Chương trình LUYỆN THI ĐẠI HỌC 2013

Tổ Hóa : CLB gia sư Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

BÀI GIẢNG :KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI MUỐI

Biên soạn : Nguyễn Anh Phong

 

A.LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

 

Bước 1 : Tính tổng số mol anion ()

Bước 2 : Áp dụng quy tắc (Kim loại nào mạnh thì lấy anion trước )

Bước 3 : Có thể cần dùng tới BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH HOẶC KHỐI LƯỢNG

 

B.BÀI TẬP VẬN DỤNG

 

Câu 1: Hoà tan 5.4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 10.95 B. 13.20 C. 13.80 D. 15.20

Có ngay

 

Câu 2 Nung một thanh Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng thanh tăng 11,6 gam. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

A. 6,96gam                   B. 21 gam                   C. 20,88gam                      D. 2,4gam

Có ngay

 

Câu 3:  Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 900ml dung dịch AgNO3 1M . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. m có giá trị là

A. 97,2. B. 98,1. C. 102,8. D. 100,0.

Có ngay  

 

Câu 4: Cho 300 ml dung dịch AgNO3 vào 200 ml dd Fe(NO3)2 sau khi phản ứng kết thúc thu được 19,44 gam chất rắn và dd X trong đó số mol của Fe(NO3)3 gấp đôi số mol của Fe(NO3)2 còn dư. Dung dịch X có thể tác dụng tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp bột kim loại gồm Al và Mg có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 3 ?

A. 11,88 gam. B. 7,92 gam. C. 8,91 gam. D. 5,94 gam.

Có ngay

 

 

 

Câu 5: Cho 0,96 gam bột Mg vào 100 ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,2 M. Khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dd B. Sục khí NH3 dư vào B, lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được chất rắn có khối lượng là

A. 1,2 gam B. 1,6 gam C. 1,52 gam D. 2,4 gam

Có ngay

 

 

Câu 6: Hoà tan 5.4 gam bột Al vào 150 ml dung dịch A chứa Fe(NO3)3 1M và Cu(NO3)2 1M. Kết thúc phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là

A. 10.95 B. 13.20 C. 13.80 D. 15.20

 

Có ngay

 

Câu 7: Cho m(g) Mg vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 và 0.25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 19,44g kết tủa và dung dịch X chứa 2 muối. Tách lấy kết tủa, thêm tiếp 8,4g bột sắt vào dd X, sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được 9,36g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 4,8g                    B. 4,32g                        C. 4,64g                               D. 5,28g

 

Câu 8: Cho m (g) bột Fe vào 100ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 3M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối . Giá trị của m là

A. 5,6 B. 16,8 C. 22,4 D. 6,72

 

 

Câu 9 Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

A. 2,80.     B. 2,16.    C. 4,08.    D. 0,64.

 

Câu 10 Cho 4,8 gam Mg vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Giá trị của m là

 A. 34,9.   B. 25,4.  C. 31,7.  D. 44,4.

 

Câu 11 Cho 0,01 mol Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,025 mol AgNO3, sau phản ứng thu được chất rắn X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là (Cho Fe = 56, Ag=108, N=14, O=16)

A. 2,11 gam.  B. 1,80 gam.  C. 1,21 gam.  D. 2,65 gam.

 

Câu 12 Cho m(gam) kim loại Fe vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và  Cu(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch X. Giá trị của m là

A. 6,72.   B. 2,80.  C. 8,40.  D. 17,20.

 

Câu 13 Cho m (g) bột Fe vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g  chất rắn. Giá trị của m là

A. 11,2.        B. 16,8.             C. 8,4.     D. 5,6.

 

Câu 14 Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng :

A. 0,3.    B.  0,2.  C.  0,4.  D.  0,0.

 

Câu 15 Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 6,40.    B. 16,53.    C. 12,00.    D. 12,80.

 

Câu 16 Cho hỗn hợp bột gồm 2,7gam Al và 5,6gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Gía trị của m là :

A. 59,4.  B. 64,8.  C. 32,4.  D. 54.

 

Câu 17 Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là

A. 56,37%.    B. 64,42%.    C. 43,62%.    D. 37,58%.

 

Câu 18 Cho hỗn hợp rắn A gồm 5,6 gam Fe 6,4 gam Cu tác dụng với 300 ml dung dch AgNO3 2M khi phn ng hoàn toàn khối lượng cht rắn thu được là

A. 21,6 gam.  B. 43,2 gam.  C. 54,0 gam.  D. 64,8 gam.

 

Câu 19 Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,8.    B. 1,5.    C. 1,2.    D. 2,0.

 

Câu 20 Dung dch X có chứa AgNO3  và Cu(NO3)2  có cùng nồng độ. Thêm một ng hỗn hp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe vào 100 ml dung dịch X cho ti khi phn ứng kết thúc thu đưc cht rn Y gồm 3 kim loi. Cho Y vào HCl gii phóng 0,07 gam khí. Nồng đ mol/lít ca hai muối là

A. 0,30.  B.   0,40 .  C. 0,63.  D. 0,42.

Câu 21: Cho 11,20 gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,25M và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 12,00 B. 8,00 C. 6,00 D. 5,60

 

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1:  Hỗn hợp gồm 0,02mol Fe và 0,03 mol Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa đồng thời x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 tạo ra 6,44g rắn. x và y lần lượt có giá trị là:

A. 0,05 và 0,04.     B. 0,03 và 0,05. 

 C. 0,01 và 0,06.    D. 0,07 và 0,03.

Câu 2:  Hòa tan một hỗn hợp chứa 0,1 mol Mg và 0,1 mol Al vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,35 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng (gam) chất rắn thu được là

A. 21,6.  B. 37,8.  C. 42,6.  D. 44,2.

Câu 3:  Cho 4,8g Mg vào dung dịch chứa 0,02 mol Ag+, 0,15mol Cu2+. Khối lượng chất rắn thu được là

A. 11,76.   B. 8,56.  C. 7,28.  D. 12,72.

Câu 4:  Cho 2,24g Fe vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M. Khuấy đều cho đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng (gam) chất rắn thu được là

A. 4,080.   B. 1,232.  C. 8,040.  D. 12,320.

Câu 5:  Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)20,1 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng (gam) chất rắn thu được là

A. 6,4.    B. 10,8.  C. 14,0.  D. 17,2.

Câu 6:  Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng (gam) sắt đã phản ứng là

A. 1,40.     B. 2,16.    C. 0,84.    D. 1,72.

Câu 7:  Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng (gam) các muối trong X là

A. 13,1.     B. 17,0.    C. 19,5.    D. 14,1.

Câu 8:  Cho hh gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

 A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2   B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và Zn(NO3)2   D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Câu 9:  Cho hh bột gồm 0,48 g Mg  và 1,68 g Fe vào dung dịch CuCl2, rồi khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,12 g phần không tan X. Số mol CuCl2 tham gia phản ứng là

A. 0,03.  B. 0,05.  C. 0,06.  D. 0,04.

Câu 10:    Cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 2,8 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 43,2.  B. 48,6.  C. 32,4.  D. 54,0.

Câu 11:    Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng hết với 200 ml dung dịch CuSO4 đến khi phản ứng kết thúc, thu được 12,4 gam chất rắn Z và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc và nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam hỗn hợp gồm 2 oxit. Khối lượng (gam) Mg và Fe trong X lần lượt là:

 A. 4,8 và 3,2.   B. 3,6 và 4,4.    C. 2,4 và 5,6.     D. 1,2 và 6,8.

Câu 12:    Cho 9,7 gam hỗn hợp X gồm Cu và Zn vào 0,5 lít dung dịch FeCl3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 1,6 gam chất rắn Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 loãng không thấy khí bay ra. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 xM trong H2SO4. Giá trị của x là 

A. 0,250.       B. 0,125.  C. 0,200.  D. 0,100.

Câu 13:    Cho m (g) hỗn hợp Y gồm 2,8g Fe và 0,81g Al vào 200ml dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Khi phản ứng kết thúc được dung dịch Z và 8,12g rắn T gồm 3 kim loại. Cho rắn T tác dụng với dung dịch HCl dư thì được 0,672 lít H2(đktc). Nồng độ mol (M)các chất trong dung dịch X lần lượt là:

A. 0,15 và 0,25. B. 0,10 và 0,20. C. 0,50 và 0,50. D. 0,05 và 0,05.

Câu 14:    Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là:

A. Al, Cu, Ag.    B. Al, Fe, Cu.   C. Fe, Cu, Ag.   D. Al, Fe, Ag.

Câu 15:    Cho 2,4g Mg và 3,25g Zn tác dụng với 500ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 26,34g hỗn hợp Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dd HCl được 0,448lít H2(đktc). Nồng độ mol (M) các chất trong dd X lần lượt là:

A. 0,44 và 0,04.  B. 0,03 và 0,50. C. 0,30 và 0,50. D. 0,30 và 0,05.

Câu 16:    Cho hỗn hợp chứa 0,05 mol Fe và 0,03 mol Al tác dụng với 100 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Sau phản ứng thu được chất rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,035 mol khí. Nồng độ mol (M) của mỗi muối trong Y là

A. 0,30.   B. 0,40.  C. 0,42.  D. 0,45.

Câu 17:    Một hỗn hợp X gồm Al và Fe có khối lượng 8,3g. Cho X vào 1 lít dung dịch A chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc được rắn Y và dung dịch Z đã mất màu hoàn toàn. Y hoàn toàn không tan trong dung dịch HCl. Khối lượng (gam) của Y là             

A. 10,8.   B. 12,8.  C. 23,6.  D. 28,0.

Câu 18:    Cho 0,03 mol Al và 0,05mol Fe tác dụng với 100ml dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,12 g rắn Z gồm 3 kim loại. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2(đktc). Nồng độ mol (M)các chất trong dung dịch X lần lượt là:

A. 030 và 0,50.   B. 0,30 và 0,05. C. 0,03 và 0,05.  D. 0,30 và 0,50.

Nguyễn Anh Phong

Tổ trưởng : Tổ hóa CLB gia sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội

nguon VI OLET