên; Nhạc cổ Nam Bộ là để gọi chung nhạc lễ và ca nhạc tài tử hay gọi là đờn ca tài tử; Hát sắc bùa; Hát đồng dao.
Lí CÂY BÔNG
Dân ca Nam Bộ

Chuyên đề kết thúc







*** XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ
ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!
nguon VI OLET